Đồng hành cùng sự phát triển không ngừng của xã hội là nhu cầu về mọi mặt của con người cũng nâng cao rõ rệt. Khi cuộc sống có đủ cơm ăn, áo mặc thì mọi người và mọi nhà đều muốn nâng cao chất lượng cuộc sống.
“Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai” là khẩu hiệu mà mỗi chúng ta ai cũng biết. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình. Trẻ em như tờ giấy trắng mà cha mẹ các con rất kỳ vọng vào sự tô vẽ của thầy cô. Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên của trẻ, Có thể nói việc hình thành, rèn luyện ở trẻ những nhân cách ban đầu để trẻ trở thành công dân tý hon hoàn thiện như: Cơ thể khỏe mạnh, thông minh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn lễ phép, Có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. đó chính là trách nhiệm của giáo viên mầm non.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 12985 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp kích thích trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Tạo hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể cùng cô thảo luận về cách thực hiện các yêu cầu ở tiết đề tài, ý thích trước khi trẻ về nhóm tiến hành thực hiện bài tập của mình. Khi trẻ hoạt động theo nhóm, trẻ yếu thường hay học tập trẻ khá cách thực hiện yêu cầu của cô, trẻ đua nhau để có được sản phẩm đẹp. Hoạt động theo nhóm cũng khuyến khích trẻ khá sáng tạo, thể hiện vai trò của mình, khi trẻ yếu kỹ năng còn lúng túng thì những trẻ khá dẫn hướng dẫn trẻ chậm hơn, trẻ gợi ý nhau cách làm.
Vào giữa các chủ đề tôi thường hướng dẫn gợi ý trẻ vẽ về chủ đề để trang trí thêm vào mảng mở của chủ đề và cũng là để củng cố, mở rộng hiểu biết của trẻ về chủ đề. Thỉnh thoảng những hoạt động chiều tôi lại cho trẻ thi vẽ tranh về chủ đề và cho trẻ mang tranh về nhà khoe bố mẹ - thấy con mình ngày càng tiến bộ phụ huynh cũng phấn khởi quan tâm đến hoạt động của con nhiều hơn.
2.6. Xây dựng môi trường lớp học gần gũi, thân thiện khuyến khích trẻ làm phong phú vật liệu tạo hình để thể hiện cảm xúc và sáng tạo.
Ngoài việc cung cấp cho trẻ các kỹ năng cần thiết thì việc tạo điều kiện cho trẻ thể hiện cảm xúc của mình cũng là rất quan trọng.
Để trẻ hứng thú hơn trong hoạt động tạo hình tôi đã lôi cuốn trẻ vào việc tham gia chuẩn bị cho các hoạt động mới. Tôi cho trẻ quan sát một số sản phẩm tự tạo bằng các nguyên vật liệu khác nhau, trò chuyện với trẻ về các vật liệu cần thiết, cho trẻ tư duy tìm tòi, đóng góp những vật liệu để chuẩn bị cho các hoạt động mới. Hoạt động này cũng rất hiệu quả vì nó đã hình thành cho trẻ ý thức chuẩn bị cho các hoạt động ở lớp. Ban đầu chỉ có một vài trẻ là nhớ lời cô dặn, sau dần dà trẻ có ý thức hơn, tôi cũng thường xuyên khen ngợi tinh thần có ý thức của trẻ để khuyến khích động viên trẻ kịp thời.
Tôi cũng tạo cho trẻ một môi trường mở để trẻ tự lựa chọn hình thức hoạt động khi chơi, cho trẻ thấy được những giá trị của vật liệu mà trẻ đóng góp. Trong những giờ hoạt động vui chơi tôi cũng tạo điều kiện cho trẻ được tham gia thường xuyên, khích lệ trẻ chưa có kỹ năng vào chơi cùng những trẻ khá để trẻ cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Cũng có những hoạt động tôi đã dùng hình thức giao nhiệm vụ để trẻ có ý thức với hoạt động của mình.
Hình ảnh góc chơi tạo hình được trẻ cùng cô tạo lên bằng những vât liệu khác nhau: Lịch cũ, len, mầu nước, rơm, giấy mầu, xốp mầu.
Mảng chủ đề mở cũng được trẻ thường xuyên quan tâm tìm hiểu và đóng góp công sức. Tôi cũng cho trẻ làm những bông hoa cùng cô để trang trí giàn hoa
2.7. Tổ chức cho trẻ thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời.
Với trẻ mầm non thì việc biểu dương và khen thưởng kịp thời có hiệu quả rất cao trong việc khích lệ tinh thần của trẻ.
