Từ lâu chúng ta đã có hệ thống giao thông đường thủy phát triển và đã chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc xây dựng và bảo về Tổ quốc. Ngày nay hệ thống giao thông thủy của chúng ta tiếp tục phát triển và hoàn thiện, thể hiện ở chỗ chúng ta đã và đang khai thác hệ thống sông ngòi, đường biển bằng các phương tiện thiết bị hiện đại như có các tàu thuyền phù hợp với từng địa hình. Ngành công nghiệp đóng tàu đã có bước phát triển vượt bực bằng việc chúng ta đã đóng được những con tàu có tải trọng lớn hàng chục ngàn tấn phục vụ cho việc xuất khẩu và khai thác vận tải bằng đường biển,
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp Lớp 11 - Tiết 1 đến 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện xây dựng do điều kiện lao động là nặng nhọc và môi trường lao động độc hại nên không hợp với phụ nữ
- Nghề điều khiển những phương tiện vận tải do yêu cầu phải có thần kinh vững vàng, phản xạ nhanh, có nghị lực tốt, nên chống chỉ định với những người có thần kinh yếu, phản xạ chậm chạp, nghị lực yếu,
SƠ KẾT - ĐÁNH GIÁ.
- Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho chủ đề sau: Tìm hiểu các nghề thuộc ngành địa chất.
Tiết 2.
CHỦ ĐỀ 1
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH
GIAO THÔNG VẬN TẢI - ĐỊA CHẤT (TT)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
Hiểu được vị trí của ngành địa chất trong xã hội.
Biết đặc điểm yêu cầu của ngành này.
2.Kỹ năng:
Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc ngành trong giai đoạn hiện nay.
3.Thái độ:
Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT
II. CHUẨN BỊ:
- Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 1 (SGV) và các tài liệu liên quan
- Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đên các nghề thuộc lĩnh vực địa chất, hoặc phim ảnh.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.
- Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
- Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề
- Tiến trình hoạt động cụ thể:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
II. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành địa chất.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về lịch sử phát triển của ngành địa chất Việt Nam.
HS phát biểu trên tinh thần xung phong hoặc do GV chỉ định.
Có thể mỗi HS trình bày một phần nhận thức của mình về ngành địa chất Việt Nam.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của ngành địa chất trong xã hội.
HS thảo luận và trả lời theo yêu cầu của GV về vai trò, vị trí của các nghề thuộc ngành địa chất.
HS nêu một số nhóm nghề trong ngành địa chất mà các em biết.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm của ngành địa chất.
a). Đối tượng lao động:
HS nhận biết các đối ượng lao động qua từng nghề cụ thể (gọi nhiều HS, mỗi HS một nghề).
b). Công cụ lao động:
HS lên trả lời câu hỏi của GV (gọi vài HS lên trả lời, mỗi HS trả lời công cụ lao động của một nghề).
c). Nội dung lao động của các nghề thuộc địa chất.
HS cho biết nội dung cơ bản của các nmghề thuộc ngành địa chất.
d). Điều kiện lao động và những chống chỉ định y học của nghề.
HS mỗi nhóm trình bày những điều kiện lao động và những chống chỉ định y học của ngành địa chất.
1. Em hãy nêu tóm tắt lịch sử phát triển của ngành địa chất Việt Nam.
Gọi vài HS lên trình bày hiểu biết của các em về ngành địa chất.
Gợi ý:
- Từ lâu cha ông ta đã biết khai thác và sử dụng tài nguyên tiên nhiên mà ngày nay chúng ta biết đến qua các di chỉ khảo cổ học như trống đồng, mũi tên, thạp đồng
- Đến cuối thế kỷ XIX Pháp thành lập cơ quan điều tra khoáng sản và đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX ngành địa chất Việt Nam mới bắt đầu phát triển. Ngày nay, ngành địa chất đã hoạt động trên khắp chiều dài đất nước và đến nay chúng ta đã trở thành thành viên của Hiệp hội Địa chất Đông Nam Á.
