Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng qua thơ ca

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn dành tình cảm đặc biệt cho thiếu niên nhi đồng. Người từng khẳng định: "Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh". Trước lúc đi xa, Người đã "để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng". Cũng từ tình cảm đặc biệt ấy, nên cùng với tên gọi của tổ chức Đoàn Thanh niên, tổ chức Đội của nước ta đã được vinh dự mang tên Người: Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3123 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng qua thơ ca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Qủang Tây. Trong thời gian 13 tháng bi tù, Người đã viết tập thơ "Ngục trung nhật ký" (Nhật ký trong tù) với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9 năm 1943, Người được trả tự do. Tháng 9 năm 1944. Người trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12 năm 1944, Người chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cuộc chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối với những thắng lợi của Liên Xô và các nước đồng minh. Tháng 5 năm 1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Người, Hội Nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân Đã hop quyếtđịnh tổngkhởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Tháng 8 năm 1945, Người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước Ngày 2 tháng 9 năm J 945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đọc "Tuyên ngôn độc lập", tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Ngay sau đó, thực dân Pháp gây chiến tranh, âm mưu xâm chiếm Việt Nam một lần nữa. Trước nạn ngoại xâm Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước đứng lên bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc với tinh thần: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Người đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, từng bước giành thắng lợi. Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam chống thưc dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi to lớn, kết húc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Từ năm 1954, Người cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III, họp vào tháng 9 năm 1960, Người khẳng định: "Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình, thống nhất nước nhà". Tại Đại hội, Người được bầu lại làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt qua khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người nói: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Từ năm 1965 đến năm 1969, cùng với Trung ương Đảng, Người tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng trong điều kiện cả nước có chiến tranh, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước. Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi. Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch sử. Người viết: "Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới". Thực hiện Di chúc của Người, toàn dân Việt Nam đă đoàn kết một lòng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Pari ngày 27 tháng 1 năm 1973, chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam. Mùa xuân năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện được mong ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tu vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã vân dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, sáng lập Đảng Mác- Lênin ở Việt Nam, sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Người luôn luôn kết hợp chặt chẽ cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm,liêm, chính, chí công. vô tư, vô cùng khiêm tốn, giản dị Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, hội nhập với thế glới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bảo Tàng Hồ Chí Minh - Tháng  "Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh..." Khi sắp đi xa, trong Di chúc, Bác "để lại muôn vàn tình thân yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng".... Những ngày kỷ niệm Quốc tế thiếu nhi 1-6, Tết Trung thu, Ngày khai trường hoặc mỗi khi các cháu làm được những việc tốt, đạt thành tích xuất sắc, Bác thường có thư khen ngợi, tặng quà, tặng danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ. Các cháu gặp hoàn cảnh khó khăn, Bác gửi lời thăm hỏi ân cần và gửi quà động viên. Riêng về thơ, Bác có tới 16 bài thơ viết cho thiếu nhi, cả chữ Việt và chữ Hán. Thơ viết cho thiếu nhi của Bác Hồ là