Đề cương Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014

* Tình yêu thương của cha mẹ:

 Chân phải bước tới cha

 Chân trái bước tới mẹ

 Một bước chạm tiếng nói

 Hai bước tới tiếng cười.

- Cách nói mộc mạc, mới lạ, hình ảnh cụ thể, giản dị: chân phải, chân trái, một bước, hai bước.gợi lên một không khí gia đình ấm cúng với hình ảnh một em bé chập chững bước đi trong vòng tay chờ đón của cha mẹ. Đoạn thơ đầy ắp sự ríu rít ngọt ngào của một mái nhà đầm ấm với tấm lòng yêu thương chăm chút của cha mẹ luôn nâng niu, đón chờ từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con.

- Từ “chạm”được sử dụng rất tự nhiên nhưng mang rõ dấu ấn sáng tạo của nhà thơ. Tiếng cười nói vốn là âm thanh vô hình, nhưng đã được hữu hình hóa, cụ thể hóa qua từ “chạm”, khiến chúng ta như thấy rõ niềm vui, sự hạnh phúc đang tràn ngập khắp cả ngôi nhà.

→ Con lớn lên bằng tình yêu thương, sự nâng niu, đón đợi của gia đình.

* Nghĩa tình của quê hương làng bản

Tác giả đã vận dụng lối diễn đạt của người vùng cao để xây dựng hình ảnh thơ. Những hình ảnh vừa cụ thể, gần gũi, vừa mang tính khái quát cao, giàu ý nghĩa biểu tượng. Bình dị, mộc mạc nhưng lại mang vẻ đẹp nên thơ:

 Người đồng mình yêu lắm con ơi

 Đan lờ cài nan hoa

 Vách nhà ken câu hát

 Rừng cho hoa

 Con đường cho những tấm lòng.

- Người đồng mình yêu lắm con ơi  Là cách gọi trìu mến của Y Phương để chỉ những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng dân tộc.  Cảm xúc bộc lộ một cách trực tiếp, hết sức tha thiết, chân thành “yêu lắm con ơi”.