2. Hãy nêu vai trò của ngành địa chất trong xã hội?
Gợi ý:
- Chức năng của ngành địa chất là thăm dò, bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên của đất nước, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Ngoài ra ngành địa chất còn tiến hành điều tra cơ bản về địa chất môi trường, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa chất đô thị
- Việt Nam chúng ta là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng nhưng bảo vệ và khai thác như thế nào là việc được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.
- Một số loại khoáng sản chúng ta có như than (Quãng Ninh, Nông Sơn, đồng bằng nam bộ); dầu khí (Nam Côn Sơn, Phú Yên, Khánh Hòa, ngoài khơi đảo Trường Sa); các quặng kim loại quý, quặng phóng xạ
3. Em hãy cho biết nhóm nghề cơ bản của ngành địa chất?
Gợi ý:
Một số nhóm nghề của ngành địa chất:
- Dầu khí: Khoan – Khai thác dầu khí; khoan thăm dò – khảo sát; thiết bị dầu khí và công trình; Địa vật lý; Địa chất dầu khí; lọc – hóa dầu.
- Địa chất: Địa chất; địa chất công trình – địa kỹ thuật; địa chất thủy văn; địa sinh thái và công nghệ môi trường; nguyên liệu khoáng.
- Trắc địa:Trác địa; bản đồ; trắc địa mỏ; địa chính.
- Mỏ: khai thác mỏ; tuyển khoáng; xây dựng công trình ngầm và mỏ.
- Công nghệ thông tin: tin học trắc địa; tin học mỏ; tin học địa chất; tin học kinh tế.
4. Em hãy cho biết đối tượng lao động của ngành địa chất.
Gọi HS trả lời hoặc cho HS thyảo luận rồi cử đại diện lên báo cáo.
Gợi ý:
Tùy theo từng ngành cụ thể mà có đối tượng lao động khác nhau, nhưng thường bao gồm:
- Cấu trúc địa chất Việt Nam
- Những tài nguyên khoáng sản cơ bản của Việt Nam
- Các trường dịa lý khu vực
- Các trường đại từ, cổ từ, địa chấn kiến tạo
5. Em hãy cho biết các công cụ lao động của các nghề thuộc ngành địa chất?
Tùy theo từng ngành cụ thể mà có công cụ lao động tương ứng, nhưng thường gồm:
- Các công cụ thô sơ dùng đẻ tìm kiếm, khai thác.
- Các thiết bị điều tra cơ bản địa chất như thiets bị phân tích, thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử, thiết bị quâng phổ Plasma, huỳnh quang Rơn ghen, kính hienr vi phân cực, thăm dò bằng vệ tinh
- Các thiết bị thăm dò khoáng sản: khoan thổi khí, khoan thăm dò, các thiết bị thăm dò điện, từ, trọng lực, địa chấn
6. Hãy cho biết nội dung lao động của các nghề thuộc ngành địa chất?
Gợi ý:
Các công việc của ngành địa chất bao gồm:
- Điều tra cơ bản và nghiên cứu địa chất: phục vụ cho việc lập bản đồ địa chất, bản đồ địa lý thủy sản, điều tra địa chất đô thị, địa lý khu vực.
- Khảo sát thăm dò khoáng sản: các khoáng sản năng lượng, quặng sắt và hợp kim sắt, quặng kim loại quý, quặng phóng xạ
- Khai thác khoáng sản.
7. Hãy nêu điều kiện lao động và những chống chỉ định y học của ngành địa chất?
Gọi HS phát biểu về điều kiện lao động của các nghề trong ngành địa chất.
Gợi ý:
- Hầu hết các nghề trong ngành địa chất thường xuyên phải đi xa, sống và làm việc ở những nơi có điều kiện sống khó khăn, công việc nặng nhọc
- Chóng chỉ định y học: không phù hợp với những người có sức khỏe yếu, ít hợp với phụ nữ.
IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ.
- Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho chủ đề sau: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh vào các nghề thuộc ngành giao thông vận tải và địa chất.
Tiết 3.
CHỦ ĐỀ 1
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH
GIAO THÔNG VẬN TẢI - ĐỊA CHẤT (TT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
Hiểu được vị trí của ngành giao thông vận tải và ngành địa chất trong xã hội.