những lời tâm huyết, là tình thương yêu sâu sắc, thắm thiết đối với các cháu, là vẻ đẹp của một tâm hồn rộng mở, cao cả, nhân văn tìm đến lớp người trong trắng, non trẻ nhạy cảm để mở hướng đi. Năm 1941, 1942 sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác viết một loạt bài thơ kêu gọi các tầng lớp, trong đó có thiếu nhi, tùy theo sức của mình, cùng toàn dân cứu nước, cứu nhà. Trẻ em như búp trên cành... Hai bài thơ Kêu gọi thiếu nhi và Trẻ chăn trâu là hai bài thơ đầu tiên Bác viết cho thiếu nhi bằng thể thơ lục bát truyền thống. Các cháu thiếu nhi và ngay cả người lớn đọc, ai cũng hiểu, thấm thía và xúc động. Mở đầu bài Kêu gọi thiếu nhi là những lời lẽ giản dị, thực tế và chan hoà tình yêu thương "Trẻ em như búp trên cành / Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan / Chẳng may vận nước gian nan / Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng / Học hành giáo dục đã không / Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa / Sức còn yếu, tuổi còn thơ / Mà đã khó nhọc cũng như người già / Có khi lìa mẹ, lìa cha / Để làm tôi tớ người ta bên ngoài" thì rõ là những lời từ trái tim đến với những trái tim, những lời cho thiếu nhi mà cũng cho tất cả mọi người. Bác nói những điều mắt thấy tai nghe, một thực tế hiển nhiên về cảnh cơ cực lầm than của trẻ em khi vận nước gian nan. Từ đó, Bác đặt câu hỏi: Vì ai? "Vì ai nên nỗi thế này? Vì ai ta phải..." và Bác chỉ đích thị: "Vì giặc Nhật giặc Tây bạo tàn / Khiến ta mất nước nhà tan / Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa", "Ấy là vì Nhật, vì Tây / Ra tay vơ vét đọa đầy chúng ta / Làm cho tan cửa nát nhà / Trẻ con vất vả người già đắng cay". Bác gợi mở, dắt dẫn cụ thể đi sâu vào lòng con trẻ, từng bước mở rộng nhận thức, suy nghĩ, cắt nghĩa nguyên nhân để đi đến vận động, giáo dục, giác ngộ các cháu phải làm gì: "Vậy nên trẻ em nước ta / Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh / Người lớn cứu nước đã đành / Trẻ em cũng góp phần mình một tay" rồi Bác kêu gọi các cháu hăng hái, tự nguyện tham gia Hội nhi đồng cứu quốc, một tổ chức của Mặt trận Việt Minh "Nhi đồng cứu quốc hội ta / Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh / Ấy là bộ phận Việt Minh / Dân mình khắc cứu dân mình mới xong". Hai bài thơ Kêu gọi thiếu nhi và Trẻ chăn Trâu đã trở thành dấu mốc quan trọng của thơ ca Việt Nam viết về thiếu nhi từ trước đến bây giờ, thức tỉnh mọi người, nó thực sự đem đến nội dung mới mẻ thiết thực, một tình thương yêu bao la, một trách nhiệm to lớn đối với thế hệ trẻ. Thương yêu thiếu niên, nhi đồng là tình cảm thường trực trong Bác. Trong gian khổ và anh dũng của hai cuộc trường kỳ kháng chiến, trung thu trăng sáng, Bác bộc bạch chân thành tình cảm của Bác đối với các cháu: Trung thu trăng sáng như gương /Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng / Sau đây Bác viết mấy dòng / Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung. Năm 1956, Bác cùng Bác Tôn Gửi các cháu thiếu nhi Trường Hoàng Lệ Kha và tất cả các cháu niềm Nam lòng thương nhớ, mong mỏi: Bắc Nam sẽ sum họp một nhà / Bác cháu ta gặp mặt; trẻ già vui chung / Nhớ thương các cháu vô cùng / Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi. Đây là lời thắm thiết chân tình của người ông đối với các cháu, của người trên đối với trẻ nhỏ, của người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước đối với thế hệ tương lai. Với tất cả tấm lòng nhân ái bao la và sự tin cậy cao độ, Bác tự nhận, tự khẳng định quả quyết Ai yêu nhi đồng / Bằng Bác Hồ Chí Minh (Thư Trung thu - 1952). Qua thơ Bác đặt niềm tin, ân cần khuyên nhủ, nhẹ nhàng chỉ bảo "tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tùy theo sức của mình"; biểu dương, khen ngợi kịp thời khi các cháu đạt thành tích xuất sắc, một hình thức giáo dục nêu gương, một cách nhân điển hình hiệu quả nhất. Bác chăm lo, dạy dỗ các cháu từ việc nhỏ đến việc lớn "Các cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau", "Giữ kỷ luật, chớ tự do phóng túng vì tự do phóng túng là không tốt", "phải biết gắng, gắng giúp đỡ thương binh và gia đình các chiến sĩ", "phải yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động", "phải thật thà, dũng cảm", "việc gì có ích cho kháng chiến, có ích cho Tổ quốc thì các cháu nên gắng sức làm. Tuổi các cháu còn nhỏ. Nhiều công việc nhỏ cộng lại thành công việc to", "Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do" 

File đính kèm:

  • docTieu luan.doc
Giáo án liên quan