Giáo án và Bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 9 vào Lớp 10 - Năm học 2014-2015 - Ngô Thị Huấn

1. Dạng bài tập 1 điểm:

 Đề 1: Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

 Ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.

Gợi ý:

* Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.

* Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.

Đề 2: Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc?

 trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp.

 Gợi ý:

* Những từ láy có sự “ giảm nghĩa”: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.

* Những từ láy có sự “ tăng nghĩa”: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô,

2. Dạng bài tập 2 điểm:

 Đề1 . Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhẹ nhàng, nhẹ nhõm, nhỏ nhẻ.

Gợi ý:

- Bạn Hoa tr«ng thËt nhá nh¾n, dÔ th­¬ng.

- Bµ mÑ nhÑ nhµng khuyªn b¶o con.

- Lµm xong c«ng viÖc, nã thë phµo nhÑ nhâm nh­ trót ®­îc g¸nh nÆng

- B¹n Hoa ¨n nãi thËt nhá nhÎ.

Đề 2:

a, Gạch chân các từ tượng hình trong đoạn thơ sau:

“Chú bé loắt choắt

 Cái sắc xinh xinh

 Cái chân thoăn thoắt

 Cái đầu nghênh nghênh”

 (Tố Hữu, Lượm)

b, Cho biết tác dụng của các từ tượng hình trong đoạn thơ?

 *Gợi ý:

a, Các từ tượng hình trong đoạn thơ:

- loắt choắt, thoăn thoắt, nghêng nghêng

b, Các từ tượng hình ( loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh) đã góp phần khắc hoạ một cách cụ thể và sinh động hình ảnh Lượm một chú bé liên lạc, gan dạ, dũng cảm.

 