Ngay từ đầu năm học góc tuyên truyền của lớp tôi đã có hình thức vừa tuyên truyền tới phụ huynh vừa khuyến khích trẻ. Hàng tuần tôi cho trẻ luyện tập thi đua nhận xét tìm ra những sản phẩm đẹp, việc sắp xếp sản phẩm tôi cũng có hình thức khuyến khích rõ ràng, những bài đẹp được các bạn lựa chọn sẽ được treo lên cao, cho vào khung tranh, còn lại những bài khác được treo giá phía dưới để trẻ có ý thức cố gắng.
Một số bức tranh được trẻ lựa chọn để cô treo lên cao - trẻ rất mong muốn và cố gắng. - Hình thức này trang trí phù hợp với địa hình của lớp tôi, chỗ này là cửa sổ bên dưới là chỗ phụ huynh thường xuyên lấy ba lô, giầy dép hàng ngày.
Những bức tranh này cũng đẹp nhưng chưa được các bạn lựa chọn vì đã hết chỗ ở trên, các bạn cố gắng hơn ở lần sau nhé!
Mỗi khi trẻ nhìn thấy bài của mình được treo trong khung tranh, được bố mẹ khen là trẻ thấy rất tự hào và có những cố gắng cho lần hoạt động sau. Những trẻ chưa được lựa chọn cũng có vẻ hơi buồn hơn một chút, trẻ cũng hứa với mẹ lần sau con sẽ cố gắng hơn để bố mẹ thưởng. Bố mẹ thấy con mình chưa vẽ đẹp bằng bạn thì cũng có ý thức cho con luyện tập ở nhà. Mỗi tuần tôi thường cố gắng tổ chức cho trẻ thi đua vẽ tranh một lần để luyện kỹ năng cho trẻ và cũng là để phụ huynh biết được sự tiến bộ của con mình sau mỗi tuần học.
2.8. Biện pháp: Phối hợp với phụ huynh
Được thấy con mình tự tin vui vẻ mỗi khi đến trường là điều mà phụ huynh và giáo viên ai cũng mong muốn. Tuy nhiên để làm tốt được công việc này bao giờ cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đã trao đổi với phụ huynh về mong muốn của mình và những việc làm tưởng như đơn giản nhưng không được xem nhẹ vì nó có hiệu quả rất lớn trong việc hình thành xây dựng ý thức ban đầu cho trẻ.
Để trẻ yêu thích lớp học, thích đến trường lớp, có ý thức giữ gìn lớp học của mình thì ngay cả ở nhà hay ở những nơi vui chơi trẻ cũng phải có được ý thức đó. Trẻ biết yêu cái đẹp, có ý thức giữ gìn môi trường ở mọi lúc, mọi nơi. Ở nhà, trẻ biết thu gọn đồ chơi của mình sau khi chơi, không bầy bừa ra nhà. Trẻ biết cảm nhận những hình ảnh đẹp nơi công cộng, có ý thức giữ gìn đồ dùng, cảnh quan nơi công cộng không tự ý sử dụng.
Ở lứa tuổi này ý thức tự lập, tự chủ trong công việc của mình cũng cần được hình thành ở trẻ. Trẻ dễ nhớ, chóng quên, với những trẻ chưa biết tập trung chú ý còn ngại tham gia hoạt động tôi cũng trao đổi với phụ huynh nhờ phụ huynh kết hợp rèn thêm trẻ ở nhà.
Một điều tuy nhỏ nhưng cũng là một vấn đề lớn đối với việc hình thành ý thức con trẻ, đó là việc phụ huynh quan tâm giúp đỡ con trẻ tìm kiếm vật liệu chuẩn bị cho các hoạt động của lớp. Hoạt động này giúp cho con trẻ có ý thức quan tâm đến các hoạt động của mình ở lớp và tạo cho trẻ háo hức mỗi khi chuẩn bị cho hoạt động mới .
III/ Kết quả đạt được:
Sau khi kết hợp với đồng nghiệp tìm tòi suy nghĩ và thực hiện những biện pháp của mình tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ ràng.
- Trẻ rất thích đi học, vui vẻ hồn nhiên khi tới lớp, yêu mến lớp học của mình, có ý thức giữ gìn môi trường lớp học.
- Trẻ luôn có hứng thú khi tham gia các hoạt động tạo hình, có một số kỹ năng hoạt động tạo hình.
- Trẻ luôn mong muốn được tham gia các hoạt động trang trí lớp học, tích cực tham gia tìm hiểu, xây dựng môi trường lớp học theo chủ đề.
- Trẻ có ý thức ghi nhớ lời cô dặn, luôn tự hào với bố mẹ để giới thiệu các sản phẩm của mình ở lớp. Phụ huynh cảm nhận được sự tiến bộ hàng ngày của con ở lớp.
