Bảng hệ thống hoá các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại

 

Đồng chí

(Chính Hữu) - Tên thật Trần Đình Đắc (1926- 2007) quê ở Can Lộc - Hà Tĩnh.

- Là nhà thơ quân đội, tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

- Nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2000)

- Thơ ông thường viết về người lính và chiến tranh, với cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảng hệ thống hoá các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG HỆ THỐNG HOÁ CÁC TÁC PHẨM THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Tác phẩm Tác giả Thể thơ Hoàn cảnh sáng tác Nội dung cơ bản Nghệ thuật Đồng chí (Chính Hữu) - Tên thật Trần Đình Đắc (1926- 2007) quê ở Can Lộc - Hà Tĩnh. - Là nhà thơ quân đội, tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. - Nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2000) - Thơ ông thường viết về người lính và chiến tranh, với cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Tự do - Được viết đầu năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). In trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966) - Tác dụng: hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống chiến đấu gian khổ của những người lính và đặc biệt là tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả. -Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng của những người lính vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Tái hiện hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. - Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, có sức gợi cảm lớn. - Sử dụng bút pháp tả thực, có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật) - Sinh năm 1941 mất 2007, quê ở Thanh Ba- Phú Thọ. - Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. - Thơ ông thường tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với giọng điệu sôi nổi, trẻ trung hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. Tự do - Viết năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang trong gian đoạn vô cùng ác liệt. Nằm trong chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ (1969), được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” - Tác dụng: hiểu thêm về cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt của dân tộc và tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam. - Giọng điệu ngang tàng, phóng khoáng pha chút nghịch ngợm. - Hình ảnh thơ độc đáo, ngôn từ có tính khẩu ngữ gần với văn xuôi. - Nhan đề độc đáo. Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) - Tên thật là Cù Huy Cận (1919- 2005), quê ở làng Ân Phú, Vũ Quang, Hà Tĩnh. - Là một trong những cây bút nổi tiếng trong phong trào Thơ mới, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Hiện đại Việt Nam. - Nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (1996) - Cảm hứng chính trong trong sáng tác của ông là cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về con người lao động. 7 chữ - Bài thơ được viết vào tháng 10/1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. - In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958) - Tác dụng: hiểu thêm về hình ảnh con người lao động mới, niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ đối với đất nước và cuộc sống mới. Bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động và cuộc sống mới. Qua đó, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của con người lao động được làm chủ thiên nhiên và làm chủ cuộc sống của mình. - Âm hưởng thơ vừa khoẻ khoắn sôi nổi, vừa phơi phơi bay bổng. - Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách. - Nhiều hình ảnh tráng lệ, trí tưởng tượng phong phú. Bếp lửa (Bằng Việt) - Tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng sinh 1941, quê ở Thạch Thất- Hà Tây. - Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Từng là Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Hà Nội. - Thơ của Bằng Việt thường khai thác những kỉ niệm và gợi ước mơ của tuổi trẻ với giọng thơ trầm lắng, mượt mà, trong trẻo, ttràn đầy cảm xúc. Tự do - Được viết năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài (Liên Xô cũ). Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây- Bếp lửa” (1968) tập thơ đầu tay của Bằng Việt- Lưu Quang Vũ. - Tác dụng: hiểu thêm tình yêu quê hương đất nước và gia đình của tác giả qua những kỉ niệm cụ thể về người bà và bếp lửa. Gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. - Hình tượng thơ sáng tạo “Bếp lửa” mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. - Giọng điệu và thể thơ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. Ánh trăng (Nguyễn Duy) - Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ sinh năm 1948, quê ở Quảng Xá nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá. -Được trao giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1972- 1973. - Thơ ông thường giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở day dứt suy tư. 5 chữ - Được viết năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. In trong tập thơ cùng tên