doc131 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án và Bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 9 vào Lớp 10 - Năm học 2014-2015 - Ngô Thị Huấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếp sẽ dẫn đến sự hài hòa, vui vẻ và những kết quả tốt đẹp. _ Để biết tế nhị và biết tôn trọng người khác đòi hỏi phải có sự từng trải, sâu sắc, tinh tế và được giáo dục kĩ. Phải biết tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng lại. Phải biết tế nhị với người khác thì mới mong nhận lại được sự tế nhị. _ Dẫn chứng: đôi khi vì một lời nói thiếu tế nhị hay một thái độ thiếu tôn trọng đối với người khác mà chúng ta phải ray rứt suốt đời. + Phê phán: _ Những người tự cao, lỗ mãng, hời hợt, không biết tôn trọng người khác thường dẫn đến những bi kịch đau đớn trong cuộc sống, làm điều gì cũng thất bại. _ Có đôi lúc đòi hỏi chúng ta phải can đảm, “thiếu tế nhị” để nói thẳng sự thật dù đó là sự thật xúc phạm và làm đau lòng người khác. Xin trân thành cảm ơn www.tradiemthi.net đã giúp chúng tôi tổng hợp các đáp án đề thi này Dap an de thi.zzz.vn + Liên hệ bản thân: Phải biết tự nhắc nhở mình hàng ngày về việc giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác. Văn hóa giao tiếp là một vấn đề quan trọng, cần được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Kết bài: Giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác là chìa khóa để mang lại thành công và hạnh phúc. Đó là một trong những phẩm chất cần thiết của con người để tạo nên một xã hội có văn hóa, tốt đẹp và văn minh. Câu 4: Đây là câu nghị luận văn học. Nó đòi hỏi học sinh trình bày cảm nhận của mình về tình cha con trong một đoạn trích (trích từ tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng). Bài viết cần có bố cục đầy đủ 3 phần. Về nội dung, học sinh có thể có những cách trình bày và sắp xếp riêng. Sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu vài nét về Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà. - Giới thiệu hình ảnh anh Sáu và bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà ở Sách Ngữ văn 9, tập 1: hai nhân vật thể hiện tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh trớ trêu, éo le. - Giới thiệu đoạn trích trong đề bài : thuộc khoảng giữa của đoạn trích trong sách giáo khoa. Nó nằm trong phần thuật lại sự việc lúc anh Sáu chuẩn bị trở về đơn vị. Đó cũng là lúc tình cha con của anh Sáu và bé Thu bộc lộ một cách rõ ràng, mãnh liệt và cảm động. - Phân tích trình bày cảm nhận: + Tình cảm cha con giữa anh Sáu và bé Thu diễn ra và biểu hiện trong hoàn cảnh thật trớ trêu, éo le: * Học sinh nhắc lại những cảm xúc ngỡ ngàng, cam chịu của anh Sáu trong 3 ngày về phép khi bé Thu không chịu nhận anh là cha và không chịu nhận sự yêu thương, chăm sóc của anh đối với nó khiến anh có lúc đã không kiềm chế được bản thân * Do đó lúc chia tay, cả anh Sáu và bé Thu đều có cử chỉ, tâm trạng thật đặc biệt : anh Sáu thì đưa mắt nhìn con, còn bé Thu thì đứng trong góc nhà; anh muốn ôm con, hôn con nhưng lại sợ nó giẫy lên rồi bỏ chạy; anh chỉ đứng nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, còn bé Thu thì đứng trong góc nhà với đôi mắt mênh mông, tâm trạng xôn xao, bồn chồn. + Tình cảm cha con mãnh liệt của anh Sáu và bé Thu: nó được biểu hiện trong hành động và ngôn ngữ của nhân vật, nhất là của bé Thu: * Bé Thu: kêu thét lên một tiếng “Baaaba” như một tiếng xé, xé cả ruột gan mọi người, một tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng; nó vừa kêu vừa chạy tới, chạy thót lên, dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, tóc nó như dựng đứng lên, nó nói trong tiếng khóc, hôn ba nó cùng khắp: hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa. * Anh Sáu : bế nó lên. Học sinh cần khai thác giá trị biểu cảm của những chi tiết nói trên để làm rõ tình cảm cha con sâu nặng của anh Sáu và bé Thu.Xin trân thành cảm ơn www.tradiemthi.net đã giúp chúng tôi tổng hợp các đáp án đề thi này Dap an de thi.zzz.vn + Tình cảm cha con ấy đã gây nên một cảm xúc mãnh liệt đối với những người chứng kiến: tiếng kêu của bé Thu không chỉ xé sự im lặng mà còn xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. + Tình cảm cha con của anh Sáu và bé Thu được nhà văn Nguyễn Quang Sáng thể hiện trong một đoạn văn có những chi tiết chọn lọc, lời văn trữ tình, giàu cảm xúc đã tô đậm lên tình cảm cha con cao quý của anh Sáu và bé Thu, góp phần biểu hiện một nét tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. - Tổng kết, đánh giá chung: một đoạn văn tự sự, có tính chất trữ tình, với những chi tiết đặc sắc đã thể hiện được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh trớ trêu, đầy kịch tính của người dân Việt Nam thời chiến và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và đầy ám ảnh đối với người đọc hôm nay KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG Khóa ngày 21 tháng 06 năm 2011 tại TPHCM Môn thi : VĂN Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (1 điểm) Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào? Câu 2: (1 điểm) Kim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời. Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Điều đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? Câu 3: (3 điểm) Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,” (Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra) Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập. Câu 4: (5 điểm) Cảm nhận về cảnh mùa xuân trong bốn câu thơ đầu và sáu câu thơ cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân: Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. [] Tà tà bóng ngà về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Bµi1: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điểm) 1. T¸c gi¶: Sinh năm 1943, quê ở xã Phong Hoà- Phong Điền tỉnh Thừa Thiên- Huế. - Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam, từ năm 2000 ông giữ cương vị Uỷ viên Bộ Chính Trị, Trưởng ban tư tưởng văn hoá Trung ương. - Thơ ông giàu chất suy tư, dồn nén cảm xúc, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. - T¸c phÈm chÝnh: Trường ca Mặt đường khát vọng, Đất nước. 2. Thể thơ - PTBĐ Chủ yếu là 8 chữ- Biểu cảm, tự sự 3. Hoàn cảnh sáng tác - Được viết năm 1971, khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên. - Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu được tình yêu con gắn liền với tình yêu quê hương đất nước của người người phụ nữ dân tộc Tà-ôi. 4. Nội dung cơ bản Thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà-ôi gắn với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai. 5. Nghệ thuật Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến, mang âm hưởng của lời ru. 6. HÖ thèng luËn ®iÓm: * Khúc ca thứ nhất là tiếng ru khi mẹ địu con giã gạo. - Trái tim yêu thương mênh mông của người mẹ nghèo. - Hạt gạo hậu phương, hạt gạo của mẹ nặng tình nặng nghĩa. * Khúc ca thứ hai là tiếng ru khi mẹ tỉa bắp trên núi Ka-lưi. - Người mẹ cần cù và đảm đang vừa địu con, vừa làm rẫy. - Tình yêu thương, niềm tự hào của mẹ đối với cu Tai - Mẹ nhân hậu, lòng mẹ bao la mang nặng tình làng nghĩa xóm. * Khúc ca thứ 3 là khúc ca chiến đấu. - Cả gia đình mẹ cùng ra trận, mang tầm vóc anh hùng. - Mẹ địu con ra trận, đi tiếp tế, đi tải đạn vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. * Giấc mơ tình thương, giấc mơ về ấm no, hạnh phúc, giấc mơ chiến thắng-> tình yêu quê hương đất nước, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà. Bµi: Con cò (Chế Lan Viên) 1. T¸c gi¶: Tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan (1920- 1989), quê ở Cam Lộ- Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. - Ông là nhà thơ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt nam. được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT (1996) - Thơ ông giàu chất triết lí chứa đựng nhiều suy tưởng đậm tính trí tuệ và hiện đại. - T¸c phÈm chÝnh: Hoa ngày thường,chim báo bão; Điêu tàn; Di cảo. 2. Thể thơ - PTBĐ Thể thơ tự do- Biểu cảm, tự sự, miêu tả. 3. Hoàn cảnh sáng tác - Được sáng tác 1962, in trong tập “Hoa ngày thường- Chim báo bão” (1967) 4. Nội dung cơ bản Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người. 5. Nghệ thuật - Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao. - Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, sáng tạo. - Hình ảnh biểu tượng hàm chứa ý nghĩa mới có giá trị biểu cảm, giàu tính triết lí 6. HÖ thèng luËn ®iÓm: * Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến bắt đầu đến với tuổi ấu thơ. - Hình ảnh con cò từ lời hát ru gợi lên cuộc sống thanh bình, gợi lên cuộc sống lam lũ, vất vả, cực nhọc xưa kia. - Hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. - Con được đón nhận tình yêu và sự che chở của người mẹ. * Đoạn 2: Hình ảnh con cò trong tiềm thức của tuổi thơ và trong mỗi bước đường khôn lớn của con người. - Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. - Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ. - Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt chặng đường đời từ tuổi ấu thơ trong nôi đến khi trưởng thành. * Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người. - Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời. - Qui luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.” - Nghĩ về con cò trong ca dao, nghĩ về cuộc đời con mai sau, người mẹ nghĩ về thân phận, số phận những con cò nhỏ bé đáng thương, đáng trọng.

File đính kèm:

  • docGiao an on thi vao lop 10 NH 1415.doc