Bảng tổng hợp kết quả
Tổng số cháu: 45
Đầu năm (tháng 9)
Cuối năm (tháng 4)
Tốt
khá
TB
yếu
Tốt
khá
TB
yếu
Hứng thú tham gia HĐ tạo hình
10 trẻ
22,2%
12 trẻ
26,7%
15 trẻ
33,3%
8 trẻ
17,8%
28 trẻ
62,2%
12 trẻ
26,7%
5 trẻ
11,1%
0 trẻ
0%
Có kỹ năng thực hiện các HĐ tạo hình
5 trẻ
11,1%
8 trẻ
17,8%
15 trẻ
33,3%
17 trẻ
37,8%
20 trẻ
44,4%
16 trẻ
35,6%
8 trẻ
17,8%
1 trẻ
2,2%
Có ý thức giữ gìn những sản phẩm xung quanh.
5 trẻ
11,1%
8 trẻ
17,8%
10 trẻ
22,2%
22 trẻ
48,9%
20 trẻ
44,4%
22 trẻ
48,9%
3 trẻ
6,7%
0 trẻ
0%
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với tâm huyết của một giáo viên mầm non, tôi vẫn mong muốn một điều là được phụ huynh tin yêu, tin tưởng. Thấy được những gương mặt rạng rỡ của phụ huynh khi đón con được cảm nhận những sản phẩm, kết quả học tập của con mình tại lớp tại lớp. Những lời bi bô của con trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình với bố mẹ nó luôn động viên tôi, khích lệ tinh thần làm việc của tôi, khiến tôi luôn suy nghĩ tìm tòi ra những biện pháp giúp trẻ yêu thích lĩnh vực nghệ thuật.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự chia sẻ, động viên, ủng hộ của ban giám hiệu nhà trường, của chính những đồng nghiệp trong lớp và của nhiều phụ huynh học sinh. Đặc biệt động lực chính giúp tôi thêm phấn khởi thực hiện đề tài chính là sự yêu thích của trẻ mỗi khi trẻ tới lớp và nhất là những khuôn mặt vui vẻ hồn nhiên rất hứng thú khi say mê tham gia vào hoạt động tạo hình
Tôi cũng tự rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau :
1.1. Giáo viên cần có tình yêu nghề, mến trẻ. Hãy là người mẹ thứ hai đem lại niềm vui và đam mê cho trẻ.
1.2. Tự học tự bồi dưỡng trau dồi chuyên môn nâng cao nghiệp vụ
1.3. Để thực hiện tốt chương trình nuôi dạy trẻ cần xây dựng nề nếp, thói quen, kỹ năng thực hiện các hoạt động
1.4. Hình thành, cung cấp cho trẻ các kỹ năng tạo hình cơ bản.
1.5. Tạo cho trẻ yêu thích nghệ thuật (Cho trẻ tiếp xúc, cảm nhận vẻ đẹp môi trường xung quanh và những sản phẩm đẹp)
1,6. Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động tạo hình.
1.7. Xây dựng môi trường lớp học gần gũi, thân thiện khuyến khích trẻ làm phong phú vật liệu tạo hình để thể hiện cảm xúc và sáng tạo.
1.8. Thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời.
1.9. Biện pháp: Phối hợp với phụ huynh .
2. Khuyến nghị
2.1. Ban giám hiệu tạo điều kiện cho giáo viên trong trường được đi kiến tập, tham quan, dự các lớp tập huấn ở các cơ sở giáo dục mầm non khác để giáo viên có cơ hội học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và các hình thức tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ
2.2 Đầu tư kinh phí, thời gian đồng thời hướng dẫn, khuyến khích giáo viên tích cực nghiên cứu, sáng tạo thêm nhiều học liệu mới, nhiều hoạt động mới, hấp dẫn trẻ và có hiệu quả để phục vụ cho công tác giáo dục trẻ.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng nhằm khuyến khích trẻ yêu thích lĩnh vực thẩm mỹ, yêu trường lớp. Tuy kinh nghiệm không nhiều, nhưng được rút ra từ những thực tiễn giảng dạy và tôi cũng manh dạn xin phép được đưa ra để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp. Rất mong các bạn đồng nghiệp, các nhà quản lí bổ xung, góp ý cho tôi để làm phong phú thêm những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Cầu Giấy, ngày tháng 03 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Chu Thị Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ánh Tuyết: Giáo trình tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non – Nhà xuất bản Đại học sư phạm năm 2008
2. Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 4- 5 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam- 2007)
3. Phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ `mẫu giáo – Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội
4. Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện trẻ 4- 5 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam - 2009)
5. Nguồn tư liệu trên mạng internet.
File đính kèm:
- Giaoducmaugiao _ Hăng_mnhoahong.doc