Giáo án dạy thêm Ngữ Văn 9 - Bản đẹp 2 cột - Phạm Thị Liên

Yêu cầu HS dựa vào SGK để trả lời nội dung sau :

- Thế nào là văn thuyết minh ?

- Yêu cầu chung của bài Thuyết minh là gì ?

- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của HS.

- Đưa ra một số đề văn, yêu cầu HS xác định đề văn Thuyết minh, giải thích sự khác nhau giữa đề văn thuyết minh với các đề văn khác.

- Hướng dẫn HS đi đến nhận xét : Đề văn Thuyết minh không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm mà yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích.

- Hãy ra một vài đề văn thuộc dạng văn Thuyết minh ?

- Em hãy nêu các dạng văn Thuyết minh và nêu sự khác nhau giữa các dạng đó ?.

- Em hãy kể tên các phương pháp thuyết minh thường sử dụng ?

 

doc99 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy thêm Ngữ Văn 9 - Bản đẹp 2 cột - Phạm Thị Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Bài mới: Giới thiệu bài: 1p Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức: Hoạt động 1: GV giúp học sinh định hướng chọn tiêu đề để phân tích làm nổi bật GTND, GTNT của đoạn trích. Hãy phát hiện những đặc điểm chung của các nhân vật trong truyện ? Hs làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày. Hoạt động 2: Giúp các em tìm hiểu điểm riêng của các nhân vật . Em hãy phát hiện những nét riêng đáng yêu của mỗi nhân vật ? Cách giới thiệu nhân vật của tác giả như thế nào ? Nghệ thuật xây dựng nhân vật? Hs làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày. Hoạt động 3 : GV hướng dẫn HS đánh giá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Hãy nêu giá trị ND-NT qua phân tích. Hoạt động 4 : GV hướng dẫn HS luyện tập để củng cố kiến thức. Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm chọn một nội dung, lần lượt trình bày lớp góp ý, GV cho điểm III. Tìm hiểu văn bản: 1. Những điểm chung của 3 nhân vật : -Hoàn cảnh sống,chiến đấu đầy cam go ác liệt -Đo khối lượng đất cần lấp,đếm phá bom chưa nổ. - Cùng chịu đựng những khó khăn như : Luôn căng thẳng thần kinh,phải đối mặt với công việc nguy hiểm và chịu những thiệt thòi. -Họ là những cô gái dễ xúc cảm,hay mơ mộng -Họ là những con người dũng cảm,có trách nhiệm,tình đồng đội cao . ® Đây chính là những con người lý tưởng, những mẫu hình chung của đất nước thời chiến tranh 2. Những điểm riêng của các nhân vật. a. Phương Định : * Tự đánh giá về mình: Tôi là con gái Hà Nội. Tôi là một cô gái khá -Là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên , hay mơ mộng và thích hát. -Luôn giành sự yêu thương quan tâm đến chị Thao và đồng đội *. Tâm lí trong một lần phá bom: Miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ: -Mưu trí dũng cảm trong khi làm nhiệm vụ. Nghệ thuật: miêu tả sinh động, chân thực làm nổi bật thế giới nội tâm phong phú, nhưng trong sáng, không phức tập *) Chị Thao : - Luôn bình tĩnh trước mọi tình huống . -Thích chép bài hát nhưng không hát được (Nhạc sai,giọng chua ) -Quan tâm ân cần với tất ca ûnhư một người chị mẫu mực. *) Nhân vật Nho : có nhiều nét ngây thơ trẻ con... ®Ba cô gái hồn nhiên, lạc quan dũng cảm, công việc nguy hiểm khó khăn, cận kề cái chết, trong điều kiện sống chiến đấu gian khổ khốc liệt tình đồng đội gắn bó. 2. Tổng kết : Nghệ thuật : - Trần thuật theo ngôi thứ nhấtõ, miêu tả nội tâm nhân vật chính xác, nghệ thuật xây dựng nhân vật thể hiện bằng hành động, tâm lý, ngôn ngữ phù hợp, giọng văn trẻ trung thoải mái giàu chất nữ tính. Tác giả còn thể hiện là người am hiểu nhân vật và cảnh chiến trường. Nội dung : Tinh thần lạc quan dũng cảm tâm hồn trong sáng hồn hậu, nhạy cảm, một thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ được hiện lên chân thực sinh động, thể hiện những phẩm chất trong sáng truyền thống của dân tộc. 3. Luyện tập : IV. Củng cố – dặn dò : - Củng cố : Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đã gợi cho em những liên tưởng gì ? - Dặn dò : Chuẩn bị kĩ cho tiết chương trình địa phương. Phần tập làm văn.Xem lại bài viết . Ngày soạn :4//4 Tiết 31 LUYỆN TẬP GHI BIÊN BẢN A.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hiểu các yêu cầu của biên bản và cácloại biên bản thưởng gặp trong thực tế cuộc sống . - Rèn kĩ năng viết biên bản cho học sinh. - Rèn luyện ý thức học tập, yêu thích bộ môn. B Chuẩn bị: - Thầy : Nghiên cứu ví dụ,tài liệu liên quan. - Trò: Tìm hiểu ví dụ mẫu . C Tiến trình lên lớp: I/Ổn định nề nếp II/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh . III/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò: Hoạt động 1: Hs nhắc lại đặc điểm của biên bản. Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách viết biên bản. Tên của biên bản được viết như thế nào? Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản? Phần kết thúc củabiên bản gồm có những mục nào? Hoạt động 3 : GV hướng dẫn HS luyện tập. HS đọc yêu cầu bài tập 1 và trả lời. GV chữa, kết luận. HS đọc bài tập 2 và viết biên bản GV gọi 1 số em trình bày, GV chữa và cho điểm động viên. Nội dung kiến thức: I. Đặc điểm của biên bản: II. Cách viết biên bản. 1. Phần mở đầu : Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia và chức trách của từng người. 2. Phần nội dung : Diễn biến và kết quả của sự việc. Nội dung của văn bản cần trình bày ngắn gọn, đầy đủ, chính xác. Thời gian kết thúc, chữ ký và họ tên của các thành viên. III. Luyện tập : Bài 1 : Lựa chọn tình huống viết văn bản. - Ghi lại diễn biến và kết quả của đại hội chi đội. - Chú công an ghi lại biên bản một vụ tai nạn giao thông. - Nghiệm thu phòng thí nghiệm. Bài 2 : Tập viết biên bản. Yêu cầu đúng quy định, IV. Củng cố – dặn dò : - Củng cố : Tập viết 1 biên bản ngắnvề nội dung sinh hoạt lớp. - Dặn dò : Hoàn thành bài tập. Ngày soạn :7/4 Tiết 32: LUYỆN TẬP RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG A.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình ngoài đảo hoang bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự họa của nhân vật - Phân tích được những giá trị nội dung nghệ thuật . - Giáo dục học sinh tinh thần vượt qua những khó khăn, sống lạc quan. B. Chuẩn bị: - Thầy : Soạn bài, tìm tư liệu ,tranh ảnh liên quan. -Trò: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi. C. Tiến trình lên lớp: I/ Ổn định nề nếp: Nắm sĩ số. II/ Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “ Những ngôi sao xôi”? III/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức. Hoạt động 1: Ôân kiến thức cơ bản GV:Nhắc lại những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật? Hoạt động 2 : GV hướng dẫnluyện tập. Hãy miêu tả bức chân dung của Rô-bin-xơn qua lời tự thuật của nhân vật? Mặc dù vậy khi khắc họa bức chân dung của mình, Rô-bin-xơn có lời kể nào than phiền, đau khổ không? Nêu cảm nhận của em về nhân vật Rô-bin-xơn? GV nêu câu hỏi. Hs làm việc cá nhân, sau đó trình bày miệng. Lớp nhận xét, gv bổ sung. I.