Biết đặc điểm yêu cầu của hai ngành này.
2.Kỹ năng:
Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc hai ngành trong giai đoạn hiện nay.
3.Thái độ:
Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT
II.CHUẨN BỊ:
- Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 1 (SGV) và các tài liệu liên quan
- Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đên các nghề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, địa chất, hoặc phim ảnh.
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.
- Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
- Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề
- Tiến trình hoạt động cụ thể:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh vào nghề thuộc ngành giao thông vận tải.
HS lên trình bày vấn đề tuyển sinh vào nghề theo từng phần.
a). Các cơ sở đào tạo.
HS kể tên một số cơ sở đào tạo mà em biết gồm tên trường, nơi trường đóng
b). điều kiện tuyển sinh.
HS nêu một số điều kiện tuyển sinh của một số trường trong ngành giao thông vận tải.
c). Triển vọng của nghề và nơi làm việc.
HS trình bày triển vọng của nghề và nơi làm việc.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh vào nghề thuộc ngành địa chất.
HS lên trình bày vấn đề tuyển sinh vào nghề theo từng phần.
a). Các cơ sở đào tạo:
HS kể tên một số cơ sở đào tạo mà em biết, gồm tên trường, nơi trường đóng
b). Điều kiện tuyển sinh.
HS nêu một số điều kiện tuyển sinh của một số trường trong ngành giao thông vận tải.
c). Triển vọng của nghề và nơi làm việc.
HS trình bày triển vọng của nghề và nơi làm việc
1. Em hãy cho biết vấn đề tuyển sinh vào các nghề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.
Gợi ý:
Tùy theo năng lực học văn hóa mà HS có thể chọn các hệ Đại học, Cao đẳng hoặc trung cấp.
Ví dụ:
- Hệ đại học: Trường đại học giao thông vận tải.
- Hệ cao đẳng: Trường cao đẳng giao thông vận tải
- Hệ trung cấp: Trường trung cấp giao thông vận tải.
(chi tiết xem những điều cần biết về tuyển sinh đại học , cao đẳng hàng năm để biết chi tiết cu thể từng ngành nghề)
- Tùy theo từng trường, từng ngành nghề mà có những yeu cầu tuyển sinh khác nhau.
- Khối thi, ngày thi, những điều kiện khác..
- Ngành giao thông vận tải hiện có triển vọng rất lớn bởi chúng ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu về đia lại du lịch ngày một tăng, hệ thống giai thông vận tải ngày một phát triển và mở rộng, nhiều công nghệ mới được áp dụng trong xây dựng các công trình giao thông và trong công nghệ vật liệuDo đó, đòi hỏi cần một đội ngũ làm việc trong ngành giao thông vận tải có năng lực chuyên môn, có lương tâm trrách nhiệm với nghề.
- Nơi làm việc: hầu hết người lao động được làm việc tại các công ty , doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải.
2. Em hãy cho biết vấn đề tuyển sinh vào các nghề thuộc ngành địa chất.
Gợi ý:
Tùy theo năng lực học văn hóa mà HS có thể chọn các hệ Đại học, Cao đẳng hoặc trung cấp.
Ví dụ:
- Hệ đại học: Trường đại học mỏ địa chất.
- Hệ cao đẳng: Trường cao đẳng kỹ thuật mỏ
- Hệ trung cấp: Trường trung cấp đào tạo về mỏ địa chất.
(chi tiết xem những điều cần biết về tuyển sinh đại học , cao đẳng hàng năm để biết chi tiết cu thể từng ngành nghề)
- Tùy theo từng trường, từng ngành nghề mà có những yeu cầu tuyển sinh khác nhau.
- Khối thi, ngày thi, điều kiện khác..
Ngành địa chất hiện đã thực hiện những chính sách đổi mới, hợp tác quốc tế trong khai thác thăm dòDo đó, ngành địa chất đang dần tiếp cận với môi trường hội nhập vào khu vực và thé giới để phát triển.
IV.TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ.
- Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho chủ đề sau: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
- Mỗi HS lập một bản mô tả nghề của ngành giao thông vận tải hoặc địa chất.
File đính kèm:
- huong nghiep 11-CD1.doc