→ Ngôn từ và hình ảnh thơ rất gần gũi quen thuộc với cuộc sống của con người vùng cao, nhưng cũng rất đẹp rất đáng yêu và giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- Dụng cụ bắt cá, dưới bàn tay của người Tày trở thành vật dụng mang tính nghệ thuật.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười nói vốn là âm thanh vô hình, nhưng đã được hữu hình hóa, cụ thể hóa qua từ “chạm”, khiến chúng ta như thấy rõ niềm vui, sự hạnh phúc đang tràn ngập khắp cả ngôi nhà. → Con lớn lên bằng tình yêu thương, sự nâng niu, đón đợi của gia đình. * Nghĩa tình của quê hương làng bản Tác giả đã vận dụng lối diễn đạt của người vùng cao để xây dựng hình ảnh thơ. Những hình ảnh vừa cụ thể, gần gũi, vừa mang tính khái quát cao, giàu ý nghĩa biểu tượng. Bình dị, mộc mạc nhưng lại mang vẻ đẹp nên thơ: Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng. - Người đồng mình yêu lắm con ơi à Là cách gọi trìu mến của Y Phương để chỉ những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng dân tộc. à Cảm xúc bộc lộ một cách trực tiếp, hết sức tha thiết, chân thành “yêu lắm con ơi”. → Ngôn từ và hình ảnh thơ rất gần gũi quen thuộc với cuộc sống của con người vùng cao, nhưng cũng rất đẹp rất đáng yêu và giàu sức gợi tả, gợi cảm. - Dụng cụ bắt cá, dưới bàn tay của người Tày trở thành vật dụng mang tính nghệ thuật. - Vách nhà đơn sơ mộc mạc không chỉ đan bằng tre nứa mà còn được “ken “bằng những câu hát ấm áp. - Cảnh rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở nuôi dưỡng con cả tâm hồn và lối sống : Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng. → Cuộc sống bình dị mà vui tươi, mà nên thơ, mà lãng mạn và đầy nghĩa tình. Và chính quê hương nghĩa tình ấy luôn đùm bọc che chở cho con được lớn lên. Đẹp biết bao và đáng yêu biết nhường nào, tâm hồn của “người đồng mình”: lãng mạn, vui tươi, trong sáng đến vô cùng. → Bằng những hình ảnh thơ đẹp,giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người miền núi, người cha muốn nói với con rằng:vòng tay yêu thương của cha mẹ, gia đình, nghĩa tình sâu nặng của quê hương làng bản- đó là cái nôi đã nuôi con khôn lớn, là cội nguồn sinh dưỡng của con. Con hãy khắc ghi điều đó. Đoạn thơ vừa là một lời tâm tình ấm áp, vừa là một lời dặn dò đầy tin cậy của người cha trao gửi tới con. Kết thúc bài thơ , tác giả gợi nhớ kỉ niệm đẹp cũng chính là nhắc nhở về cội nguồn sinh dướng của con : Cha mẹ vẫn nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời . Chính bản làng , quê hương đã tác hợp duyên lứa đôi của mẹ cha rồi từ đó những đứa con dân tộc Tày mạnh mẹ , giàu long yêu thương được sinh ra . Muôn đời vẫn thế : quê hương chính là cái nôi , là cội nguồn sinh dưỡng của con : 2. Người cha nói với con về truyền thống của quê hương. Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn - Nếu trên kia là”người đồng mình yêu lắm con ơi ”- yêu cuộc sống lao động vui tươi bình dị, yêu xóm làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thì đến đây “người đồng mình thương lắm con ơi ”- thương cho những vất vả nhọc nhằn, thương cho những nghèo đói lam lũ của con người quê hương!-> Đoạn thơ là một cách phô diễn khá mới lạ, mang đậm bản sắc của người miền núi: - Lấy cái cao cái xa của đất trời để làm thước đo kích cỡ của nỗi buồn và chí hướng = lối tư duy bằng hình ảnh , đậm chất người miền núi . Những nỗi niềm và khát vọng của họ mang tầm vóc của núi cao sông dài . è Một cách nói mang đậm dấu ấn, cách tư duy của người miền núi. Lấy cái cụ thể làm thước đo cho cái trìu tượng. Lấy cái cao, cái xa của đất trời để đo kích cỡ của nỗi buồn và chí hướng. Những nỗi niềm, khát vọng của họ mang tầm vóc của núi cao sông dài. Cũng từng gặp cách nói này của ông trong một bài thơ khác: Con ơi Cha muốn giữ nỗi buồn này lại Rồi thả cái khát khao ra cùng với gió trời (Tay trái) - Một loạt các hình ảnh rất quen thuộc trong cuộc sống của con người vùng cao: đá, thung, ghềnh, thác, suối, sông. Đó là không gian gần gũi của họ, đó cũng là những hình ảnh diễn tả những khó khăn chồng chất, là cái nghèo cái khó trong cuộc sống lam lũ của con người quê hương. à Những câu thơ với nhiều âm tiết khép, nhiều thanh trắc, cách ngắt nhịp dài ngắn không đều nhau, làm cho giọng thơ khi vươn dài đầy gắng gỏi, khi rút ngắn một cách chắc nịch, vừa gợi lên cái nhọc nhằn gian khó của cuộc sống, lại vừa thể hiện sự cứng cỏi, vững vàng đầy mạnh mẽ của con người quê hương. à Bên cạnh những hình ảnh diễn tả sự khó khăn chồng chất, điệp từ Sống đặt lên đầu mỗi câu thơ đã thể hiện cái tư thế kiêu hãnh hiên ngang của con người quê hương. Họ dám chấp nhận tất cả, dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách. Họ luôn sống mạnh mẽ, cứng cỏi, khoáng đạt như sông như suối, luôn gắn bó bền bỉ, thủy chung với quê hương cho dù đó còn là một quê hương nghèo khó, vất vả. àĐá”xuất hiện trong thơ Y Phương như một hình tượng đầy sức ám ảnh. Gập ghềnh gian khó là Đá, cứng cỏi hiên ngang cũng là Đá à Câu thơ là một cách nói mang đậm dấu ấn tư duy của người vùng cao. Lời thơ gân guốc, hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa giàu tính khái quát, làm rạng ngời lên vẻ đẹp của con người quê hương: vẻ đẹp của sự cần cù nhẫn