Ôn kiến thức cơ bản: 1. Nghệ thuật : Ngôn ngữ kể chuyện với giọng điệu hài hước. 2.Nội dung : Tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn ở ngoài đảo hoang. II.Luyện tập: 1. Bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn. - Trang phục: (Kì dị, lạ lùng, và nực cười). + Mũ : Làm bằng da dê. + Aùo : Bằng da dê dài chừng hai bắp đùi. + Quần loe bằng da dê. Tự tạo đôi ủng. - Trang bị : Thắt lưng, cưa, rìu con, túi đựng thuốc. Đạn, dù, súng. - Diện mạo : + Không đến nỗi đen cháy. + Râu ria cắt tỉa theo kiểu Hồi giáo. Khi khắc họa bức chân dung của mình, Rô-bin-xơn không hề tỏ ra than phiền, đau khổ. Qua đó chứng tỏ một tinh thần rất lạc quan. 2. Căn cứ vào những chi tiết có trong văn bản, hãy hình dung và kể lại bằng lời của em về cuộc sống đầy gian khổ và tinh thần lạc quan, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn của nhân vật Rô-bin –xơn ngoài đảo hoang trong thời gian ấy. Gợi ý: Bài làm cần nêu bật được ba ý lớn: -Cuộc sống đầy gian khổ của Rô-bin –xơn -Y chí quyết tâm khắc phục mọi khó khăn của Rô-Bin-xơn -Tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn IV. Củng cố – dặn dò : - Tác phẩm đã để lại cho em những suy nghĩ gì ? - Truyện có thể coi là tấm gương được không ? - Ôân toàn bộ kiến thức đã học. Tiết sau kiểm tra. Ngày soạn :24/04 Tiết 33 TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI A.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hệ thống hóa kiến thức văn học nước ngoài. Qua đó có cái nhìn khái quát về thể loại, nội dung, hình thức, nghệ thuật. Cảm nhận tiếng nói chung của văn học. - Rèn kĩ năng so sánh đối chiếu và đánh giá nhìn nhận cho các em. - Giáo dục ý thứchọc tập nghiêm túc. Yêu thích văn học nước ngoài. B. Chuẩn bị: - Thầy : Hệ thống tác giả,tác phẩm. - Trò: Ôn tập kỹ các văn bản kiến thức đã học. C. Tiến trình lên lớp: I/Ổn định nề nếp: II/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. III/ Bài mới: Hoạt đôïng của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1:Gv yêu cầu hs lập bảng khái quát các văn bản đã học ở lớp 9 theo mẫu. Gọi 1 em lên bảng làm. Lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Luyện tập Gv cho hs suy nghĩ, phát biểu cảm nghĩ về nhân vật mà mình yêu thích. Gọi hs đứng lê trình bày. Lớp nhận xét. Gv bổ sung. Hoạt động 3: Hs viết đoạn văn nghị luận, trình bày cảm nhận về đoạn trích. Hs viết bài. Gv gọi mọt số em đọc và nhận xét. Bài tập1. Tác phẩm Tác giả Thể loại Nội dung Bài tập 2: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật thuộc tác phẩm văn học nước ngoài mà em yêu thích. Bài tập 3: Cảm nhận của em về đoạn trích “ Rô Bin xơn ngoài đảo hoang” Gợi ý: Đoạn trích đã khắc hoạ nhân vật qua: -Diện mạo: -Trang phục: -Trang bị: Qua đó làm nổi bật tinh thần lạc quan, nghị lực của Rô-bin-xơn. IV. Củng cố – dặn dò : - Củng cố : Khái quát lại các nội dung đã ôn - Dặn dò : Nắm kĩ kiến thức đã học. - Làm thêm bài tập ở sách BTNV.

File đính kèm:

  • docGA Van 9(3).doc