Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 7 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Long Thạnh

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Đề bài:

- Thuyết minh, cây lúa Việt Nam

2. Đáp án

3. Nhận xét

a. Ưu điểm:Có một số bài

- Nắm được đặc trưng phương pháp thuyết minh

- Bố cục 3 đoạn rõ ràng

- Nêu được các đặc điểm của cây lúa Việt Nam

- Diễn đạt có tính nghệ thuật, cảm xúc

- Sắp xếp các ý thuyết minh khoa học

b. Nhược điểm:

- Diễn đạt còn vụng

- Nội dung 1 số bài còn sơ sài, thiếu ý -> sự hiểu biết ít

- Một số chưa có ý thức vận dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả trong bài viết

- Viết câu chưa chuẩn?

4. Chữa lỗi chung:

- Lỗi diễn đạt: Do sắp xếp, dùng từ không chuẩn

- Lỗi dùng từ: Dùng không trúng ý

- Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu

- Trả bài: HS sửa lỗi

III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

 

doc16 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 7 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Long Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ. Vì nó là cách giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt có hiệu quả nhất, nó thể hiện lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua lời ăn tiếng nói mỗi người VD2: S/100. a) Dùng thừa từ đẹp, vì thắng cảnh đã có nghĩa là “cảnh đẹp”.ð Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh (cảnh đẹp) b) Dùng sai từ “dự đoán”, vì “dự đoán” có nghĩa là “đoán trước tình hình, sự việc nào đó xảy ra trong tương lai”. Vì vậy, ở đây chỉ có thể dùng các từ như: phỏng đoán, ước đoán, ước tính,ð Các nhà khoa học ước đoán chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm. c) Dùng sai từ “đẩy mạnh”, vì “đẩy mạnh” có nghĩa thúc đẩy cho phát triển nhanh lên. Nói về quy mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp, chứ không thể nhanh hay chậm được. ð mở rộng quy mô đào tạo * Ghi nhớ: S/100. II. RÈN LUYỆN ĐỂ LÀM TĂNG VỐN TỪ: VD: S/100-101. - Phân tích quá trình trau dồi vốn từ của thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân. - Học hỏi để hiểu thêm những từ mà mình chưa biết. * Ghi nhớ: S/101. Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ . III. LUYỆN TẬP : Bài tập 1: S/101. (b) (a) (b) Bài tập 2: S/101-102. a) Tuyệt: - dứt, không còn gì: + tuyệt chủng: mất hẳn nòi giống. + tuyệt giao: cắt đứt quan hệ. + tuyệt tự: không có con trai nối dõi. + tuyệt thực: nhịn ăn hoàn toàn. - cực kì, nhất: + tuyệt đỉnh: tác phẩm nghệ thuật hoàn mĩ. + tuyệt mật: giữ bí mật tuyệt đối. + tuyệt tác: tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ. + tuyệt trần: nhất trên đời, không có gì sánh bằng. b) Đồng: cùng nhau, giống nhau: + đồng âm: có âm giống nhau. + đồng bào: cùng nòi giống, cùng Tổ quốc. + đồng bộ: các bộ phận hữu quan phối hợp với nhau một cách nhẹ nhàng. + đồng chí: người cùng chí hướng. + đồng dạng: có cùng một dạng như nhau. + đồng khởi: cùng vùng dậy chống kẻ địch + đồng môn: cùng thầy, cùng lớp + đồng niên: cùng một tuổi + đồng sự: cùng làm việc tại một nơi - trẻ em: + đồng ấu: trẻ em còn nhỏ (6 hoặc 7 tuổi) + đồng dao: lời hát dân gian của trẻ em. + đồng thoại: truyện viết cho trẹ em. - (chất) đồng: trống đồng: trống được làm bằng đồng. Bài tập 3: S/102. a) Về khuya, đường phố rất im lặng. → Thay baèng: “vaéng laëng” b) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đaõ thaønh lập quan hệ ngoại giao với hầu hết caùc nước treân thế giới. → Thay baèng: “thieát laäp” c) Những hoạt động từ thiện của oâng khiến chuùng toâi rất cảm xuùc. → Thay baèng: “caûm ñoäng” Bài tập 4: S/102. Tiếng Việt là một thứ viếng nói “muôn vàn giàu có”, nó có khả năng diễn đạt mọi cấp độ tư