Giáo án hoạt động Hướng nghiệp Lớp 11 - Ngô Văn Dương

I. Mục tiêu:

Kiến thức:

Biết được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo nghề, tầm phát triển, nhu cầu lao động của một số nghề thuộc ngành Giao thông vận tải và Địa chất.

Trình bày được cách tìm hiểu thông tin nghề.

Kỹ năng:

Tìm hiểu được thông tin một nghề hoặc chuyên nghành giao thông vận tải và địa chất.

Liên hệ được bản thân để chọ nghề.

Thái độ:

Yêu thích và chủ động tìm hiểu thông tin nghề.

 

II. Tổ chức hoạt động theo chủ đề:

ã Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề.

Giúp cho HS có tâm lý cởi mở, gần gũi để tạo được không khí thân mật nhờ đó các en tham gia buổi học một cách tự nhiên băbfsf các trò chơi hay những câu chuyện nhỏ thú vị.

Tạo cho HS hứng thú tham gia hoạt động hướng nghiệp.

Trò chơi theo chủ đề Giao thông vận tải - Địa chất bằng các bài hát có liên quan đến nghành này.

Có thưởng giữa các nhóm, tổ hoặc đội được hình thành ngẫu nhiên.

ã Hoạt động 2:

Tìm hiểu vị trí, tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải và ngành địa chất trong xã hội.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động Hướng nghiệp Lớp 11 - Ngô Văn Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lính, người tham gia công tác an ninh có tính chất chuyên nghiệp. Tìm hiểu đặc điểm riêng của nghành an ninh, quốc phòng so với các ngành nghề khác. GV kết luận và và giới thiệu các nguồn thông tin cho những nhóm HS muốn tìm hiểu sâu thêm về ngành an ninh, quốc phòng. Tổ chức vài tró chơi về ngành an ninh, quốc phòng.. Hoạt động 4: Thát, ngâm thơ hay kể truyện về các chiến sỹ công an và quân đội. Từng nhóm hát những bài hát theo các chue đề đã nêu trên. Thưởng cho các nhóm có thành tích xuất sắc trong phân thi này. III. Đánh giá: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêú em trở thành người lính chuyên nghiệp hoặc cán bộ ngành công an hoặc làm một tình báo viên thì những phẩm chất nào em thấy cần tu dưỡng nhất? GV kết luận: An ninh quốc phòng luôn là lĩnh vực hoạt động trọng yếu của quốc gia. Lĩnh vực này đang được hiện đại hoá. Mọi người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng sự nghiệp an ninh và quốc phòng thông qua việc thm gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực này. Lĩnh vực hoạt động an ninh, quôca phòng đòi hỏi con người có tính kỉ luật nghiêm minh, ý thức cảnh giác thường trực, lòng dũng cảm và đức hi sinh.. Ngày soạn: 12. 2007 Ngày giảng: 01 . 2008 Chủ đề 5: Giao lưu với những gương vượt khó điển hình về sản xuất kinh doanh giỏi I. Mục tiêu: Kiến thức: Nêu được các con đường, hình thức học tập sau khi tốt nghiệp THPT để đạt được ước mơ của mình. Kỹ năng: Viết được bản thu hoạch nhận thức ý nghiã, vị trí, sự vinh quang của một nghề nào đó trong xã hội và cảm xúc cá nhân sau khi giao lưu. Thái độ: Tích cực tham gia thảo luận theo chủ đề.. II. Tổ chức hoạt động theo chủ đề: Chọn đối tượng giao lưu: Nên mời những người tham gia giao lưu theo tiêu chuẩn sau: Là những người thành đạt trong nghề, có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp. Là những người vượt qua nhiều khó nhăn bằng những nỗ lực của bản thân để đạt được ước mơ nghề nghiệp của mình. Tốt nhất chọn những người ở địa phương, hoặc những HS cũ của trường Đối tượng giao lưu nên có cả nam lẫn nữ, cả già lẫn trẻ, đại diện cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau . Hoạt động 2: Xây dựng phiếu câu hỏi: Họ và tên học sinh:. Họ tên những vị khác mà HS muốn hỏi:. Những câu hỏi đặt ra cho khách: 1 2. 