Làm đất và bón phân lót gieo trồng cây nông nghiệp

1. Kiến thức : HS nắm được một số kiến thức cơ bản của quy trình sản xuất cây trồng:

- Cách làm đất và bón phân lót cho cây trồng.

- Gieo trồng, các biện pháp chăm sóc cây trồng.

- Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.

- Luân canh, xen canh, tăng vụ.

 2. Kỹ năng :

- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào sản suất, xử lý được hạt giống bằng nước ấm.

- xác định được sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

 3. Thái độ :

 - Hình thành lòng say mê lao động , hứng thú học tập có tinh thần trách nhiệm, chịu khó, có ý thức bảo vệ môi trường.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5990 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm đất và bón phân lót gieo trồng cây nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ CÂY TRỒNG TRONG TRỒNG TRỌT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : HS nắm được một số kiến thức cơ bản của quy trình sản xuất cây trồng: - Cách làm đất và bón phân lót cho cây trồng. - Gieo trồng, các biện pháp chăm sóc cây trồng. - Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản. - Luân canh, xen canh, tăng vụ. 2. Kỹ năng : - Biết vận dụng các kiến thức đã học vào sản suất, xử lý được hạt giống bằng nước ấm. - xác định được sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. 3. Thái độ : - Hình thành lòng say mê lao động , hứng thú học tập có tinh thần trách nhiệm, chịu khó, có ý thức bảo vệ môi trường. Tiết PPCT: 12 LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP Ngày dạy : 20 - 11 -2006 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được - Mục đích của việc làm đất trong sản xuất trồng trọt và các công việc làm đất cụ thể. - Khái niệm về thời vụ gieo trồng và những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng, các vụ gieo trồng chính ở nước ta. - Mục đích của kĩ thuật xử lý hạt giống trước khi gieo trồng, các phương pháp xử lý hạt giống. - Yêu cầu kĩ thuật và phương pháp gieo trồng bằng hạt. 2. Kĩ năng: - Rèn HS kĩ năng vận dụng quy trình và yêu cầu kĩ thuật làm đất. - HS có kĩ năng kiểm tra, chọn một số hạt giống cho các loại cây trồng 3. Thái độ: Rèn cho HS ý thức tự giác bảo vệ cây và bón phân cho cây trồng, đồng thời có ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Tranh hình 25, 26 SGK/ 37, bảng phụ Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu bài và soạn bài. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 7A1:....................................... 7A4 : ..................................... 7A5: ................................... 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu Trong chương trước chúng ta đã nghiên cứu cơ sở của của trồng trọt: Đó là đất trồng, phân bón, giống cây và bảo vệ cây trồng. Chương II này ta sẽ nghiên cứu quy trình sản xuất và bảo vệ cây trồng. Vậy những công việc đầu tiên là phải làm gì? Bài học hôm nay ta sẽ nghiên cứu vấn đề đó: “ Làm đất và bón phân lót; gieo trồng cây nông nghiệp” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích của việc làm đất. - GV: Sau một vụ thu hoạch trước khi trồng một loại cây khác người ta phải làm gì? ( Làm đất ) ? Làm đất có tác dụng gì?( Làm cho đất màu mỡ, tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng. Diệt cỏ dại, mầm bệnh) * Hoạt động 3: Tìm hiểu các công việc cần thiết khi làm đất. ? Để đất được tơi xốp người nông dân cần phải làm gì? ( Cày, bừa và đập đất) - GV treo tranh hình 25, 26 / 37 SGK   HS quan sát tranh và tìm hiểu thông tin phần II thảo luận nhóm hoàn thành: + Yêu cầu của từng công việc làm đất? + Tác dụng của từng công việc làm đất?   Đại diện nhóm báo cáo kết quả   Các nhóm khác nhận xét bổ sung thiếu sót Ÿ GV mở rộng: Dùng máy trong sản xuất: nhanh, cày sâu nhưng giá thành cao và những vùng đất sâu không cày được. ? Lên luống được tiến hành theo quy trình nào? - GV : Khi xác định luống, kích thước độ cao của luống phải tùy địa hình và từng loại cây? Ÿ Liên hệ: Lên luống thường áp dụng cho loại cây trồng nào? ( ngô, Đậu, khoai ) * Hoạt động 4: Tìm hiểu bón phân lót trong trồng trọt ? Người trồng trọt bón phân lót vào đất khi nào? ( Thường là trước khi gieo trồng ) ? Người ta thường dùng loại phân nào để bón? ( Phân hữu cơ trộn lẫn một phần phân lân) - GV : Tùy loại cây, từng giai đoạn phát triển của cây mà người ta sử dụng cách phân bón và cách bón khác nhau. * Hoạt động 5: Tìm hiểu về thời vụ gieo trồng ? Ở địa phương em Người ta thường gieo trồng (lúa, ngô…) vào thời gian nào trong năm? - GV: Khoảng thời gian đó người ta gọi là thời vụ ? Thế nào là thời vụ gieo trồng? - GV diễn giảng: “Khoảng thời gian” có nghĩa là thời vụ gieo trồng được kéo dài chứ không chỉ bó hẹp vào một thời điểm nào đó. Tùy loại cây trồng mà thời gian dài ngắn khác nhau. - Mỗi loại cây trồng có thời vụ gieo trồng khác nhau ? Căn cứ vào những yếu tố nào để xác định thời vụ gieo trồng? ? Yếu tố nào quan trọng nhất (Yếu tố quan trọng nhất là thời tiết) ? Địa phương em có những vụ gieo trồng nào trong năm?   HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng: Vụ gieo trồng Thời gian Cây trồng 1.Đông xuân 2. Hè thu 3.Vụ mùa từ tháng 4 7 từ tháng 6 11 từ tháng 114 - 5 Lúa, ngô, đậu Rau, khoai … Lúa, ngô, khoai Lúa, rau Ÿ GV mở rộng: Ở miền Bắc có thêm vụ đông do nhiệt độ thấp (9 – 12oC) trồng được khoai tây, đậụ phọng, su hào… * Hoạt động 6: Kiểm tra, xử lí hạt giống - GV: Kiểm tra xử lí hạt giống là những công việc rất cần thiết song song với việc chuẩn bị đất nhằm đảm bảo cho việc gieo trồng cây được chủ động. ? Kiểm tra hạt giống nhằm mục đích gì? ? Hạt giống trước khi gieo trồng phải bảo đảm các tiêu chí nào? ? Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì? ? Có mấy cách xử lí hạt? - GV: Cách xử lí phổ biến nhất là bằng nhiệt độ ( Ngâm hạt giống trong nước ấm) * Hoạt động 7: Tìm hiểu phương pháp gieo trồng. - Tùy theo mỗi loại cây trồng mà áp dụng các phương pháp gieo trồng khác nhau. ? Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật nào ? Ÿ GV giải thích: Mật độ là số hạt gieo trồng trên một diện tích nhất định Mật độ gieo trồng thay đổi tùy giống cây, loại đất và điều kiện thời tiết. ? Để gieo, trồng cây người ta thường áp dụng phương pháp nào?   HS quan sát hình 27 / 40 SGK ? Ngoài 2 phương pháp gieo trồng nêu trên người ta còn tiến hành trồng bằng phương pháp nào?( Trồng bằng củ, bằng cành, hom)   HS quan sát hình 28 a, b / 40 SGK và điền tiếp vào chỗ chấm. I. Làm đất nhằm mục đích gì ? Làm đất có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại, mầm móng sâu bệnh tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt . II. Các công việc làm đất 1. Cày đất : Xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu 20 - 30 cm làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại. 2. Bừa và đập đất Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san bằng mặt ruộng. 3. Lên luống : Dể chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển. * Quy trình lên luống - Xác định hướng luống. - Xác định kích thước luống. - Đánh rãnh, kéo đất, tạo luống. - Làm phẳng mặt luống. III. Bón phân lót Dùng phân hữu cơ và phân lân để bón lót theo quy trình sau: - Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc cây. - Cày bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới. IV. Thời vụ gieo trồng Mỗi loại cây đều được gieo trồng vào một khoảng thời gian nhất định. Thời gian đó gọi là “thời vụ” 1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng Khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở từng địa phương. 2. Các vụ gieo trồng Vụ đông xuân ( từ tháng 4 7 ) Vụ hè thu. ( từ tháng 6 11 ) Vụ mùa. ( từ tháng 11 4-5 ) V. Kiểm tra và xử lí hạt giống 1. Mục đích kiểm tra hạt giống Nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn đem gieo. Hạt giống đem gieo phải đảm bảo các tiêu chí sau: + Tỉ lệ nảy mầm cao. + Không có sâu, bệnh + Độ ẩm thấp. + Không lẫn các hạt khác, cỏ dại + Sức nảy mầm mạnh. 2. Mục đích và phương pháp sử lí hạt giống. Kích thích hạt nảy mầm nhanh, diệt trừ sâu, bệnh có ở hạt. Có 2 cách xử lí: + Xử lí bằng nhiệt độ. + Xử lí bằng hóa chất. VI. Phương pháp gieo trồng 1. Yêu cầu kĩ thuật Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu: thời vụ, mật độ, khoảng cách, độ nông sâu. 2. Phương pháp gieo trồng Có 2 phương pháp: - Gieo bằng hạt (đối với cây trồng ngắn ngày) - Trồng bằng cây con ( đối với nhiều loại cây trồng) 4. Củng cố và luyện tập 1. Nêu các công việc làm đất? ( HS trả lời phần I và II ) 2.Nêu quy trình bón phân lót ( HS trả lời phần I và III ) 3. Thế nào là thời vụ gieo trồng? Căn cứ vào đâu để các định thời vụ gieo trồng? ( HS trả lời phần I và I.1) 4. Chọn câu em cho là đúng nhất: a. Yếu tố quyết định thời vụ là sâu, bệnh phát triển. b. Yếu tố quyết định thời vụ là khí hậu. c. Yếu tố quyết định thời vụ là con người. d. Yếu tố quyết định thời vụ là giống cây trồng. 5. Có mấy phương pháp gieo trồng? Gieo trồng phải bảo đảm các yêu cầu kĩ thuật nào? ( HS trả lời phần VI ) 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài dựa vào câu hỏi trong bài - Chuẩn bị: “Thực hành: Xử lí hạt giống bằng nước ấm. Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống”( Đọc trước quy trình thực hành; Mỗi tổ 100 hạt lúa hoặc ngô ngâm vào nước lã 24 giờ trước khi đi học và một ít mẫu hạt lúa , ngô để khô, khăn lau ) V. RÚT KINH NGHIỆM - Nội dung : - Phương pháp : - Hình thức tổ chức :

File đính kèm:

  • docjhgdlisdkgfasdhijegjdbkafuyaoisduf (6).doc
Giáo án liên quan