I. MỤC TIÊU:
- Biết được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo nghề, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của một số nghề thuộc ngành Giao thông vận tải và ngành Địa chất.
- Trình bày được cách tìm hiểu thông tin nghề.
- Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề hoặc chuyên môn thuộc 2 ngành Giao thông vận tải và Địa chất trong giai đoạn hiện nay.
- Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề và chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
II. CHUẨN BỊ:
1. Về giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, SGV và các lĩnh vực có liên quan về Giao thông vận tải (GTVT) và Địa chất.
- Chuẩn bị một số bài hát về GTVT và Địa chất (Bài ca xây dựng, Bài ca về người thanh niên xứ mỏ).
- Dặn dò trước cho HS tìm hiểu về đặc điểm chung của các nghề thuộc lĩnh vực GTVT & Địa chất.
- Tìm hiểu về một số trường đào tạo (nếu có) trong phạm vi địa phương.
2. Về học sinh:
- Chuẩn bị một số thông tin về bảng “Cấu trúc nghề” do GV đưa cho.
- Tìm hiểu một số bài thơ, bài hát có liên quan.
- Chuẩn bị bài báo cáo về một số trường đào tạo ở địa phương (nếu có) và có sự phân công của GV.
21 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hướng nghiệp Lớp 11 - Chương trình cả năm - Bùi Quốc Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do giáo viên chuẩn bị trước cho học sinh).
c) Hình thức buổi giao lưu :
- Các vị khách tham gia giao lưu ngồi ở phía trên (có thể là sân khấu của hội trường lớn) đối diện với học sinh, số lượng khách mời khoảng 3 đến 5 người.
- Chọn 2 học sinh (một nam, một nữ) lên dẫn chương trình, nếu các em không đảm đương được thì thầy cô là người dẫn chương trình .
- Khách đến dự buổi giao lưu nên mời đại diện Ban giám hiệu, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thầy cô chủ nghiệm lớp, các giáo viên phụ trách hướng nghiệp.
3) Tổ chức giao lưu:
a) Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
b) Tiến hành :
- Văn nghệ: Chọn bài hát tập thể “Nối vòng tay lớn”
- Người dẫn chương trình lên làm công tác tổ chức: giới thiệu chủ đề buổi giao lưu, giới thiệu khách mời giao lưu, giới thiệu khách dự .
- Mời các vị khách mời giao lưu lên ngồi vị trí giao lưu trên sân khấu, người dẫn chương trình sẽ giới thiệu chi tiết từng khách mời như tên tuổi, nơi công tác thành tích đạt được hoặc tinh thần vượt khó như thế nào, cũng có thể gợi ý để khách mời tự giới thiệu những thành tích của họ.
- Giới thiệu một vài tiết mục văn nghệ chào mừng các đại biểu đã đến giao lưu (Chú ý lựa chọn tiết mục nhạc phù hợp) .
- Người dẫn chương trình nêu một số câu hỏi của học sinh gửi cho các vị khách mời.
Þ Gợi ý câu hỏi :
1) Lý do vì sao bác (cô, chú, anh, chị, ....) lại chọn nghề đó .
2) Những yêu cầu cơ bản mà nghề của bác (cô, chú, anh, chị, ....) đòi hỏi là gì ?
3) Những thuận lợi khó khăn trong công việc của bác (cô, chú, anh, chị, ....)
4) Động cơ gì mà bác (cô, chú, anh, chị, ....) lại đạt được những thành tích cao trong nghề nghiệp như vậy ?
5) Trong gia đình bác (cô, chú, anh, chị, ....) có ai làm nghề đó hay không ? Trong tương lai bác (cô, chú, anh, chị, ....) có động viên con cháu tiếp tục theo nghề đó hay không, vì sao ?
6) Triển vọng nghề nghiệp của bác (cô, chú, anh, chị, ....) trong tương lai như thế nào ?
7) Bác (cô, chú, anh, chị, ....) có nhận xét gì về thế hệ trẻ hôm nay ?
8) Bác (cô, chú, anh, chị, ....) có lời khuyên gì đối với học sinh ngồi ở đây .
(các em học sinh có thể nêu một vài câu hỏi trực tiếp).
Þ Các vị khách mời trả lời các câu hỏi của học sinh và phát biểu những kinh nghiệm, tâm tư của mình đối với học sinh về nghề nghiệp, về những thành tích đạt được .
Þ Xen kẽ buổi giao lưu với học sinh nên có tiết mục văn nghệ ngâm thơ, hoặc kể chuyện buổi giao lưu thêm phần sinh động, vui vẻ, thân mật, tạo được không khí thoải mái tự nhiên ngắn bó giữa người giao lưu với học sinh.