3 Hoạt động 3: Tổ chức giao lưu: Tổ chức theo khối. Tổ chức theo khối: Tổ chức theo chương trình VTV3. Mời các đối tượng giao lưu lên phía trên. Chọn 2 HS làm người dẫn chương trình ( một nam và một nữ ). Cùng tham gia buổi giao lưu mời BGH, Công đoàn, Đoàn thanh niên các GV chủ nhiệm. Hoạt động 4: Những hoạt động trong buổi giao lưu.. Buổi gao lưu cần theo một chương trình hấp dẫn HS, hướng vào những hoạt động hướng nghiệp của HS. Xen kẽ vào những hoạt động trao đổi ý kiến là chương trình ca nhạc, ngâm thơ hoặc một chương trình văn nghệ đặc sắc để buổi giao lưu thêm phân sinh động, vui vẻ thân mật, tạo không khí thoải mái, tự nhiên, gắn bó giữa khách với HS. Cuối buổi giao lưu, đại diện HS lên cảm ơn và có những phần quà có ý nghĩa tặng các vị khách làn lưu niệm III. Đánh giá: Trước khi kết thúc giao lưu khoảng 10 phút GV cần làm một số công việc sau: Mời một vài vị khách phát biểu cảm tưởng về các câu hỏi của HS đưa ra, về thái độ của HS. Một vài HS nêu lên những điều thu hoạch mà em cho là sâu sắc. GV nhận xét, tóm tắt buổi giao lưu và yêu cầu HS trình bày trên giấy những điều mà các em cảm nhận được qua buổi giao lưu. Ngày soạn: 01. 2008 Ngày giảng: 02 . 2008 Chủ đề 6: Nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động I. Mục tiêu: Kiến thức: Biết được lí do tại sao khi chọ nghề phải quan tâm đến yêu cầu xã hội. Biết được đặc điểm, yêu cầu của thi trường lao động nông thôn và thành phố trong nên kinh tế thi trường để chon nghề cho phù hợp. Kỹ năng: Tìm hiểu được mội số thông tin về nhu cầu của thi trường lao động của địa phương và cả nước. Thái độ: Tích cựu tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động để định hướng nghề nghiệp tương lai. II. Tổ chức hoạt động theo chủ đề: Hoạt động 1: GV kể một câu chuyện về tuyển dụng người mà GV đã sưu tầm từ trước. Hoạt động 2: GV gợi ý cho HS phát biểu về mối quan hệ khăng khít giữa quyết định chọn nghề với thi trường lao động, đồng thời nhấn mạnh muốn sau này có việc làm phải xét tới sự ăn khớp giữa ý thích với nhu cầu của xã hội. Đồng thời ở đây cũng cần nhận thức rõ đặc điểm của nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nên đòi hỏi phải có những kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, cán bộ tin học có trình độ. Hoạt động 3: GV giới thiệu khái quát về sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ cao của các nước phát triển trên thế giới và su thế hội nhập ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam như thế nào, đồng thời nhấn mạnh đến su thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta. Gv trao đổi với HS về nhu cầu của thị trường lao động trong nước. Thị trường lao động nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Gv trao đổi với HS về đạo đức, lương tâm nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta và trên thế giới. Hoạt động 3: GV trình bày cho HS thấy rõ nhu cầu xã hội thực tế là vấn đề thông tin nghề nghiệp, đồng thời cũng là căn cứ quan trọng của quyết định chọn nghề. Muốn chọn nghề chắc chắn, ít rủi ro phải nắm bắt chính xác thông tin nghề nghiệp. GV trình bày các con đường thu thập thông tin. III. Đánh giá: Một số HS phát biểu về nhận thức của mình qua chủ đề vừa học, sau đó nhận xét và tóm tắt những nhận thức đó. Ngày soạn: 02 . 2008 Ngày giảng: 03 . 2008 Chủ đề 7: Tôi muốn đạt được ước mơ I. Mục tiêu: Kiến thức: Phân tích được những khó khăn, hạn chế của cá nhân để nỗ lực phấn đấu, rèn luyện nhằm đạt được ước mơ trong nghề nghiệp. Nêu được những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề. Kĩ năng: Điều chỉnh được bản “ Kế hoạch nghề nghiệp tương lai.” Cho phù hợp với những hứng thú cá nhân. Thái độ: Tin tưởng vào sự nỗ lực của bản thân để đạt được ước mơ nghề nghiệp. II. Tổ chức hoạt động theo chủ đề: Hoạt động 1: Người dẫn chương trình bắt nhịp cho lớp hát một bài hoặc cho biểu diễn một tiết mục văn nghệ nhằm tạo không khí vui vẻ cho buổi thảo luận. Nêu lí do buổi thảo luận và giới thiệu các vị khách mời trong buổi thảo luận. Bố trí khách ngồi phía trên. GV nêu một số ý kiến xung quanh nội dung chủ đề thảo luận để định hướng cho