tưởng, tình cảm phong phú và tinh tế của con người. Chỉ với một cây lúa thôi, “thế giới ngôn ngữ” miêu tả về nó đã đủ khiến cho một nhà thơ phải giật mình: Gió đông là chồng lúa chiêm Gió bấc là duyên lúa mùa Được mùa lúa, úa mùa cau Được mùa cau, đau mùa lúa Chiêm khôn hơn mùa dại Mùa nứt nanh, chiêm xanh đầu Lúa chiêm nép ở đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. Vì vậy, nhà thơ cho rằng đừng vì những mùa bội thu vật chất mà quên mất “cả một mùa ngôn ngữ đẹp đẽ” trong ứng xử hàng ngày. Muốn giữ gìn sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc, xin hãy bắt đầu từ việc đọc tập lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động. * Tóm lại: Tiếng Việt chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng, và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của những người ngôn dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phảI học tập lơì ăn tiếng nói của họ. Bài tập 5: S/103. * Để làm tăng vốn từ, cần phải: - Chú ý quan sát, lắng nghe lời ăn tiếng nói hằng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình. - Đọc sách báo, nhất là những tác phẩm văn học mẫu mực của các nhà văn nổi tiếng. - Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe được, đọc được. Gặp những từ ngữ khó không tự giải thích được thì tra cứu từ điển hoặc hỏi người khác, nhất là hỏi thầy, cô giáo. - Tập sử dụng những từ ngữ mới trong những hoàn cảnh giao tiếp thích hợp. Bài tập 6: S/103. a) điểm yếu b) mục đích cuối cùng c) đề đạt d) láu táu e) hoảng loạn Bài tập 7: S/103. a) - Nhuận bút: tiền trả cho người viết một tác phẩm. - Đặt câu: Anh ấy vừa lĩnh tiền nhuận bút của cuốn sách mới. - Thù lao: trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra. - Đặt câu: Anh ấy nhận được một khoản thù lao khá hậu hĩnh. b) - Tay trắng: không có chút vốn liếng, của cải gì. - Đặt câu: Từ tay trắng mà anh ấy làm nên sự nghiệp. - Trắng tay: bị mất hết của cải, tiền bạc, không có gì. - Đặt câu: Nó bị một cú lừa trắng tay. c) - Kiểm điểm: xem xét, đánh giá lại từng cái hoặc từng việc để có được một nhận định chung. - Đặt câu: Vì không làm bài tập nên cậu ấy mới phải làm bản kiểm điểm. - Kiểm kê: kiểm lại từng cái, từng món để xác định số lượng và chất lượng của chúng. - Đặt câu: Anh ấy đang kiểm kê tài sản của mình. d) - Lược khảo: nghiên cứu một cách khái quát những cái chính, không đi vào chi tiết. - Đặt câu: Tôi đang lược khảo văn bản “PCHCM”. - Lược thuật: kể, trình bày tóm tắt. - Đặt câu: Tôi đang lược thuật câu chuyện “CBBD”. Bài tập 8: S/104. đấu tranh - tranh đấu, thương yêu - yêu thương, tình nghĩa - nghĩa tình, chờ đợi - đợi chờ, triển khai - khai triển, màu sắc - sắc màu ; dào dạt - dạt dào, xác xơ - xơ xác, nhớ nhung - nhung nhớ, thiết tha - tha thiết, đau đớn - đớn đau, khát khao - khao khát, phất phơ - phơ phất, ngất ngây - ngây ngất, Bài tập 9: S/104. Bất (không,chẳng) : bất biến, bất bình đẳng, bất chính , bất công, bất diệt,... Bí (kín) : bí mật, bí danh, bí ẩn, bí hiểm, bí quyết, bí truyền, Đa (nhiều) : đa cảm, đa dạng, đadiện, đa giác, đa khoa, đa nghi, đa nghĩa, Đề (nâng, nêu ra) :đề án, đề bạt, đề cao, đề cập, đề cử,đề đạt, đề nghị, đề xuất, Gia (thêm vào) : gia cố, gia công, gia hạn, gia giảm, gia vị, Giáo (dạy bảo) : giáo án, giáo dục, giáo khoa, giáo vụ, giáo viên, giáo sư, Hồi (về, trở lại) : hồi phục, hồi hương, hồi sinh hồi tâm, hồi tỉnh, hồi xuân, Khai (mở, khơi) : khai bút, khai chiến, khai giảng, khai hoá, khai hoang, khai mạc, Quảng (rộng rãi): quảng cảnh, quảng cáo, quảng đại, quảng giao, quảng trường, Suy (sút kém) : suy đồi, suy nhược, suy tàn, suy thoái, suy vi, Thuần (ròng, không pha tạp) : thuần chủng, thuần khiết, thuần nhất, thuần tuý, Thủ (đầu, đầu tiên, đứng