Cuối buổi giao lưu đại diện học sinh lên phát biểu cảm ơn và tặng quà cho khách mời
Đại diện nhà trường lên phát biểu và cám ơn các vị khách đã đến giao lưu với học sinh của trường.
Cả lớp hát một bài chia tay với khách.
4) Tổng kết :
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét và rút kinh nghiệm
- Chuẩn bị cho hoạt động ngoài giờ lên lớp cho tháng 02.
5) Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 02/02/2009
Lớp dạy: 11A
Ngày dạy: 07/02/2009
*Chủ đề hoạt động tháng 2:
NGHỀ NGHIỆP VỚI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
*****
I. Mục Đích:
Qua chủ đề này giúp học sinh:
- Hiểu được việc chọn nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội sẽ có cơ hội tìm được việc làm.
- Biết cách tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động để có hướng chọn nghề phù hợp
- Ý thức được sự đòi hỏi ngày càng cao đối với đào tạo nghề và đối với người lao động.
II. Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Nghiên cứu kỹ chủ đề 6 SGV,các tài liệu liên quan,
2) Học sinh:
Tìm ảnh biển quảng cáo, tờ rơi về nhu cầu nhân lực của các ngành kinh tế trong cả nước, những tấm gương về những người lao động giỏi trong các ngành kinh tế khác nhau,
III. Tiến trình lên lớp:
1) Nhận lớp, ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2) Giới thiệu chủ đề, mục tiêu của chủ đề.
3) Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
Khởi động:
Bốn học sinh đóng vai về vấn đề xin việc làm (một em sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học khi thấy tin đăng tuyển mộ người làm của 3 công ty nhưng sau khi nộp hồ sơ đều bị từ chối).
Hoạt động 1: Trình bày những mơ ước của mình
Từng em lên trình bày ước mơ của mình và trả lời các câu hỏi của thầy (cô) hoặc các bạn trong lớp.
Hoạt động 2:
Cả lớp tiến hành một trò chơi thư giãn.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu các yếu tố tác động tới quyết định chọn nghề của học sinh (thảo luận nhóm trong vòng 5 phút sau đó mỗi tổ cử 1 em trình bày).
Hoạt động 4:
Học sinh trả lời một số câu hỏi sau:
Giới thiệu mục tiêu và nội dung của chủ đề,động viên học sinh tự tin trình bày ước mơ nghề nghiệp của mình.
Gọi từng học sinh lên trình bày ,sau đó thầy (cô) đặt thêm câu hỏi:
1) Vì đâu các em có ước mơ như vậy?
2) Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện ước mơ của mình ?
3) Khi đưa ra những ước mơ của mình em có tính đến những yếu tố tác động tới việc quyết định nghề nghiệp của mình không ?
Câu hỏi:
Em hãy cho biết mối quan hệ khăng khít giữa quyết định nghề nghiệp với thị trường lao động ?
Gợi ý:
Thực chất tất cả chúng ta ngồi đây phấn đấu học tập cũng chính là để có một nghề để làm và nuôi bản thân. Nhưng tại sao hiện nay có nhiều sinh viên sau khi ra trường lại bị thất nghiệp? Điều đó chứng tỏ có mối quan hệ khăng khít giữa quyết định chọn nghề với nhu cầu thị trường lao động. Có nghĩa là khi đào tạo một nghề nào đó vượt quá nhu cầu của xã hội (cung nhiều hơn cầu) thì khả năng kiếm được việc là rất ít (và ngược lại). Hiện nay đất nước ta đang trong thời kì hội nhập (thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá_ hiện đại hoá đất nước) thì nghề nghiệp sẽ trở nên phong phú hơn. Nhưng bên cạnh đó nó cũng đặt ra nhiều khó khăn và thử thách. Do đó đòi hỏi các em phải xác định cho đúng khi quyết định lựa chọn cho mình một nghề phù hợp với khả năng của mình và phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động thì mới không bị thất nghiệp sau khi ra trường,
Câu hỏi:
1) Em hãy cho biết ý kiến của mình về thị trường lao động của nước ta hiện nay ?
2) Các em tìm kiếm thông tin nghề nghiệp và thị trường lao động như thế nào ?
3) Hãy cho biết quan điểm của bố mẹ các em về việc định hướng nghề nghiệp cho các em như thế nào ?
IV. Tổng kết đánh giá:
- Nhận xét đánh giá thái độ học tập của học sinh, nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề.
