Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 1: Sống giản dị

A . MỤC TIÊU : Học sinh hiểu được

1. Kiến thức : Hiểu thế nào là sống giản dị , tại sao cần phải sống giản dị ?

 Những biểu hiện của lối sống giản dị và ý nghĩa của sống giản dị trong cuộc sống

2. Kỉ năng : Phân biệt những hành vi thể hiện lối sống giản dị với các hành vi khác như : luộm thuộm, cẩu thả, sơ sài hay nói năng cộc lốc, trống không

 - Đánh giá bản thân và người khác về lối sống giản dị qua: lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với người khác .

3. Thái độ : - HS có thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức .

 - Có kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị .

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Tranh ảnh, chuyện kể , tình huống thể hiện lối sống giản dị

 Thơ ca, ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị .

 Đèn chiếu , phim trong ghi tình huống và bài tập trắc ngiệm

2. Học sinh : SGK , bảng nhựa và bút lông ghi kết quả thảo luận

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 1: Sống giản dị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/08/2008 Tuần 1 Tiết 1 : Bài 1 : A . MỤC TIÊU : Học sinh hiểu được 1. Kiến thức : Hiểu thế nào là sống giản dị , tại sao cần phải sống giản dị ? Những biểu hiện của lối sống giản dị và ý nghĩa của sống giản dị trong cuộc sống 2. Kỉ năng : Phân biệt những hành vi thể hiện lối sống giản dị với các hành vi khác như : luộm thuộm, cẩu thả, sơ sài hay nói năng cộc lốc, trống không - Đánh giá bản thân và người khác về lối sống giản dị qua: lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với người khác . 3. Thái độ : - HS có thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức . - Có kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị . B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : Tranh ảnh, chuyện kể , tình huống thể hiện lối sống giản dị Thơ ca, ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị . Đèn chiếu , phim trong ghi tình huống và bài tập trắc ngiệm 2. Học sinh : SGK , bảng nhựa và bút lông ghi kết quả thảo luận C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Oån định : Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra : a. Kiểm tra miệng : b. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập bộ môn của HS 3. Bài mới : NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP I. TÌM HIỂU BÀI 1. Phân tích truyện đọc : “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập” 2. Tìm hiểu những biểu hiện của tính giản dị II/ NỘI DUNG BÀI HỌC a) Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện : Không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách , không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài . b) Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ * Hoạt động 1: Giới thiệu bài : GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của câu ca dao : “ Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” HS nhận xét – GV dẫn dắt vào bài * Hoạt động 2: Phân tích truyện đọc GV yêu cầu HS đọc diễn cảm truyện :” Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập” GV hướng dẫn học sinh thảo luận theo các nội dung - Trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ như thế nào ? - Nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác Hồ ? HS trình bày : GV chốt ý : - Bác ăn mặc đơn giản, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước lúc đó . Thái độ chân tình, cởi mở đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa Bác Hồ – Chủ tịch nước với nhân dân. Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người GV giới thiệu một số hình ảnh thể hiện lối sống giản dị của Bác Hồ * Hoạt động 3 : Tìm hiểu những biểu hiện của lối sống giản dị - HS tự liên hệ thực tế, nêu lên những tấm gương sống giản dị mà các em biết . - GV bổ sung một số câu chuyện khác . HS nhận xét để thấy được biểu hiện đa dạng của tính giản dị trong cuộc sống - GV tổng kết : Giản dị chính là cái đẹp, song nó không chỉ là vẻ đẹp bề ngoài mà là sự kết hợp hài hoà với vẻ đẹp bân trong . Giản dị không chỉ biểu hiện ở lời nói, ở cách ăn mặc và việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ, hành động của mỗi người trong cuộc sống và trong những hoàn cảnh nhất định. - HS cần phải sống giản dị vì sẽ có nhiều thời gian, điều kiện để học hành, đỡ phí tiền của cha mẹ vào những chi tiêu không cần thiết * Hoạt động 4: Thảo luận nhóm để tìm những biểu hiện trái với giản dị hoặc không giản dị GV chia nhóm HS thảo luận HS ghi kết quả thảo luận vào bảng GV nhận xét – đánh giá kết quả các nhóm . Tuyên dương những nhóm tìm ra nhiều kết quả đúng . GV tổng kết : Trái với lối sống giản dị là sống xa hoa, lãng phí, học đòi cách ăn mặc , cầu kì trong giao tiếp . Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống , nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng . Hành vi thể hiện lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, với điều kiện gia đình và bản thân . * Hoạt động 5 : Rút ra bài học GV : Thế nào là sống giản dị ? Ý nghĩa ? HS: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện : Không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách , không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài . Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ . GV hướng dẫn HS giải nghĩa các câu tục ngữ, danh ngôn trong SGK * Hoạt động 6 : Luyện tập GV yêu cầu HS làm bài tập b ( tr.6 SGK) Những biểu hiện nói lên tính giản dị : 2, 5, GV dùng đèn chiếu yêu cầu HS làm bài tập a ( tr.5 SGK) (1) (2) (3) (4) Bức tranh nào thể hiện tính giản dị của HS khi đến trường ? Đáp án : Tranh số 1 4. Củng cố a) Hãy xếp các biểu hiện sau đây vào hai cột cho sẵn Xa hoa, lãng phí, cầu kỳ, kiểu cách, phô trương, sống đúng mức, sống chân thật , khiêm tốn, loè loẹt, sáo rỗng, tác phong gọn gàng, tự nhiên lịch sự, nói năng dễ hiểu , nói bóng bẩy, ăn mặc sơ sài, cẩu thả, luộm thuộm, nói năng cộc lốc, bừa bãi, diễn đạt dài dòng, chạy theo vật chất, sống hoà hợp Giản dị Không giản dị .. . .. . . .. . .. . . .. . .. . . .. . .. . . b) Giải thích ngắn gọn tính giản dị trong các thành ngữ sau : - Aùo vải cơm rau : .. - Bớt mồm bớt miệng : - Sống đơn giản sống lâu trăm tuổi :. - Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người :.. D. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Bài vừa học : Nắm vững nội dung bài học Làm bài tập đ ( tr.6 SGK) vào giấy, nộp vào tiết sau 2. Bài sắp học : Bài 2 TRUNG THỰC - Đọc truyện đọc và trả lời các câu hỏi phần gợi ý - Tìm hiểu những biểu hiện trung thực và trái với tính trung thực - Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tính trung thực . E. PHẦN KIỂM TRA

File đính kèm:

  • docTIET 1 SONG GIAN DI.doc
Giáo án liên quan