Tiết 59: Ôn tập Tiếng Việt

1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

a. Kiến thức:

- Hệ thống hoá những kiến thức Tiếng Việt đã học ở HKI về từ ghép , từ láy, đại từ quan hệ từ

b. Kĩ năng:

- Luyện tập các kĩ năng , tổng hợp về giải nghĩa từ , sử dụng từ để nói và viết.

c. Thái độ:

- HS tích cực ôn tập thi HKI.

- Yêu thích vốn ngôn từ Tiếng Việt.

2. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.

- Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4136 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 59: Ôn tập Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập về điệp ngữ và chơi chữ. - Điệp ngữ là gì? Cho ví dụ ? - Chơi chữ là gì? Cho ví dụ ? - Tác dụng của điệp ngữ và chơi chữ? Hoạt động 7: Luyện tập. BT 1: Nhóm 1,2. BT 3: Nhóm 3. BT 4: Nhóm 4. BT 2: Nhóm 5,6. GV hướng dẫn HS thảo luận và trình bày. I/ Nội dung ôn tập: 1.Từ phức : Là từ gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau. -Có 2 loại: từ láy và từ ghép. - Từ láy có 2 loại: láy bộ phận – láy toàn bộ. 2.Đại từ : Là những từ dùng để chỉ sự vật , hoạt động , tính chất…hoặc dùng để hỏi . --Có 2 loại đại từ : Đại từ dùng để chỉ. Đại từ dùng để hỏi. 3. Quan hệ từ : Là những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ , các thành phần của câu hoặc câu với câu trong đoạn văn trong bài. 4. Từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa , từ đồng âm: a. Từ đồng nghĩa : Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có hai loại từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa hoàn toàn . Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. b. Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. c. Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. =>Cơ sở chung để chúng ta tìm hiểu về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm là quan hệ so sánh về ý nghĩa. *Giống nhau về ý nghĩa, khác nhau về vỏ ngữ âm : từ đồng nghĩa *Khác nhau về ý nghĩa, khác nhau về vỏ ngữ âm : từ trái nghĩa *Khác nhau về ý nghĩa, giống nhau về vỏ ngữ âm :từ đồng âm. 5.Thành ngữ : -Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. -Đặc điểm về ý nghĩa của thành ngữ : +Có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó. +Có thể thông qua nghĩa bóng xác định được từ nghĩa đen. -Vai trò NP của thành ngữ : +Làm CN, VN trong câu. +Làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ. 6.Điệp ngữ và chơi chữ : A/.Điệp ngữ : -Là từ ngữ được lặp lại nhiều lần để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. B/. Chơi chữ : -Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…làm câu văn hấp dẫn và thú vị. -Biết sử dụng điệp ngữ và chơi chữ một cách hợp lý sẽ làm cho câu văn, câu thơ hàm xúc, dí dỏm, có duyên. II/ Luyện tập: 1). Xác định từ ghép và từ láy trong đoạn văn “Cốm là thứ quà riêng biệt…..lễ nghi” (Một thứ quà của lúa non :Cốm –Thạch Lam) *Từ ghép :riêng biệt, đất nước, hương vị, giản dị , thanh khiết, đồng quê, nội cỏ, đầu tiên, tơ hồng, trong sạch, trung thành, lễ nghi… *Từ láy :bát ngát, mộc mạc, vương vít. 2). Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ : đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm. 3). Bài tập 6 sgk/193. Thành ngữ thuần Việt: - Trăm trận trăm thắng. - Nửa tin nửa ngờ. - Lá ngọc cành vàng. - Nam mô một bồ dao găm. 4). Bài tập 7 sgk/194. -Đồng ruộng mênh mông và vắng lặng -> đồng không mông quạnh. -Phải cố gắng đến cùng -> còn nước còn tát. -Làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái -> con dại cái mang. -Giàu có nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì -> giàu nứt đố đổ vách, của ăn của để, 4.4) Củng cố, luyện tập: - Từ “cổ” trong các từ sau, từ nào không có nghĩa là “ xưa”? Cổ tay. Cổ thụ. Cổ kính. Cổ tích. 4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà: - Học các nội dung ôn tập. - Hoàn chỉnh các bài tập phần luyện tập. -Soạn: Oân tập tác phẩm trữ tình. + Sắp xếp các tác phẩm, tác giả cho hợp lí. + Xem lại nội dung tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong các tác phẩm. + Tác phẩm trữ tình là gì? 5. Rút kinh nghiệm: Tiết: 62 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT Ngày dạy: 1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh a. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về từ Tiếng Việt. - Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. b. Kĩ năng: Luyện tập các kĩ năng viết đúng chính tả và phát âm đúng. c. Thái độ: Yêu thích vốn ngôn từ Tiếng Việt. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ. Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 4.2) Kiểm tra bài cũ: Không 4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1 :GV cho HS đọc lại một bài làm văn của mình và sửa các lỗi saimà GV gạch dưới. Chú ý các lỗi sai về âm, chính tả, tính chất ngữ pháp, sắc thái biểu cảm … Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả. BT a: Nhóm 1,2. BT b: Nhóm 3,4 BT c: Nhóm 5,6 GV hướng dẫn HS thảo luận và trình bày. GV hướng dẫn HS đặtcâu với các từ: giành/ dành; tắt/ tắc. Hoạt động 3: GV đọc để HS viết chính tả và sửa chữa các lỗi sai. -Viết đúng tiếng có : +Các phụ âm cuối dễ mắc lỗi : c/ t, n/ ng. +Các dấu thanh dễ mắc lỗi : ?/ ~ +Các nguyên âm dễ mắc lỗi: i/ iê, o/ ô +Các phụ âm đầu dễ mắc lỗi : v/ d I/ Nội dung luyện tập: 1. Sửa lỗi sai ở bài TLV. 2. Làm bài tập chính tả. a. Điền vào chỗ trống. + Xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử. + Tiểu sử, tiễu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu. + Chung sức, trung thành, thuỷ chung, trung đại. + Mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng. b. Tìm từ. + Cá chép, cá chạch, cá chim, cá chuồn, cá chuối. + Cá trê, cá trào, cá tra, cá trích, cá trèn. -Ngủ, nhảy, trồng trỉa, bỡ ngỡ. -Giả dối, giết hại, ra dấu. c/. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn. -Dân tộc ta đã giành chiến thắng vẻ vang. -Phần thưởng này còn dành cho mẹ. -Tắc : nguyên tắc, bế tắc, tấm tắc, tắc xi. -Tắt : tắt lửa, viết tắt, đi tắt, tóm tắt.. 3. Sổ tay chính tả. a.Các tiếng chúa dấu hỏi, ngã. + Giải hoà, giải phẫu, giải nghĩa, chú giải. + Lỗ mãng, lời lẽ, lởm chởm, bay bổng, bẻn lẻn, trống rỗng, trồng tỉa, trúng tuyển, truyền nhiễm, tủm tỉm. b. Các tiếng mắc lỗi: c / t, n / ng, o / ô, ă / â. + Thướt tha, nhút nhát, mất mát, giải khát, trói buộc, đề bạt, lượm lặt, đậm đặc. + Chong chóng, chòm xóm, dã man, man mác, ngắt quãng, tuyên dương. 4.4) Củng cố, luyện tập: - Trong các từ sau đây, từ nào sai chính tả? A. Trí tuệ. B. Trìu mến. C. Đắn đo. * D. Trớ triêu. 4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà: - Xem và sửa các lỗi chính tả. - Tập viết đoạn văn, chú ý sửa các lỗi sai đã gặp. - Chuẩn bị thi HKI. + Xem lại các bài đã học, các bài ôn tập Văn, Tiếng Việt, TLV. 5. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Kiểm Tra Học Kì I Truền Tuần: 18 Tiết: 71,72 Ngày dạy: I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Bài kiểm tra tổng hợp cuối HKI nhằm đánh giá HS ở các phương điện sau : Đánh giá việc nắm các nội dung cơ bản của cả 3 phần trong sgk ngữ văn 7, tập 1 Xem xét sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phần Văn, Tiếng Việt và Tập Làm Văn của môn học Ngữ văn trong một bài kiểm tra. Đánh giá năng lực vận dụng phương thức tự sự nói riêng và các kĩ năng tập làm văn nói chung để tạo lập một bài viết. Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. II/ Trọng tâm: Kiểm tra, đánh giá năng lực làm bài của HS. III/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. IV/ Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm 3) Bài mới: Kiểm tra HKI Đáp án: I Phần trắc nghiệm ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. II/ Phần tự luận : A/ Đúng thể loại văn biểu cảm. Trình bày được cảm xúc sâu sắc , chân thực của bản thân về nội dung đã cho . Ít sai chính tả dùng từ … Kết hợp yếu tố tự sự , miêu tả hợp lí Diễn đạt trong sáng , câu văn sinh động , gợi cảm B/ Dàn ý : 1/ Mở bài: ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. 2/ Thân bài: ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. 3/ Kết bài: ( 0,5đ) ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………… 4. Củng cố : Nhắc học sinh xem lại bài 5. Dặn dò : - Xem lại bài - Chuẩn bị : “Tục ngữ về thiên nhiên – lao động sản xuất” (Sgk – tập 2) Kiểm tra HKI ( PGD ra đề) V/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 18.doc
Giáo án liên quan