Giáo án Hướng nghiệp Khối 11 - Bản đẹp 2 cột

I. MỤC TIÊU:

1.Về kiến thức:

- Hiểu được vị trí của ngành Giao thông vận tải và ngành Địa chất trong xã hội.

- Biết đặc điểm yêu cầu của 2 ngành này.

2.Kỹ năng:

Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc 2 ngành trong giai

đoạn hiện nay.

3.Thái độ:

Có ý thức liên hệ bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT.

 

II. CHUẨN BỊ:

- Nội dung: Nghiên cứu chủ đề 1 (SGV) và các tài liệu liên quan.

- Đồ dùng: Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải, địa chất hoặc phim ảnh.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

- Ổn định lớp kiểm tra sĩ số

- Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề

(Nếu tổ chức Hội thảo thì phải chia nhóm phân công người dẫn chương trình, thường chia 4 nhóm)

 - Tiến trình bài giảng:

 

doc29 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hướng nghiệp Khối 11 - Bản đẹp 2 cột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thị trường lao động? Gợi ý: Thực chất là tất cả chúng ta ngồi đây phấn đấu học tập cũng chính là để có 1 nghề làm việc trong tương lai nhưng tại sao ở Việt Nam chúng ta hiện nay lại có phần nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp lại không có việc làm hoặc phải đi làm trái nghề 4. Giáo viên cho học sinh thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. Gợi ý: Điều đó chứng tỏ có mối liên hệ chặt chẽ giữa quyết định chọn nghề với nhu cầu thị trường (Quan hệ cung cầu). ở đây muốn nói sự ăn khớp giữa đào tạo nghề với nhu cầu thị trường lao động là rất quan trọng vì vậy muốn có định hướng đúng đắn chúng ta phải thấy được những đặc điểm của ngành kinh tế của nước ta hiện nay. 5. Giáo viên giới thiệu khái quát về thị trường lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Gợi ý: Tuy đa dạng và phức tạp nhưng có thể phân thành 3 khu vực sau: a. Thị trường lao động Nông - Lâm - Ngư nghiệp: Giáo viên có thể cho học sinh xem băng hình để các em được biết trực quan 1 số nghề thuộc Nông – Lâm – Ngư nghiệp sau đó giáo viên nhấn mạnh về cơ bản nước ta là nước nông nghiệp đang trên đà CNHHĐH các ngành nghề trong lĩnh vực này cũng đang từng bước được cơ khí hóa và tự động hóa sẽ thu hút những học sinh có trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất. - Các ngành Thủy sản của nước ta cũng có nhiều thuận lợi để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vì vậy nhu cầu lao động cũng rất lớn. b. Thị trường lao động công nghiệp Giáo viên cần nhấn mạnh trong thời gian tới nước ta phải xây dựng một số cơ sở công nghiệp nặng như dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất phân bón, vật liệu xây dựng v.v. Bên cạnh đó phải phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nhệ cao nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hóa. Từ tình hình trên cho chúng ta thấy lĩnh vực công nghiệp cũng cần một đội ngũ rất lớn những lao động có tri thức trình độ chuyên môn cao nếu chúng ta chuẩn bị hành trang thì chắc chắn sẽ tìm được cho mình chỗ đứng vững vàng. c. Thị trường kinh doanh dịch vụ Giáo viên cũng cần nhấn mạnh rằng: Theo định hướng phát triển kinh tế của đất nước lĩnh vực kinh doanh dịch vụ của nước ta sẽ ngày một chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bao gồm rất nhiều ngành nghề từ hoạt động thương mại đến các dịch vụ như ngân hàng, tài chính tiền tệ, vận tải hàng hóa, du lịch, dịch vụ kỹ thuật, tư vấn các loại, vui chơi giải tríĐiều đó cho thấy nhu cầu về nhân lực của lĩnh vực này ngày 1 tăng sẽ thu hút một lực lượng trẻ tham gia. Sau khi học sinh tham gia thảo luận các nội dung có liên quan tới thị trường lao động các lĩnh vực trên, giáo viên tiếp tục đặt vấn đề: Tuy nhiên làm thế nào để thanh niên học sinh