- Động viên các em hãy nuôi những ước mơ nghề nghiệp của mình từ bây giờ trên cơ sở nắm bắt được đầy đủ thông tin về thị trường lao động của địa phương và đất nước. Để biết cụ thể các em có thể liên hệ với Trung Tâm Thông Tin Tư Vấn Lao Động Hướng Nghiệp hoặc Các Trung Tâm Giới Thiệu Việc Làm
- Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung tiếp theo với chủ đề ”Tôi Muốn Đạt Được Ước Mơ” !
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 02/03/2009
Lớp dạy: 11A
Ngày dạy: 07/03/2009
*Chủ đề hoạt động tháng 3:
TÔI MUỐN ĐẠT ĐƯỢC ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
Nhận thức được sự cần thiết nỗ lực phấn đấu rèn luyện để đạt được ước mơ.
2. Về kĩ năng:
Nêu được những ước muốn,những trăn trở của bản thân trong việc chọn nghề tương lai.
3. Về thái độ:
Có thái độ tin tưởng,rèn luyện bản thân khi thực hiện ước mơ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung:
Nghiên cứu kĩ chủ đề và các tài liệu liên quan.
2. Đồ dùng:
Tranh ảnh liên quan tới các nghề thuộc lĩnh vực.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Giới thiệu chủ đề: Tôi muốn đạt được ước mơ
3. Hình thức hoạt động: Thảo luận nhóm (4 nhóm).
4. Tiến trình lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Nêu khái quát về chủ đề hoạc bắt đầu bằng một câu chuyện về ước mơ nghề nghiệp của một doanh nhân
1. Em hãy kể về những ước mơ của những người thành đạt trong nghề mà em biết ?
2. Em hãy cho cả lớp biết ước mơ nghề nghiệp của mình ?
3. Vì sao em lại có ước mơ đó? Em đã hình dung được những thuân lợi, khó khăn khi theo nghề nghiệp đó không ?
Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, người nào cũng có những dự định nghề nghiệp cho bản thân mình. Kèm theo dự định là những ước mơ hoài bão về sự thành đạt nghề nghiệp trong tương lai.
Sau khi tốt nghiệp THPT các em có nhiều hướng đi nhưng nói chung các em có những lựa chọn nào?
+ Hướng thứ nhất: Tiếp tục đi học.
- Những trường hợp nào thì nên tiếp tục đi học ?
- Liệu có phải chỉ tiếp tục học tiếp mới là con đường duy nhất để vào đời hay không ?
+ Hướng thứ 2: Trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất.
1. Những trường hợp nào thì các em nên đi theo hướng này ?
2. Các hình thức lao động là gì ?
3. Mặt tích cực của hướng đi này là gì ?
* Dù tham gia lao động sản xuất hay tiếp tục đi học, HS cần chú ý tới những yếu tố nào ?
* Các khó khăn mà HS phải đối mặt:
- Khó khăn từ năng lực bản thân.
- Khó khăn từ phía gia đình
- Khó khăn từ phía xã hội
* Vậy cần khắc phục các khó khăn trên như thế nào để thực hiện ước mơ nghề nghiệp ?
- Thứ nhất: Phải biết những thuận lợi khi thực hiện kế hoạch chọn nghề để phát huy những thuận lợi đó.
- Thứ hai: Kiên quyết khắc phục những khó khăn như đã phân tích ở trên.
- Thứ ba: Khi giải quyết những khó khăn có thể tham khảo ý kiến của người lớn. Những lời khuyên, những ý kiến của họ sẽ giúp bản thân có định hướng tốt hơn.
-Thứ tư: Luôn cố gắng, có ý chí vượt lên thì dù khó khăn mấy cũng cố vượt qua để thực hiện ước mơ.
* Hoạt động 1: HS kể những câu chuyện liên quan đến những ước mơ, hoài bão của những người thành đạt trong nghề khi họ còn nhỏ, còn là HS, SV.
HS lần lượt phát biểu mơ ước nghề nghiệp của mình.
HS trả lời những câu hỏi của giáo viên.
HS lắng nghe ý kiến của giáo viên.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các hướng đi sau khi tốt nghiệp của HS
HS thảo luận và đưa ra ý kiến về vấn đề này.
HS thảo luận và đưa ra ý kiến về vấn đề này.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn khi thực hiện kế hoạch nghề nghiệp.
HS phát biểu về những khó khăn chung khi chọn nghề.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu những biện pháp cần thực hiện khi thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình.
HS lần lượt nêu những biện pháp khăc phục khó khăn theo giả định.
HS lắng nghe ý kiến các bạn trong lớp.
IV. Tổng kết đánh giá:
- Nhận xét đánh giá thái độ học tập của HS.
- Động viên các em hãy nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho chủ đề sau.
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Giao an huong nghiep 11 tron bo(1).doc