đầu) : thủ đô, thủ khoa, thủ lĩnh, thủ phủ, thủ trưởng, Thuần (thật, chân thật, chân chất) : thuần hậu, thuần phác, Thuần (dễ bảo, chịu khiến) : thuần dưỡng, thuần hoá, Thuỷ (nước): thuỷ chiến, thuỷ thủ, thuỷ điện, thuỷ lôi, thuỷ lợi, thuỷ lợi, thuỷ lực, thuỷ sản, thuỷ tạ, thuỷ triều, thuỷ vân, Tư (riêng) : tư hữu, tư lợi, tư nhân, tư thù, tư thục, Trữ (chứa, cất) : trữ lượng, dự trữ, lưu trữ, tàng trữ, tích trữ, Trường (dài) : trường ca, trường trinh, trường cửu, trường kì, trường sinh, trường thiên, trường thọ, trường tồn, Trọng (nặng, coi nặng, coi là quý) : trọng âm, trọng dụng, trọng đại, trọng điểm, trọng tâm, trọng thương, trọng thưởng, trọng trách, Vô (không, không có): vô biên, vô bổ, vô can, vô chủ, vô cùng, vô danh, vô dụng, vô duyên, vô đề, vô địch, vô điều kiện, vô định, vô giá, vô giá trị, vô hại, vô hiệu, vô hình, vô học, vô ích, vô lại, vô lí, Xuất (đưa ra, cho ra) : xuất bản, xuất chinh, xuất gia, xuất giá, xuất hành, xuất khẩu, xuất ngũ, xuất siêu, đề xuất, trục xuất, Yếu (quan trọng) : yếu điểm, yếu lược, yếu nhân, chính yếu, cốt yếu, cơ yếu, trích yếu, xung yếu, ĐỌC THÊM Đã có không ít nhà văn nhà thơ nêu cao tấm gương học hỏi, gạn lọc ngôn ngữ đời thường của những người lao động chân lấm tay bùn những hạt vàng, làm tăng thêm sức hấp dẫn cho trang sách của mình. Những năm tháng cuối đời, nhà thơ Nguyễn Bính làm việc ở Ty Văn hóa Nam Hà. Một đêm, ông trằn trọc không ngủ nổi chỉ vì một chữ còn khuyết trong câu thơ nọ. "Hạt mạ mầm mạ gieo xuống đất, bén rễ rồi trỗi dậy, nhỏm dậy, vươn dậy, nhú thẳng cái thân non bé xíu. Hiện tượng ấy gọi là gì nhỉ?". Cứ thế, nhà thơ suy nghĩ lung lắm. Không biết bao lần ông vùng dậy hút thuốc lào, nhưng con chữ mà ông đang lần tìm kia thì vẫn cứ chơi trò ú tim. Chợt nhà thơ "à" lên một tiếng, như bừng tỉnh. Đây rồi: mạ đã ngồi. Con chữ sống động mà một lần ông được nghe từ miệng người nông dân đã "bật mầm" trong trí ông lúc này. Nguyễn Bính đặt bút viết: Mộng một đêm qua mạ đã ngồi. Cây lúa được người nông dân bao đời coi như con người: nó sống, nó cử động, nó nằm, nó ngồi, nó lớn, rồi nó đứng cái. Nguyễn Bính tỏ ra rất tâm đắc với con chữ vừa tìm ra ấy (theo Chu Văn, Lời bạt "Tuyển tập Nguyễn Bính", NXB Văn học, 1986). Nhà văn Nguyễn Thế Phương trong bài "Nghĩ về viết truyện" có kể: "Một lần tôi đi đường bằng xe đạp. Trước mặt tôi là hai người đàn bà gánh gánh, tôi bóp chuông. Cái chuông xe không kêu. Tôi lánh xe sang bên liền bị người đàn bà gánh gánh trẻ nhất cười và chế nhạo tôi: Xe anh này chuông điếc". Nguyễn Thế Phương phân tích: "Cái chuông điếc là cái chuông xe không kêu. Thì ra từ điếc không phải chỉ có nghĩa là tai không nghe được. Người điếc là người không nghe được tiếng người. Làm điếc tai người ta là làm ồn khiến người ta khó chịu. Rồi đến củ lạc điếc là củ lạc lép, không có hột. Đến cái chuông điếc thì thật là giỏi". Nguyễn Thế Phương xuýt xoa: "Ngôn ngữ dân gian nước ta phong phú là thế. Tôi ghi trong sổ tay, giật mình lấy làm lạ về sự phong phú của ngôn ngữ dân tộc mình". Với nhà văn Tô Hoài thì việc học tập ngôn ngữ quần chúng đã trở thành "chủ trương" của ông: "Bao giờ đi thực tế tôi cũng ghi vào sổ những câu hay. Ví dụ nghe người ta nói: đất át, về nhà tôi ghi đất át, nghe người ta nói cái cuốc ngáp, tôi ghi cái cuốc ngáp"... Hoặc khi Tô Hoài viết "sao mắt cua" thì ông giải thích: "Sao mắt cua là tiếng của làng Cát Động. Ngôi sao hiện ra lúc chập tối nó cứ thây lẩy như mắt cua" (dẫn theo "Hỏi chuyện các nhà văn", NXB Tác phẩm mới, 1977). Trên đây chỉ là một số dẫn chứng ít ỏi về tinh thần học hỏi quần chúng nhân dân lao động, đặc biệt là thôn dân, của các nhà văn ta. 

File đính kèm:

  • docThanh Nguyen Ngu van 9 Tuan 7 cktkn.doc