của tác giả. - Tác dụng: hiểu được cuộc sống trong hoà bình với đầy đủ các tiện nghi hiện đại khiến con người dễ quên đi quá khứ gian khổ khó khăn; hiểu được cái giật mình, tự vấn lương tâm đáng trân trọng của tác giả của tác giả. Bài thơ như một lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước. Qua đó, gợi nhắc con người có thái độ ân nghĩa thuỷ chung với thiên nhiên với quá khứ. - Như một câu chuyện riêng có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình. - Giọng điệu tâm tình, tự nhiên, hài hoà, sâu lắng. - Nhịp thơ trôi chảy, nhẹ nhàng, thiết tha cảm xúc khi trầm lắng suy tư. - Kết cấu giọng điệu tạo nên sự chân thành, có sức truyền cảm sâu sắc. Con cò (Chế Lan Viên) - Tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan (1920- 1989), quê ở Cam Lộ, Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. - Ông là nhà thơ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt nam. được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT (1996) - Thơ ông giàu chất triết lí chứa đựng nhiều suy tưởng đậm tính trí tuệ và hiện đại. Tự do Được sáng tác 1962, in trong tập “Hoa ngày thường- Chim báo bão” (1967) Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người. - Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao. - Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, sáng tạo. - Hình ảnh biểu tượng hàm chứa ý nghĩa mới có giá trị biểu cảm, giàu tính triết lí. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) - Tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn (1930- 1980), quê ở Phong Điền, tỉnh Thừa thiên - Huế - Là nhà thơ cách mạng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu. - Thơ Thanh Hải thường ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi sự hy sinh của nhân dân miền Nam và khẳng định niềm tin vào chiến thắng của cách mạng. 5 chữ - Được viết vào tháng 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Tác phẩm được in trong tập thơ “Thơ Việt Nam 1945- 1985” NXB-GD Hà Nội. - Được sáng tác vào hoàn cảnh đặc biệt đó, bài thơ giúp cho người đọc hiểu được tiếng lòng tri ân, thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân rộng lớn của đất nước. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc đời và ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung, cho đất nước. -Thể thơ 5 chữ có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu chất nhạc và gắn với các làn điệu dân ca. - Hình ảnh tiêu biểu, sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác và thay đổi cách xưng hô hợp lí. Viếng lăng Bác (Viễn Phương) - Tên khai sinh là Phan Thanh Viễn (1928- 2005) quê ở Chợ Mới- An Giang. - Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam thời kì chống Mĩ. - Thơ Viễn Phương thường nhẹ nhàng, giàu chất trữ tình sâu lắng. 8 chữ - Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. - In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978) - Tác dụng: hiểu được tấm lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ, của đồng bào miền Nam, của dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Niềm xúc động thành kính, thiêng liêng, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn đau xót của tác giả khi vào lăng viếng Bác - Giọng điệu trang trọng, tha thiết, sâu lắng. - Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, giàu tính biểu tượng vừa gần gũi thân quen, vừa sâu sắc. Sang thu (Hữu Thỉnh) - Tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc. - Là nhà thơ- chiến sĩ viết hay, viết nhiều về con người, cuộc sống nông thôn, về mùa thu. - Thơ ông ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm. Nhiều vần thơ thu của Hữu Thỉnh mang cảm xúc bâng khuâng vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng. 5 chữ - Viết vào năm 1977, được in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau được in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố” Cảm nhận tinh tế về những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ hạ sang thu, qua đó bộc lộ lòng yêu thiên nhiên gắn bó với quê hương đất nước của tác giả. - Dùng những từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế sâu sắc. - Từ ngữ, hình ảnh gợi nhiều nét đẹp về cảnh về tình. Nói với con (Y Phương) - Tên khai sinh là Hứu Vĩnh Sước sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. - Là nhà thơ người dân tộc Tày. Ông có nhiều bài viết về quê hương mình, dân tộc mình. -Thơ ông hồn nhiên mà trong sáng, chân thật mà mạnh mẽ. Cách tư duy trong thơ ông độc đáo, giàu hình ảnh, thể hiện phong cách của người miền núi. Tự do Sau 1975, in trong tập thơ “Việt Nam 1945- 1985” Là lời tâm tình của người cha dặn con thể hiện tình yêu thương con của người miền núi, về tình cảm tốt đẹp và truyền thống của người đồng mình và mong ước con xứng đáng với truyền thống đó. - Thể thơ tự do thể hiện cách nói của người miền núi, hình ảnh phóng khoáng vừa cụ thể vừa giàu sức khái quát vừa mộc mạc nhưng cũng giàu chất thơ. - Giọng điều thiết tha trìu mến, lời dẫn dắt tự nhiên.

File đính kèm:

  • docTHAM KHAO.doc
Giáo án liên quan