Tiểu luận Tình trạng nghèo đói và chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU Trang

Chương 1 Khái quát về vấn đề nghèo đói 1

1.1. Một số khái niệm về nghèo đói 1

1.2. Những quan điểm về nghèo đói 1

Chương 2 Vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam 3

2.1. Tình trạng nghèo đói ở Việt Nam hiện nay 3

2.2. Việc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay 7

Chương 3 Giải pháp và kiến nghị 9

3.1. Giải pháp 9

3.2. Kiến nghị 10

KẾT LUẬN 12

PHỤ LỤC 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 26564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình trạng nghèo đói và chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố. Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước. Nguyên nhân chủ quan: Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau: Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng lên. Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp. Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng. Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước, Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu của tuổi thơ. Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của mình. Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó vì các hiểm họa đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc cao. Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp. Hiệu năng quản lý chính phủ thấp. Việc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay Công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Số hộ nghèo vẫn còn nhiều và phần lớn ở vùng nông thôn, số hộ ở cận kề chuẩn nghèo còn đông. Sự phân hóa giàu nghèo, giữa cac khu vực nông thôn và thành thị, giữa các vùng kinh tế và giưac các đơn vị hành chính đang tồn tại với khoảng cách tương đối lớn, có xu hướng tăng. Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư khá rõ nét, các hộ nghèo ít có cơ hội tiếp cận đối với giáo dục, y tế, việc làm và các hoạt động văn hóa, tinh thần,… so với các hộ giàu. Nghèo ở nước ta do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn và kiến thức, kinh nghiệm, bên cạnh đó còn do rủi ro và tệ nạn xã hội. Với chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo mang lại những kết quả to lớn, mang tính xã hội cao. Giảm nghèo là một quá trình thường xuyên, liên tục, cần khắc phục những tồn tại, yếu kém chủ quan, đồng thời xác định và giải quyết những khó khăn trước mắt và lâu dài. Các giải pháp giảm nghèo cần đồng bộ, kết hợp hài hòa lợi ích của người nghèo, cộng đồng và đất nước. Các giải pháp cần hướng tới giảm nghèo bên vững trên cơ sở sự vận động của chính các hộ nghèo với sự trợ giúp và trách nhiệm của cộng đồng và xã hội. Thành tích xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam đã đạt được Tỷ lệ người nghèo, tính theo chuẩn nghèo quốc tế, đã giảm liên tục từ 60% năm 1990 xuống 58% năm 1993, 37% vào năm 1998, 32% năm 2000, 29% năm 2002 và còn 18,1% năm 2004. Năm 2006 có khoảng 10,8% số hộ được xếp vào loại thiếu ăn theo chuẩn quốc tế. Căn cứ vòa chuẩn nghèo quốc gia do Bộ Lao Động thương bình và xã hội ban hành, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ hơn 30% năm 1990 xuống còn xấp xỉ 17% năm 2001. Số hộ nghèo của năm 2004 là 1,44 triệu hộ đến năm 2005 chỉ còn 1,1triệu hộ. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 đã giảm khoảng 50% so với năm 2000. Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm nhanh, từ 17,2% năm 2001 xuống 6,3% năm 2005, bình quân mỗi năm giảm được 30.000 hộ, đạt được mục tiêu Nghị quyết Đai hội Đảng thư VIII và IX đề ra. Những tồn tại trong công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng, miền và đang có xu hướng chậm lại. Bất bình đẳng trong thu nhập giữa các vùng. Chênh lệch giữa các nhóm thu nhập giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướng gia tăng. Giải pháp và kiến nghị Giải pháp Giải pháp kinh tế quản lí Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tê. Đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo nâng cao dân trí Đẩy mạnh mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa thông tin Giải pháp cơ sở hạ tầng Vận động nhân dân mang sản phẩm của mình trao đổi tại chợ. Song song với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác tu bổ, bảo dưỡng cũng cần được coi trọng. Giải pháp giáo dục và đào tạo nghề Tăng mức độ sẵn có của giáo dục thông qua chương trình xây dựng trường học. Giảm chi phí đến trường cho mỗi cá nhân các gia đình nghèo. Nâng cấp chất lượng giáo dục. Khuyến khích các tổ chức cá nhân tình nguyện tham gia giúp đỡ người nghèo nâng cao trình độ. Giải pháp vốn Ưu tiên