nại, ý chí bền bỉ, nghị lực phi thường vẻ đẹp của sức mạnh tự cường, tinh thần tự chủ, bằng bàn tay khối óc, bằng ý chí, niềm tin và khát vọng, họ đã làm nên một quê hương với những truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào. àHãy tự hào về quê hương, hãy sống có ý chí và khát vọng, hãy luôn ngửng cao đầu và bước đi bằng niềm tin, nghị lực của chính mình. Đó là cách để con sống xứng đáng với quê hương. → Một lần nữa, quê hương lại hiện lên như một nguồn tiếp sức, nhưng không phải là sự vỗ về, chăm bẵm, chở che như thời còn thơ bé. Quê hương giờ đây cho con một tư thế, một lẽ sống, một niềm tin, ý chí vững vàng như đá núi, dài rộng như suối nguồn... - Bài thơ khép lại với một lời dặn dò Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé Nghe con → Vẫn bằng giọng thơ tha thiết nhưng có cả sự nghiêm nghị, rắn rỏi. Đó là những lời dặn dò ân cần tha thiết, nhưng cũng là một mệnh lệnh: Hãy tự tin vững bước trên đường đời dài rộng bằng chí khí mạnh mẽ và tâm hồn lớn lao. Hãy sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Nếu phần một bài thơ là một khúc hát nhẹ nhàng, tươi vui với hoa ngan ngát, với những ríu rit tiếng nói cười, với bao nghĩa tình thơm thảo, thì phần hai là một bản hành khúc vừa tha thiết vừa mạnh mẽ, mang âm hưởngcủa thác ghềnh, sông suối, mang theo cả hơi thở, cả chí khí, niềm tin , sức mạnh của con người quê hương. Qua đó người cha muốn trao gửi cho con niềm tin yêu, khát vọng... Bài thơ đã đi vào tâm trí người đọc trước hết bằng con đường của trực giác. Đó chính là sức mạnh của lối tư duy bằng hình ảnh – một nét không thể trộn lẫn của thơ Y Phương. 3. Nghệ thuật * Cách nói mang đậm dấu ấn tư duy, cách nghĩ, cách biểu cảm của con người miền núi. - Cách dùng từ, lối phô diễn rất giản dị, mộc mạc, tự nhiên như không hề có dấu vết của sự dụng công nghệ thuật nào. - Hình ảnh thơ gần gũi, chân thực nhưng giàu sức khái quát và mang một vẻ đẹp gân guốc, khỏe khoắn. - Giọng thơ rắn rỏi, ấm áp như hơi thở, như giọng nói của người vùng cao chí khí và mạnh mẽ nhưng cũng ngọt ngào yêu thương. - Qua đó, cảm xúc được bộc lộ một cách chân thật, hồn nhiên, trong sáng. → Đọc bài thơ có lúc ta như thấy đó là cánh võng êm ái, là sự vuốt ve đầy âu yếm, lại có lúc là đôi bàn tay chắc nịch, khỏe khoắn sẵn sàng nâng con dậy khi con vấp ngã trên đường đời. * Bài thơ làm hiện lên vẻ đẹp rất đáng yêu đáng quí của con người vùng cao: - Những con người với nghĩa tình chân thật, tâm hồn trong sáng, mạnh mẽ. - Những con người luôn cứng cỏi, kiên trung, giàu chí khí và niềm tin. * Hãy sống xứng đáng với gia đình, quê hương. Hãy ngẩng cao đầu và bước đi trên đường đời dài rộng bằng chí khí niềm tin mà quê hương đã trao gửi. *Bài thơ là tiếng nói tiêu biểu của hồn thơ Y Phương- một hồn thơ chân thật, mạnh mẽ, giàu trải nghiệm, với một chất giọng sâu lắng và đầy nội lực- Một chất giọng có âm hưởng của nắng gió, của sông suối, của thác ghềnh, của một cuộc sống còn nhiều những nhọc nhằn gian khó nhưng đầy chí khí và niềm tin. *Bài thơ là tiếng nói tiêu biểu của hồn thơ Y Phương- một hồn thơ chân thật, mạnh mẽ, giàu trải nghiệm, với một chất giọng sâu lắng và đầy nội lực- Một chất giọng có âm hưởng của nắng gió, của sông suối, của thác ghềnh, của một cuộc sống còn nhiều những nhọc nhằn gian khó nhưng đầy chí khí và niềm tin. III. TỔNG KẾT “Nói với con”là một bài thơ đậm đà bản sắc vùng cao và mang đậm dấu ấn phong cách Y Phương, một hồn thơ chân thật, mạnh mẽ, trong sáng với cách tư duy giàu hình ảnh, những suy tư giàu tính trải nghiệm về lẽ sống, về đạo lí làm người, về sự gắn bó chung thủy với quê hương làng bản. THAM KHẢO 1/ Khi nói về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ, có em đã biết đặt ra sự so sánh với bài thơ “Những cánh buồm”(Hoàng Trung Thông) để khẳng định: - Cũng thể hiện tình yêu, niềm tin, khát vọng của người cha muốn trao gửi con, nhưng trong thơ Hoàng Trung Thông là: Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây có cửa có nhà Những nơi đó cha chưa hề đi đến. Dù khát vọng ấy cũng rất lớn lao,đẹp đẽ thì người đọc vẫn nhận thấy sự khác biệt trong cách nghĩ, cách nói so với cách nói của người cha trong thơ Y Phương. Nếu câu thơ của Hoàng Trung Thông mang sẵn trong đó cái sắc vẻ mượt mà, lung linh, hư ảo cả trong lời nhắn gửi thì câu thơ của Y Phương lại mang cái sức mạnh gân guốc của một tâm hồn chân chất: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. Đó chỉ có thể là cách nói, cách thể hiện của con người vùng cao- những con người bộc trực, mạnh mẽ, đầy chí khí và niềm tin... 2/ Hoặc khi phân tích hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương “có em viết: ... Đã có rất nhiều câu thơ, bài thơ hay ca ngợi sức mạnh của con người trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, nhưng hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”trong bài thơ “Nói với con”của Y Phương là một hình ảnh thơ đẹp không thể lẫn lộn với bất cứ ai. Chỉ có những con người sinh ra, lớn lên trong cái “đá gập ghềnh”, “trong thung nghèo đói”với tâm hồn khoáng đạt như sông như suối, mạnh mẽ như núi như rừng mới có được cách nói, cách nghĩ như vậy...

File đính kèm:

  • docNOI VOI CON - Y PHUONG.doc