HS thảo luận. Hoạt động 2: GV khéo léo gợi mở, lôi cuốn mọi thành viên trong lớp tích cực trao đổi ý kiến, trình bày những xuy nghĩ của mình. Lúc đầu là lấy tinh thần xung phong nếu không có thì GV mời những HS mà đã chuẩn bị từ trước lên trình bày suy nghĩ của mình. Nhấn mạnh những biện pháp thực hiện được ước mơ nghề nghiệp. Người dẫn chương trình có thể đưa ra những câu hỏi sau khi HS phát biểu ý kiến. Bạn nghĩ như thế nào giữa phù hợp nghề với năng lực của bản thân?. Trong quá trình lựa chọn nghề bạn thường gặp những khó khăn gì? Bạn sẽ khắc phục những kgó khăn đó bằng cách nào? Nếu cha mẹ bạn bắt bạn theo một nghề mà bạn không thích bạn sẽ sử lý như thế nào? Xen kẽ giữa trao đổi ý kiến là những bài hát, bài thơ ca ngợi những nghề mà HS yêu thích để tăng thêm phần sinh động và hứng thú trong buổi giao lưu. Trong lúc giao lưu sẽ có những tình huống khó giải thích cho HS một cách thoả đáng vì mang tính chất chuyên ngành hay vấn đề sâu sắc lúc đó cần mời những vị khách có chuyên môn để giải đáp những thắc mắc của HS. Hoạt động 3: Chương trình văn nghệ được diễn ra theo kế hoạch đã chuẩn bị từ trước. Hoạt động 4: Cuối buổi học GV chốt lại một số ý cơ bản, đặc biệt nhấn mạnh đến sự phù hợp nghề giữa nghề được lựa chọn với năng lực bản thân và việc đạt được ước mơ nghề nghiệp tuỳ thuộc phần lớn vào khả năng lỗ lực phấn đấu của mỗi cá nhân. Người dẫn chương trình thay mặt lớp cám ơn những vị khách mời và không quên trao những phần quà lưu niệm cho các vị khách mưòi. III. Đánh giá: GV đánh giá kết quả đạt được sau khi giao lưu, thảo luận Nhắc nhở những công việc chuẩn bị cho buổi học sau. Ngày soạn: 03 . 2008 Ngày giảng: 04 . 2008 Chủ đề 8 Tìm hiểu thực tế một trường đại học ( CĐ - THCN, Trung cấp, dạy nghề) ở địa phương I. Mục tiêu: Kiến thức: Biết được yêu cầu tuyển sinh, điều kiện học tập của một trường ĐH, CĐ, Trung cấp, THCN dạy nghề tại địa phương. Kĩ năng: Viết được bản thu hoạch về trương thực tế. Thái độ: Tích cực lựa chọn nghề và trường học phù hợp với bản thân sau khi tốt nghiệp. II. Tổ chức hoạt động theo chủ đề: Hoạt động 1: Tổ chức đi thăm quan là công việc khởi đầu của buổi thăm quan. Để làm tố bước này GV cần tiến hành những công việc sau: GV tập hợp lớp, điểm danh và phổ biến nội quy thăm quan. Chia lớp thành những nhóm nhỏ và cử nhóm trưởng để tiện trong việc quản lí lẫn nhau trong nhóm. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm và những nhóm trưởng. Tổ chức đi đến cơ sở thăm quan. Hoạt động 2: Cán bộ của trường giới thiệu những nét chung, khái quát về truyền thống, quy mô đào tạo của trường nhằm mục đích tạo sự chú ý, hứng thú ban đầu cho HS. Trả lời một số thắc mắc của HS. Phổ biến nội quy thăm quan cho HS. Hoạt động 3: Thăm quan trường. Cán bộ nhà trường hướng dẫn HS tham quan cảnh quan chung trong trường học, thăm quan phòng học, phòng thực hành, kí túc xá sinh viên vv. Trong quá trình thăm quan, HS phải ghi chép những thông tin cần thiết để viết thu hoạch. Chụp ảnh một số cảnh học tập, thực hành của sinh viên. Hoạt động 4: Giao lưu với một số CBGV trong trường. Tổ chức cho HS giao lưu trao đổi ý kiến với một số giảng viên có kinh nghiệm và sinh viên xuất sắc của trường. Nội dung giao lưu được bơ trí và lên chương trình từ trước. Hình thức giao lưu lên phong phú và hấp dẫn HS: Kết hợp giao lưu là chương trình văn nghệ của cả HS và sinh viên. Hoạt động 5: GV tổng kết nhận xét, đánh giá công việc chuẩn bị và tổ chức thăm quan. Đánh giá tinh thần thái độ của HS trong nhóm và cá nhân trong buổi thăm quan. GV đại diện HS cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện giũp đỡ để buổi thăm quan thành công. III. Đánh giá: HS viết thu hoạch sau buổi giao lưu GV tổ chức thảo luận về môi trường học tập tương lai của HS.

File đính kèm:

  • docGA huong nghiep 11(1).doc
Giáo án liên quan