nắm bắt được nhu cầu của thị trưường lao động để định hướng và quyết định cho mình nghề nghiệp đúng đắn nhất? Thanh niên học sinh cũng có thể đến các Trung tâm Tư vấn lao động, trung tâm giới thiệu việc làm. ở đây các em sẽ được cung cấp các thông tin về hướng chọn nghề, về thị trường lao động, về nhu cầu nhân lực của địa phương và của cả nước. Hoạt động 1: Trình bày những mơ ước của mình. Từng bạn lên trình bày ước mơ nghề nghiệp của mình. Sau mỗi em trình bày giáo viên có thể hỏi thêm các câu hỏi: Học sinh trình bày những yếu tố tác động đến quyết định chọn nghề của mình và trả lời mối liên hệ giữa nhu cầu thị trường với sự quyết định chọn nghề. Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố tác động tới quyết định chọn nghề của học sinh Học sinh thảo luận sau đó phát biểu theo tinh thần sung phong hoặc giáo viên chỉ định. Có thể mỗi học sinh trình bày 1 phần bằng nhận thức của mình. Học sinh lắng nghe giáo viên nêu khái quát về đặc điểm của thị trường lao động nước ta trong giai đoạn hiện nay. Học sinh phát biểu ý kiến của mình về thị trường lao động ở nước ta. Em có thông tin gì về thị trường lao động của nước ta hiện nay? Học sinh xem phim về 1 số ngành nghề thuộc lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp sau đó cho biết tên các nghề mà em quan sát được. Học sinh kể tên 1 số nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp mà em biết được qua phim ảnh báo chí. Học sinh phát biểu ý kiến của mình về thị trường lao động trong công nghiệp. Học sinh kể tên 1 số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ qua xem băng hình, báo chí và hiểu biết của mình. Học sinh phát biểu ý kiến của mình về thị trường lao động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Học sinh có thể nêu tên các báo, tạp chí thường có nội dung liên quan đến thông tin nghề nghiệp và kể tên các Trung tâm Tư vấn lao động ở địa phương mà mình biết. Học sinh phát biểu về quan điểm của bố, mẹ mình trong định hướng nghề nghiệp cho con. IV- Tổng kết đánh giá: - Nhận xét đánh giá vè thái độ học tập của học sinh. Nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề. - Động viên các em hãy nuôi những ước mơ nghề nghiệp từ bây giờ trên cơ sở chúng ta nắm bắt được đầy đủ những thông tin về thị trường lao động của địa phương và đất nước. - Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung cho buổi sau với chủ đề “Tôi muốn đạt được ước mơ” ....................................................................................... Chủ đề 8 tham quan trường đại học (hoặc cao đẳng) trung học chuyên nghiệp, dạy nghề tại địa phương (3 tiết) I- Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Biết các yêu cầu tuyển sinh, chuyên môn đào tạo và điều kiện học tập của sinh viên của trường tham quan. 2. Kỹ năng: - Biết thông tin về nhu cầu của thị trường lao động đối với sinh viên tốt nghiệp của trường. 3. Thái độ: Có ý thức liên hệ với bản thân trong việc chọn trường sau khi tốt nghiệp THPT II- Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nghiên cứu kỹ chủ đề 7 (SGV) và các tài liệu có liên quan Xin phép lãnh đạo nhà trường về kế hoạch, địa điểm tham quan. - Liên hệ với Lãnh đạo cơ sở tới tham quan để họ có sự chuẩn bị kế hoạch tiếp đón về ngày giờ tham quan, mục đích buổi thăm quan, nêu thuận lợi khó khăn để cơ sở thăm quan tạo điều kiện giúp đỡ. - Lập danh sách các thành viên trong đoàn, địa chỉ và số điện thoại. - Có sự thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh và nhà trường về kế hoạch tham quan. - Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho buổi tham quan như giấy giới thiệu, giấy cam kết của cha mẹ học sinh và nhà trường về chuyến tham quan, kế hoạch làm việc, các dụng cụ thuốc men sơ cấp cứu mẫu