Tiết: 44 Môi trường nuôi thuỷ sản

Kiến thức: HS cần:

- Mức 1:Nắm được một số đặc điểm, tính chất (lý, hoá, sinh ) của nước nuôi thuỷ sản

-Mức 2: Giải thích một số tính chất(lý, hoá, sinh ) của nước nuôi thuỷ sản

-Mức 3:Giải thích được một số biện pháp cải tạo nước và đáy ao

2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:

-Nhận biết -xử lí thông tin; quan sát -Liên hệ thực tế

3.Thái độ: Yêu thích và sẳn sàng tham gia vào sản xuất nuôi trồng thuỷ sản.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 44 Môi trường nuôi thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Tiết: 44 Ngày soạn: 17/3/2014 Tiết: 44 MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN I.Mục tiêu bài học: Kiến thức: HS cần: - Mức 1:Nắm được một số đặc điểm, tính chất (lý, hoá, sinh ) của nước nuôi thuỷ sản -Mức 2: Giải thích một số tính chất(lý, hoá, sinh ) của nước nuôi thuỷ sản -Mức 3:Giải thích được một số biện pháp cải tạo nước và đáy ao 2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau: -Nhận biết -xử lí thông tin; quan sát -Liên hệ thực tế 3.Thái độ: Yêu thích và sẳn sàng tham gia vào sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. II.Chuẩn bị của GV và HS: 1.Chuẩn bị nội dung: -Nghiên cứu SGK -Tìm đọc tài liệu “chương trình phát triển nuôi thuỷ sản TK 1999-2000” 2.Chuẩn bị ĐDDH: -Phòng to hình 756, 77, 78-SGK và sưu tầm tranh vẽ có liên quan đến nội dung bài học. III.Phương pháp dạy – học:Đàm thoại –làm việc với SGK – quan sát tranh + thuyết trình.... IV. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 1ph 2.Kiểm tra bài cũ: 5’; Hoàn thiện 2 sơ đồ . a.Sơ đồ 1: Vai trò của nuôi thủy sản (4) (3) (2) (1) b.Sơ đồ 2 : Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản (3) (2) (1) Đáp án: Sơ đồ 1: (1): Cung cấp thực phẩm (2): Cung cấp nguyn liệu xuất khẩu (3): Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi (4): Làm sạch môi trường nước Sơ đồ 2: (1): Khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống nuôi. (2): Cung cấp thực phẩm tươi sạch (3): Ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào nuôi thủy sản 3.Bài mới : *Mở bài: Các ĐV thuỷ sản và hầu hết các loại thức ăn của nó đều sống trong môi trường nước. Nước là môi trường sống của thuỷ sản. Nước có nhiều đặc điểm và tính chất ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước. Bài học này giúp chúng ta tìm hiểu về vấn đề này. * Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NƯỚC NUÔI THUỶ SẢN Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 8phut _ GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục I và trả lời các câu hỏi: +H: Để một nắm tay muối và phân đạm vào chậu nước thấy hiện tượng gì xảy ra ? + H:Hiện tượng đó nói lên đặc điểm gì của nước ? + Dựa vào khả năng này của nước, người ta đã làm gì ? _ Giáo viên giảng thêm Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ nhiều hơn nước mặn. + Nói chung nước có khả năng hòa tan những chất gì? + Tại sao khi trời nóng các em lại muốn đi tắm? + H:Trên tivi hoặc phim xứ lạnh người ta đục băng để câu cá, điều đó nói lên điều gì? + Nước có khả năng gì? + Theo em, oxi trong nước do đâu mà có? + Trong nước, oxy và khí cacbonic chất nào có tỉ lệ nhiều hơn? _ Giáo viên giảng thêm: So với trên cạn, tỉ lệ oxi trong nước ít hơn 20 lần so với khí cacbonic thì nhiều hơn. _ Giáo viên tiểu kết ghi bảng. _ Học sinh nghin cứu v trả lời cu hỏi: à Muối , đạm tan nhanh à Nước có khả năng hoà tan các chất đạm , muối à Người ta bón phân hữu cơ và vô cơ để tăng sự tạo thức ăn tự nhiên cho các loài thủy sản nuôi. _ Học sinh lắng nghe. à Có khả năng hoà tan các chất hữu cơ và vô cơ. à Khi trời nóng thì nước mát hơn không khí à Lớp nước bên dưới băng có nhiệt độ ấm hơn không khí, nước không đóng băng nên các loài cá nói riêng và các loài thủy sản nói chung có thể sống được. à Điều hoà nhiệt độ. à Do oxi không khí hoà tan vào nước. à Khí cacbonic nhiều hơn. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh ghi bài . I.Đặc điểm của nước nuôi thủy sản: _ Có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ _ Có khả năng điều hòa chế độ nhiệt độ của nước . _ Thành phần oxi thấp và Cacbonic cao. * Hoạt động 2: TÌM HIỂU TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC TG Hoạt động của GV hoạt động của HS Nội dung 16phut _ GV hỏi: + H:Tính chất lí học của nước nuôi thủy sản gồm những yếu tố nào? + Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến tôm, cá? +H: Nhiệt độ thích hợp để tôm,cá là bao nhiêu? _ GV treo tranh hình 76 v hỏi: +H: Nhiệt được tạo ra trong ao chủ yếu là do đâu? + Nếu nhiệt độ quá 250C đối với tôm và 320C đối với cá sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với tôm, cá? _ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II.2 và trả lời các câu hỏi: +H: Độ trong là gì? + Dựa vào độ trong ta xác định được điều gì? + Độ trong tốt nhất là bao nhiêu? _ Giáo viên giới thiệu đĩa Sếch xi để đo độ trong của nước. _ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 1.c và trả lời các câu hỏi: +H: Nước có nhiều màu khác nhau là do đâu? + Nước màu xanh đọt chuối là tốt hay xấu? Giải thích + Vì sao khơng thể nuơi được thủy sản trong ao hồ có nước màu đen, hôi thối? + Nước có màu tro đục, xanh đồng nói lên lên điều gì? _ Yêu cầu học sinh cho từng ví dụ về màu nước. + Nước có những hình thức chuyển động nào? + Hy nêu các ví dụ để phân biệt được 3 hình thức chuyển động của nước. + Sự chuyển động của nước ảnh hưởng như thế nào đến tôm, cá? + Nước chuyển động đều, liên tục sẽ giúp điều gì đôi với thủy sản? _ Gv giải thích thm: Mặt nước càng thoáng sự chuyển động nước càng lớn nên có tác dụng tốt cho sinh vật thủy sinh. _ Gv tiểu kết, ghi bảng. -Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu SGK về tính chất hó học của nước.Lưu ý: +Các khí hoà tan +Các muối hoà tan +Độ pH -Yêu cầu HS quan sát H78 SGK à thảo luận -> trả lời câu hỏi +H: Trong các vùng nước nuôi thuỷ sản có những loại sinh vật nào? _ Học sinh trả lời: à Nhiệt độ, độ trong, màu nước, chuyển động của nước. à Ảnh hưởng đến tiêu hoá, hô hấp và sinh sản của tôm, cá. à Tôm: 25- 350C cá: 20- 300C. _ Học sinh quan sát và trả lời: à Chủ yếu là do ánh sáng mặt trời. à Nếu vượt qúa giới hạn cho phép thì tôm, cá hoạt động kém và có thể chết. _ Học sinh trả lời: à Độ trong là biểu thị mức độ ánh sang xuyên qua mặt nước. à Là một trong những tiêu chí để đánh giá độ tốt, xấu. của vực nước nuôi thuỷ sản. à Tốt nhất cho tôm, cá là 20-30cm. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh đọc thông tin và trả lời: à Là do: + Nước có khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng. + Cá các chất mùn hoà tan. Trong nước có nhiều sinh vật phù du. à Tốt, nước màu này chứa nhiều thức ăn. Đặc biệt là thức ăn dễ tiêu. à Vì nước này có nhiều khí độc như CH4, H2S làm tôm, cá bị nhiễm độc và chết. à Biểu hiện của nước nghèo thưc ăn tự nhiên, không đủ cung cấp cho cá, tôm nuôi. _ Học sinh cho ví dụ. à Có 3 hình thức chuyển động: sóng, đối lưu và dòng chảy. à Học sinh cho ví dụ. à Ảnh hưởng đến lượng O2 và thức ăn cho thuỷ sản. à Sẽ làm tăng lượng O2, thức ăn được phân bố đều trong ao và kích thích cho quá trình sinh sản của tôm, cá. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh ghi bài. -HS quan sát H78 à thảo luận à trả lời câu hỏi. II. Tính chất của nước nuôi thủy sản: 1. Tính chất lí học: a. Nhiệt độ: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tiêu hóa, hô hấp và sinh sản của tôm, cá. Mỗi loài cá tôm đều thích ứng ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ giới hạn chung cho tôm là: 250C- 350C, cá là: 200C- 300C. b. Độ trong: Là một trong những tiêu chí để đánh giá độ tốt, xấu của vực nước nuôi thủy sản. Độ trong được xác định bới mức độ ánh sang xuyên qua mặt nước. Độ trong tốt nhất là 20-30cm. c. Màu nước: Nước có 3 màu chính: _ Màu nõn chuối hoặc xanh lục: nước màu này có nhiều thức ăn. _ Nước có màu tro đục. xanh đồng: nước màu này ít thức ăn. _ Nước có màu đen. Mùi thối: có nhiều khí độc. d. Sự chuyển động của nước: Có 3 hình thức chuyển động: sóng, đối lưu, dòng chảy. 2.Tính chất hoá học: 3.Tính chất sinh học: Trong các vùng nước nuôi thuỷ sản có rất nhiều sinh vật sống, như: -Thực vật thuỷ sinh: gồm thực vật phù du và thực vật đáy. -Động vật phù du -Các loại động vật đáy. *Hoạt động 3: TÌM HIỂU BIỆN PHÁP CẢI TẠO NƯỚC VÀ ĐÁY AO TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 8 Phút _ Gv yêu cầu học sinh nghin cứu thông tin mục III SGK và trả lời các câu hỏi: +H: Những ao nào cần được cải tạo? + Cải tạo nước nhằm mục đích gì? + Nêu các biện pháp cải tạo nước ao mà em biết? _ GV nhận xét, chỉnh ,chốt, ghi bảng. _ Gv hỏi: + Ở địa phương em cải tạo đáy ao bằng cách nào? _ Gv nhận xét, ghi bảng và nhấn mạnh: Cải tạo nước và đáy ao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: do đó phải tiến hành đầy đủ mới phát huy được tác dụng của mặt nước đối với tôm,cá. _ Học sinh nghin cứu và trả lời: à Những ao ở miền núi, trung du, ao có nhều thực vật thủy sinh, ao có bọ gạo... à Tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn, oxi, nhiệt độ...cho thủy sản sinh trưởng phát triển tốt. à Học sinh suy nghĩ trả lời: Vd: thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, bọ gậy, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh... _ Học sinh lắng nghe, ghi bảng. _ Học sinh trả lời: à Học sinh suy nghĩ trả lời. _ Học sinh lắng nghe, ghi bảng. III. Biện pháp cải tạo nước và đáy ao: 1. Cải tạo nước ao: Bằng các biện pháp như trồng cây chắn gió, thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, bọ gậy, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh... 2. Cải tạo đáy ao: Tùy từng loại đất mà có biện pháp cải tạo phù hợp. 4.Củng cố :2’ Nêu câu hỏi từng phần để Học sinh trả lời 5.Kiểm tra – Đánh giá : 3’ Chọn câu trả lời đúng a.Nhiệt độ giới hạn chung của tôm l 25 – 30oC b.Nước ao tù thì có nhiều CO2 và khí metan c.Nước có ba màu chính : tro đục , vàng , đen d.Sự chuyển động của nước đồng đều và liên tục sẽ giúp cho lượng O2 tăng lên , thức ăn phân bố đều , kích thích quá trình sinh sản của tôm, cá . Đápá n : Đúng (b , d ) 6.Nhận xét – dặn dò  Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. _ Dặn dò: Về nh học bài. trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài thực hành. V.Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docCN7,tuần 29.doc