1.1 Kiến thức :
- Trình bày được quá trình tiêu hóa và hấp thụ các thành phần dd của thức ăn trong ống tiêu hóa của vật nuôi .
- Nêu được vai trò quan trọng của thức ăn đối với quá trình sinh trưởng phát dục và tạo ra các sản phẩm chăn nuôi của gia súc , gia cầm
1.2 Kĩ năng :
- HS biết chăm sóc vật nuôi hợp lí, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
- Rèn luyện HS kĩ năng tư duy
1.3 Thái độ:
- Giáo dục HS tính siêng năng và an toàn thực phẩm
- Tận dụng các thực phẩm thừa để cung cấp cho vật nuôi, GDMT.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 7184 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bi 38 Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 31
Tuần ( CM):26.
Ngày dạy:………….
Bài 38 VAI TROØ CUÛA THÖÙC AÊN ÑOÁI VÔÙI VAÄT NUOÂI
1.MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức :
- Trình bày được quá trình tiêu hóa và hấp thụ các thành phần dd của thức ăn trong ống tiêu hóa của vật nuôi .
- Nêu được vai trò quan trọng của thức ăn đối với quá trình sinh trưởng phát dục và tạo ra các sản phẩm chăn nuôi của gia súc , gia cầm
1.2 Kĩ năng :
- HS biết chăm sóc vật nuôi hợp lí, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
- Rèn luyện HS kĩ năng tư duy
1.3 Thái độ:
- Giáo dục HS tính siêng năng và an toàn thực phẩm
- Tận dụng các thực phẩm thừa để cung cấp cho vật nuôi, GDMT.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: - Phóng to bảng 5 và bảng 6 sgk
3.2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài,
+ Tìm hiểu bảng tóm tắt về sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn SGK/102
+ Vai trò của một số vitamin đv cơ thể vật nuôi: A, B, C, D…
4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng: 5’
Câu 1:Hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi? Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?(9d)
Đáp án:Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thựcvật, động vât, chất khoáng...
Nước và chất khô. Trong chất khô có 5 thành phần: protêin, lipit, gluxit, nước, khoáng và vitamin
Câu 2:Cho biết vai trò các chất dinh dưỡng có trong thức ăn đối với vật nuôi mà em biết ? (9đ)
Đáp án: Vatamin A giúp cơ thể phát triển, chống vi trùng gây bệnh.
Vitamin B giúp tiêu hóa và cân bằng hệ thần kinh.
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ Ca, P để tạo nên hệ cơ xương con vật.
.......
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV:Giới thiệu: Thức ăn vật nuôi là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống của con vật như ST, PT, SX ra sản phẩm: Thịt, trứng, sữa. Vậy thức ăn vật nuôi là gì? Nguồn gốc và TP dinh dưỡng ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
HS: ghi tựa bài học
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu về sự tiêu hoá thức ăn vật nuôi(16p)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức:Giải thích được thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào
- Kỹ năng: Rèn luyện HS kĩ năng tư duy
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, hđ nhóm.
- Phương tiện dạy học: bảng 5 sgk
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
B1:
- GV yêu cầu HS đọc toàn bộ nội dung phần I trong SGK.
(?): Qua bảng 5 em hãy cho biết các chất dinh dưỡng: Nước, Protêin, Lipit, Gluxit, Muối khoáng, Vitamin qua đường tiêu hoá của vật nuôi được hấp thụ dưới dạng nào ?
- HS:Tìm hiểu thông tin bảng 5, thảo luận (3’), đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nước -> nước
- Prôtêin -> Axitamin
- Lipit -> Gluxerin và axit béo.
- Gluxit -> Đường đơn.
- Muối khoáng -> Ion khoáng.
- Vitamin -> vitamin.
(?): Từ kiến thức trên em hãy cho biết thức ăn vật nuôi được vật nuôi tiêu hoá qua đường nào ? Em hãy nêu các đường đó ?
- HS: Thức ăn được tiêu hoá qua đường tiêu hoá (Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột)
B2:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm (3’) làm mục 2 SGK vào vở
- HS hoạt động nhóm hoàn thành mục 2 SGK, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- GV nêu: Giả sử em cầm 1kg thịt lợn trong tay. Em cho biết Prôtêin thuộc phần nào ? Lipit thuộc phần nào ?