hộ chính sách nằm trong diện hộ nghèo đói vay trước. Lãi suất cho vay đây chính là yếu tố mang nội dung kinh tế và tâm lý đối với người đi vay, đặc biệt là người nghèo. Lãi suất cho vay ưu đãi hiện nay là 0.87% đối với NHNN&PTNT và 0.65% đối với NHTB&XH. Giải pháp công tác khuyến nông Cần nâng cao các dịch vụ khuyến nông nhằm tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với thông tin và kỹ thuật sản xuất, tiếp cận thị trường. Mở thêm các lớp tập huấn cho người dân, cần phát triển HTXDV đối với từng thôn xóm. Giải pháp ở hộ gia đình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Khai thác sử dụng hết các tiềm năng, đặc biệt là đất đai. Nguồn lao động cần tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, tự hoàn thiện, nâng cao trình độ của mình thông qua các lớp học xóa mù chữ. Kiến nghị Đối với nhà nước Cần khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, xóa đói giảm nghèo không dừng lại ở việc thực hiện chính sách xã hội, không phải việc riêng của ngành lao động - xã hội hay một số ngành khác, mà là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân. Muốn thực hiện thành công việc xóa đói giảm nghèo, tất cả mọi cán bộ đảng, chính quyền đều phải quan tâm cùng giải quyết, thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ và phải có sự tham gia của toàn thể cộng đồng Cần củng cố hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác xóa đói giảm nghèo từ trung ương đến cơ sở. Hoàng thiện các chính sách xã hội nông thôn, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế phối hợp hành động xóa đói giảm nghèo. Đối với cơ quan địa phương Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác xóa đói giảm nghèo Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn xóa đói giảm nghèo. Củng cố Ban xoá đói giảm nghèo của xã, cử cán bộ chủ chốt trực tiếp làm trưởng ban, có các đoàn thể tham gia. Đánh giá đúng mức thu nhập và đời sống của các hộ gia đình trong xã, thôn. Xác định chính xác các hộ đói, nghèo ở địa phương. Xác định rõ số lượng hộ đói, hộ nghèo thiếu vốn, thiếu trí tuệ, thiếu nhân lực... để xây dựng kế hoạch và có biện pháp hỗ trợ cụ thể. Dành một lượng vốn cho diện nghèo vay qua chương trình đầu tư vật nuôi (trâu, bò) có kỹ thuật đơn giản và thu lại vốn bằng sản phẩm để tiếp tục đầu tư mở rộng. Kiện toàn các tổ chức khuyến nông, xây dựng các dự án chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho các hộ nghèo. Đối với từng hộ gia đình Phải nhận thức đúng đắn xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên của chính bản thân hộ nghèo. KẾT LUẬN Vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo từ lâu đã là vấn đề mà Đảng và Nhà nước rất quan tâm, là một trong những nhiệm vụ được thực hiện hàng đầu. Tìm hiểu đề tài này đã giúp chúng ta thấy được thực trạng đói nghèo, xóa đói giảm nghèo cũng như nguyên nhân dẫn đến đói nghèo từ đó đề xuất một số giải pháp. Chúng tôi hy vọng tiểu luận sẽ được xem xét, triển khai nhanh chóng các biện pháp đã đề ra ở trên và chủ động trong việc kiểm soát tình trạng đói nghèo ở Việt Nam hiện nay. Việc thực hiện các biện pháp xóa đói giảm nghèo một cách hợp lí sẽ giúp cải thiện tình trạng nghèo đói ở Việt Nam hiện nay, đời sống của nhân dân sẽ chuyển biến theo hướng tích cực, là cơ sở để người nghèo từng bước thoát nghèo. Đó là mục tiêu hàng đầu của Đảng, Nhà nước và cũng là nguyện vọng của mỗi công dân Việt Nam. PHỤ LỤC Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo chung chia vùng Đơn vị: % Vùng 1998 2002 Đồng bằng sông Hồng 29,3 22,4 Đông Bắc 62,0 38,4 Tây Bắc 73,4 68,0 Bắc Trung Bộ 48,1 43,9 Duyên hải Nam Trung Bộ 34,5 25,2 Tây Nguyên 52,4 51,0 Đông Nam Bộ 12,2 10,6 Đồng bằng sông Cửu Long 36,9 23,4 (Nguồn: Tổng cục thống kê (2004). Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002) (Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2005) Khoảng 7 triệu trẻ em VN phải sống trong điều kiện thiếu thốn. (Ảnh minh họa) (Nguồn: Dantri.com.vn) Trẻ em nghèo từ nông thôn lên thành phố kiếm sống (Nguồn: thethaovanhoa.vn) TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyên nhân nghèo của Việt Nam, Nghèo ở Việt Nam; Wikipedia tiếng Việt. Th.S Phạm Duy Khiêm (1999), Đề tài điều tra hiện trạng xóa đói, giảm nghèo và đề xuất các giải pháp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn tỉnh Hải Dương, Webside của Sở khoa học và nghiên cứu tỉnh Hải Dương (www.haiduongdost.gov.vn). Trung tâm Môi trường và Phát triển Nguồn lực Cộng đồng (10/2007), Báo cáo “Tổng quan Lâm nghiệp cộng đồng và giảm nghèo ở Việt Nam”.

File đính kèm:

  • docTINH TRANG DOI NGHEO O VN.doc
Giáo án liên quan