phiếu điều tra cho học sinh (bản thu hoạch sau buổi tham quan) - Chuẩn bị quà tặng: 2. Đối với học sinh: - Tìm hiểu mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của buổi tham quan. - Xin phép cha mẹ - nắm được kế hoạch thời gian của buổi tham quan, địa điểm tập trung, cách thức tổ chức đi. - Nắm được nội quy của buổi thăm quan. - Biết cách tìm hiểu và ghi chếp những thông tin về buổi thăm quan. - Chuẩn bị mẫu phiếu thu hoạch dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Lớp trưởng chuẩn bị lời cảm ơn. - Chuẩn bị các đồ dùng cá nhân khác. III- Tiến trình tổ chức buổi tham quan: Thời gian Hoạt động Người thực hiện Địa điểm Phương tiện, phương pháp tiến hành Từ. đến. Hoạt động 1: Tổ chức lớp đến địa điểm tham quan. - Học sinh (HS) đến địa điểm tập kết. - Tập hợp toàn lớp để nắm sĩ số, phổ biến nội quy thăm quan Các nhóm trưởng (Tổ trưởng) - Lớp trưởng - Thầy cô Tùy trường tổ chức: Có thể cho HS đến thẳng địa điểm thăm quan hoặc tâp trung tại trường rồi đi Tùy từng địa phương: Bằng xe Ôtô hoặc xe đạp Từ. đến. Hoạt động 2: Gặp gỡ đại diện, lãnh đạo cơ sở thăm quan để nghe giới thiệu về trường thăm quan: Giới thiệu 1 số nét chung, khái quát về truyền thống của nhà trường, quy mô đào tạo, thành tích mà nhà trường đã đạt được, kế hoạch phát triển của nhà trường; trả lời một số thắc mắc của HS; phổ biến 1 số nội quy khi thăm quan nhà trường Đại diện cơ sở thăm quan làm việc với đoàn. Tại Hội trường của trường thăm quan Nói chuyện trực tiếp, cho HS xem băng hình ghi lại các sự kiện quan trọng của nhà trường Từ. đến. Hoạt động 3: Tiến hành thăm quan nhà trường: HS chia thành từng nhóm nhỏ đi thăm quan theo hướng dẫn của đại diện nhà trường. Trước hết thăm quan khu hiệu bộ của nhà trường gồm các phòng ban làm việc của lãnh đạo, các phòng ban nhà truyền thống, khu giảng đường, khu thí nghiệm, thư viện, khu thể thao giải trí, dịch vụ, khu ký túc xá sinh viên Các cán bộ đại diện của trường sở tại hướng dẫn cùng thầy cô giáo hướng dẫn Khu làm việc của Ban giám hiệu, các phòng ban, nhà truyền thống, khu giảng đường, khu thí nghiệm, thư viện, khu thể thao giải trí, dịch vụ, khu ký túc xá sinh viên Giới thiệu từng phòng cụ thể cho HS Từ. đến. Hoạt động 4: Đoàn thăm quan trở về hội trường giao lưu với cán bộ giáo viên của trường đến thăm quan tại đây HS sẽ nêu các câu hỏi thắc mắc, các vấn đề HS quan tâm như: Điều kiện tuyển sinh, môn thi, thời gian học, bằng cấp sau khóa học, học phí, tỷ lệ HS có việc làm ngay sau khi ra trường, chiến lươc phát triển của nhà trường, đại diện HS phát biểu cảm tưởng, cám ơn nhà trường đã tạo điều kiện thăm quan và tặng quà Cán bộ đại diện nhà trường; thầy cô giáo hướng dẫn. Lớp trưởng, SVHS đến thăm quan Hội trường Trao đổi Từ. đến. Hoạt động 5: Kết thúc buổi thăm quan HS hoàn thành phiếu thu hoạch. đánh giá buổi thăm quan nhận xét, đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức thăm quan, tinh thần thái độ của nhóm, cá nhân trong buổi thăm quan. Nghe thầy cô giáo nhắc nhở về tuân thủ luật giao thông khi về nhà không được la cà, đi chơi tiếp. Học sinh thực hiện Thầy cô thực hiện Viết phiếu thu hoạch. Đàm thoại. Từ. đến. Hoạt động 6: Chấm phiếu thu hoạch của HS. Trên cơ sở đó thầy cô tổ chức buổi thảo luận lớp về môi trường học tập tương lai của các em. Thầy cô thực hiện Chấm điểm hoặc xếp loại cho từng bản thu hoạch. Bản thu hoạch Họ và tên học sinh: Lớp:Trường: Tên trường: Địa điểm, số điện thoại của trường Số khoa và các chuyên môn được đào tạo: Đối tượng học sinh tuyển vào trường:............. Các môn tuyển: Điều kiện ăn ở của sinh viên: Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Những nơi làm việc sau khi tốt nghiệp:

File đính kèm:

  • docgiao an huong nghiep 11.doc
Giáo án liên quan