Chuyên đề: Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả ở môn Ngữ văn - Trường THCS Ngọc Đông

1. Cơ sở lí luận:

 Mục tiêu giáo dục phổ thông được ghi trong Luật Giáo dục là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

 Môn Ngữ văn trang bị cho học sinh những tri thức khái quất cơ bản, hiện đại và phổ thông đồng thời rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản. Đây là môn học có lợi thế trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện con người nói trên, nhất là giáo dục nhân văn, bồi dưỡng các năng lực thẩm mĩ, làm giàu cho tâm hồn học sinh.

 Dạy học theo hướng chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh là: giáo viên dẫn dắt, tổ chức cho học sinh hoạt động một cách tích cực để từ đó có nhận thức cũng như phát huy vai trò chủ thể, tích cực sáng tạo trong quá trình học. Tăng cường sự tham gia của người học, tạo môi trường để học sinh tích cực tranh luận, cọ xát ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình. Tạo điều kiện để học sinh cùng suy nghĩ, tranh luận, nghiên cứu chứ không phải ghi nhớ, tái hiện kiến thức có sẵn. Học sinh biết chủ động vận dụng kiến thức để thực hành có hiệu quả.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả ở môn Ngữ văn - Trường THCS Ngọc Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo dục và Đào tạo Mỹ Xuyên Trường THCS Ngọc Đông Tổ: Văn-Sử ********************* CHUYÊN ĐỀ: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM CÓ HIỆU QUẢ Ở MÔN NGỮ VĂN. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được các cấp quản lí giáo dục, đội ngũ giáo viên quan tâm và thực hiện. Cũng nhằm nâng cao chất lượng dạy – học các môn trong tổ Văn-Sử-GDCD, hôm nay tôi xin giới thiệu một phương pháp dạy học theo hướng chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh đó là hoạt động nhóm. Dạy học là công việc khó, nhất là dạy văn hay sử. Nhưng có lẽ cái khó nhất là chọn được phương pháp dạy học vừa phù hợp đối tượng học sinh vừa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới PPDH để mang lại hiệu quả. Đó là nghệ thuật riêng của mỗi một giáo viên. Không có một phương pháp nào là tối ưu cả, vấn đề là giáo viên biết kết hợp, vận dụng một cách linh hoạt, hợp lí trong điều kiện của bản thân, của đơn vị và đối tượng học tập. II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận:  Mục tiêu giáo dục phổ thông được ghi trong Luật Giáo dục là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Môn Ngữ văn trang bị cho học sinh những tri thức khái quất cơ bản, hiện đại và phổ thông đồng thời rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản. Đây là môn học có lợi thế trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện con người nói trên, nhất là giáo dục nhân văn, bồi dưỡng các năng lực thẩm mĩ, làm giàu cho tâm hồn học sinh. Dạy học theo hướng chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh là: giáo viên dẫn dắt, tổ chức cho học sinh hoạt động một cách tích cực để từ đó có nhận thức cũng như phát huy vai trò chủ thể, tích cực sáng tạo trong quá trình học. Tăng cường sự tham gia của người học, tạo môi trường để học sinh tích cực tranh luận, cọ xát ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình. Tạo điều kiện để học sinh cùng suy nghĩ, tranh luận, nghiên cứu chứ không phải ghi nhớ, tái hiện kiến thức có sẵn. Học sinh biết chủ động vận dụng kiến thức để thực hành có hiệu quả. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều bất cập và khó khăn khiến hiệu quả chưa cao: Việc trang bị cho giáo viên những tri thức và kĩ năng về đổi mới phương pháp dạy học chưa đáp ứng với những yêu cầu của thực tiễn dạy học bộ môn. Một số giáo viên chưa hiểu thấu đáo các cơ sở khoa học của phương pháp, nội dung, bản chất của phương pháp, khả năng ứng dụng và cách vận dụng một số phương pháp đặc thùVì vậy, một số giáo viên vẫn duy trì lối dạy học truyền thụ tri thức một chiều hoặc thiên về thông báo giảng giải và minh họa kiến thức; coi nhẹ rèn luyện kĩ năng; coi trọng tri thức tái hiện mà xem nhẹ tri thức sáng tạo, không giúp cho học sinh có được các cơ hội  phát huy vai trò chủ thể, năng lực nhận thức trong quá trình học. Qua cách truyền thụ kiến thức như trên đa số các em học sinh đều rất thụ động trong tiết học. Các em không có dịp bày tỏ chính kiến của mình trước một vấn đề có nhiều chiều hướng. Lớp học không sinh động, học sinh không cảm thấy hứng thú từ đó chất lượng học tập của học sinh không cao. Tất cả những bài văn đa số đều mang tính khuôn mẫu, thiếu tính sáng tạo. Đó là nguyên nhân cơ bản đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải lực chọn phương pháp hợp lý cho bộ môn mình giảng dạy. Nhằm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 theo chủ đề của Bộ GD&ĐT : mỗi giáo viên và cán bộ quản lý phải thực hiện một phương pháp đổi mới trong phương pháp giảng dạy và quản lý. Hôm nay tôi xin trình bày một phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực đó chính là hoạt động nhóm trong bộ môn Ngữ văn. Qua đó nhằm phát huy vai trò học tập của người học. 3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học theo nhóm: 3.1 Phương pháp dạy theo nhóm: Tiến trình làm việc theo nhóm trải qua các bước sau đây: 3.1.1. Làm việc toàn lớp: a. Trước hết giáo viên nêu chủ đề cần tìm hiểu: đó là những vấn đề lớn, có nhiều nội dung cần tìm hiểu. Giáo viên cần gợi ra cho học sinh thấy những khó khăn về lí luận hay thực tiễn mà các em cần phải vượt qua, trải qua quá trình tích cực suy nghĩ. Giáo viên cũng có thể dựa vào bố cục của một dàn bài ôn tập, một bài tập làm văn hay bố cục từng phần của một văn bản để nêu nội dung mà học sinh cần tìm. Ví dụ: khi dạy bài chương trình địa phương giáo viên yêu cầu học sinh cần tìm các phương ngữ ở các vùng miền Bắc, Trung, Nam. Khi dạy bài Nghị luận một sự việc hiện tượng đời sống giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn những vấn đề tiêu biểu ngay tại địa phương mình để phản ảnh qua nội dung bài viết. b. Xác định nhiệm vụ cho các nhóm: đây là bước mà giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm thực hiện. Ví dụ: khi dạy bài chương trình địa phương ( Tiết 63- Ngữ văn 9) Giáo viên sẽ giao học sinh tìm các từ địa phương ở từng vùng miền khác nhau + Nhóm 1-2: Tìm các phương ngữ Bắc bộ. + Nhóm 3-4: Tìm các phương ngữ Trung Bộ. + Nhóm 5-6: Tìm các phương ngữ Nam Bộ. Hay khi dạy bài " Nghị luận một sự việc hiện tượng đời sống " ( tiết 99 - Ngữ văn 9) giáo viên yêu cầu các nhóm cần thực hiện nhiệm vụ sau: + Nhóm 1-2: Trình bày về tệ nạn thuốc lá. + Nhóm 3-4: Trình bày về tệ nạn ma túy. + Nhóm 5-6: Trình bày về rác thải và môi trường sống. + Nhóm 7-8: Trình bày về tấm gương vượt khó học tốt. c. Thành lập nhóm: sau khi đã tiến hành nêu nội dung cần thực hiện, giáo viên tiến thành chia nhóm. Thông thường mỗi nhóm có 04 học sinh cả lớp có thể 7,8 hoặc 9 nhóm. Mỗi nhóm sẽ có một nhóm trưởng, nhóm trưởng là người năng động và học tốt bộ môn ngữ văn 3.1.2. Làm việc theo nhóm: a. Chuẩn bị chỗ làm việc: hai em học sinh ngồi bàn trên sẽ xoay xuống ngồi đối mặt với hai học sinh ngồi ở bàn sau. b. Lập kế hoạch làm việc: Nhóm trưởng lập kế hoạch nêu nhiệm vụ( Nhóm cần giải quyết vấn đề gì? Phạm vi tìm kiêm ở đâu?...), nhóm trưởng cũng có thể giao nhiệm vụ cho từng thành viên nhóm mình phụ trách. c. Thỏa thuận quy tắc làm việc: sau khi giao nhiệm vụ nhóm trưởng sẽ quy định thời gian, ai tổng hợp, ai trình bày trước lớp. d. Tiến hành giải quyết nhiệm vụ. e. Chuẩn bị báo cáo kết quả: sau khi nhóm đã thống nhất ý kiến, thư kí nhóm bắt đầu ghi tổng hợp ý và đọc lại, bổ sung ý chuẩn bị cho phần trình bày. Trong khi nhóm hoạt động giáo viên cần quan sát đôn đốc, nhắc nhở những nhóm không hoạt động tích cực. Hướng dẫn, hỗ trợ những nhóm còn gặp những khó khăn khi giải quyết vấn đề. Đồng thời giáo viên cũng nhắc nhở thời gian để làm chủ được thời gian tiết dạy hợp lý. 3.1.3. Làm việc toàn lớp: a. Các nhóm trình bày kết quả mà nhóm đã tìm được. b. Bổ sung, có ý kiến từ những nhóm khác. c. Giáo viên tóm gọn vấn đề, đánh giá kết quả chung: cần tuyên dương, phê bình, khen ngợi cho điểm những nhóm tích cực, hay chưa tích cực, những cá nhân nhiệt tình, nhìn nhận vấn đề hay hoặc những học sinh còn chưa quan tâm sâu đến vấn đề đang giải quyết. 3.2. Một số kĩ thuật dùng trong phương pháp dạy học nhóm: 3.2.1. Kĩ thuật khăn phủ bàn: a. Mục tiêu: - Kích thích thúc đẩy HS tham gia tích cực. - Tăng cường tính độc lập từng cá nhân khi hoạt động trong nhóm. - Tương tác giữa HS với HS trong nhóm. Sự phối hợp cá nhân và làm việc nhóm tạo cơ hội học tập lẫn nhau. b. Cách tiến hành: - Chia học sinh thành nhóm và phát mỗi nhóm 1 tờ giấy A0. - Chia giấy A0 thành các phần, mỗi HS ngồi vào vị trí tương ứng với khung vừa chia. - Mỗi cá nhân làm việc độc lập và viết vào phần giấy của mình. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào khung chính giữa tờ giấy A0. - Đưa kết quả ra trước lớp. Các nhóm khác cùng nhận xét, bổ sung. GV tóm ý, đánh giá kết quả. 3.2.2. Kĩ thuật mảnh ghép: a. Mục tiêu: - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp. - Kích thích sự tham gia tích cực của HS. - Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. - Tăng cường tính độc lập và trách nhiệm cá nhân. b. Cách tiến hành: * Giai đoạn 1: Nhóm chuyên sâu: - Mỗi nhóm từ 3-6 HS, được giao nhiệm vụ, tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu một vấn đề, một nội dung học tập khác nhau liên quan chặt chẽ nhau. - Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên đều nắm vấn đề và có thể trình bày. Mỗi HS trở thành một chuyên gia về lĩnh vực tìm hiểu. * Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép: - Sau khi hoàn thành nhiệm vụ 1, mỗi HS từ các nhóm chuyên sâu khác nhau hợp lại thành một nhóm mới, gọi là nhóm mảnh ghép. - Từng HS ở nhóm chuyên sâu trong nhóm mãnh ghép trình bày lại nội dung tìm hiểu, đảm bảo các thành viên nhóm mảnh ghép nắm nội dung nhìn một bức tranh tổng thể. - Sau đó giao nhiệm vụ mới cho nhóm mảnh ghép: Khái quát, tổng hợp tìm hiểu từ nhóm chuyên sâu. * Lưu ý: cách thực hiện này mất nhiều thời gian và khó thực hiện hoạt động nhóm khi day bài mới. Có thế áp dụng ở giờ dạy ôn tập hay hoạt động ngoại khóa. III- KẾT LUẬN: Qua việc dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm tôi nhận thấy HS có sự hoạt động tích cực hơn rất nhiều so với trước đó. Các em đều năng động phát biểu và xây dựng bài nhiều hơn. Việc soạn bài ở nhà cũng được HS chú trọng quan tâm. Tỉ lệ học sinh có bài làm đạt tỉ lệ Khá giỏi là 60% so với trước đó là 40%. Các bài làm của các em đều mang tính sáng tạo và có chính kiến hơn. Từ đó tôi nhận thấy đây là một phương pháp hoạt động khá hiệu quả trong việc dạy học. Tổ chức dạy học theo hướng chú trọng phát huy tính tích cực của HS là một yêu cầu cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc lên lớp đòi hỏi người giáo viên phải thực sự làm chủ kiến thức và có sự chuẩn bị kĩ càng từ nội dung đến hệ thống câu hỏi. Trong chừng mực có hạn, chuyên đề chỉ đề xuất một phương pháp dạy học, rất mong sự bàn thảo, góp ý chân thành, nhằm xây dựng được phương pháp dạy học tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn và những môn học khác. Duyệt Của Hiệu trưởng THCS Ngọc Đông, ngày 06/3/2014 Người viết chuyên đề Huỳnh Ngọc Trường

File đính kèm:

  • docchuyen de ngu van 9.doc
Giáo án liên quan