- HS trả lời: Prôtêin thuộc phần thịt nạc.
Lipit thuộc thịt mỡ.
(?): Vật nuôi ăn lipit vào dạ dày và ruột tiêu hoá biến đổi thành những chất gì ?
- HS: Glyxerin và axit béo.
(?): Vật nuôi ăn Prôtêin vào dạ dày và ruột tiêu hoá biến đổi thành chất gì ?
- HS: Axit amin.
(?): Em hãy tìm một số thức ăn vật nuôi là Gluxit ?
- HS: Gạo, sắn, ngô, khoai…
(?): Cho lợn ăn thức ăn Gluxit vào dạ dày và ruột tiêu hoá biến thành chất gì ?
HS: Glucôzơ.
I. Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào ?
- Thức ăn vật nuôi được tiêu hoá qua đường tiêu hoá chủ yếu ở dạ dày và ruột.
-Hấp thụ: SGK
Nước -> nước
Prôtêin -> Axitamin
Lipit -> Gluxerin và axit béo.
Gluxit -> Đường đơn.
Muối khoáng -> Ion khoáng.
Vitamin -> vitamin.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn(16p)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Nhận biết được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn
- Kĩ năng:HS biết chăm sóc vật nuôi hợp lí, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, hđ nhóm.
- Phương tiện dạy học: bảng 6sgk
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
B1:
(?):Hãy thảo luận nhóm (3’) ôn lại các chất dinh dưỡng trong thức ăn của người, để vận dụng vào dinh dưỡng ở vật nuôi ?
- HS: Thảo luận và ôn lại
- KL: Nhằm tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa,…
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nội dung bảng 6 SGK.
- HS đọc và tìm hiểu nội dung bảng 6.
(?):Thức ăn vật nuôi cung cấp những gì cho cơ thể vật nuôi ?
- HS: Cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng.
(?): Thức ăn vật nuôi có vai trò gì đối với cơ thể vật nuôi ?
- HS: Giúp vật nuôi có năng lượng để hoạt động, tăng sức đề kháng của cơ thể vật nuôi.
(?): Sản phẩm vật nuôi có vai trò gì đối với sản xuất và tiêu dùng của con người ?
- HS trả lời dựa theo cột 4 SGK.
B2:
- GV yêu cầu HS từ kiến thức vừa tìm hiểu và dựa vào bảng 6 hoàn thành phần chỗ … mục II SGK/ Tr.103
- HS hoạt động cá nhân hoàn thành sau đó trả lời, em khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- GV(THMT): Chọn thức ăn có chất lượng, đủ dinh dưỡng, đúng nhu cầu của vật nuôi giúp vật nuôi khỏe mạnh tránh được bệnh, dịch không ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, duy trì bầy đàn này càng đông đúc, cung cấp đầy đủ thức ăn cho con người...
Lưu ý các chất kích thích sinh trưởng có trong thức ăn vật nuôi sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến con người, nếu con người sử dụng các sản phẩm chăn nuôi chưa đủ thời gian cách li.
II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
- Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi (trứng, sữa, da, lông, sừng... ) vaø choáng ñöôïc beänh taät.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1 Tổng kết:- GV: Gọi 1 – 2 HS đọc phần “ghi nhớ”.
Hệ thống nội dung bài học và nêu câu hỏi củng cố bài:
1.Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào ?
2. Thức ăn có vai trò như thế nào đối với cơ thể vật nuôi ?
3.Cho vật ăn tốt và đầy đủ thì sẽ như thế nào?
Hs: Vật lớn nhanh, cho nhiều sản phẩm và chống lại bệnh tật.
5.2 Hướng dẫn học tập:
– Đối với bài học ở tiết học này:
+ HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
– Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
+ Đọc trước nội dung bài 39“ Cheá bieán vaø döï tröõ thöùc aên cho vaät nuoâi”
+Tìm hiểu các PP chế biến và dự trữ thức ăn.
6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.
File đính kèm:
- djkfgadskgajfyhoajdslkfjaskljfl (18).doc