Giáo án Hướng nghiệp Lớp 11 - Chủ đề 4: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực an ninh - quốc phòng

Dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, liên tục phải chiến đấu chống giặc ngoại xâm, nên nhân dân ta có một kho tàng kinh nghiệm quý báo về chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Kinh nghiệm chiến tranh trăm trận trăm thắng của chúng ta là chiến tranh nhân dân, khi có quân thù thì già trẻ, gái trai ai ai cũng là chiến sĩ tham gia tiêu diệt quân thù.

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 2880 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp Lớp 11 - Chủ đề 4: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực an ninh - quốc phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng trình. 3. Tiến trình hoạt động cụ thể: Hoạt động của trò Hoạt động của thầy * Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về sự phát triển các nghề trong lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. HS phát biểu theo tinh thần xung phong hoặc do GV chỉ định. Có thể mỗi HS trình bày một phần nhận thức của mình. * Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. HS phát biểu hiểu biết của mình vè quốc phòng và an ninh và vai trò của hai lĩnh vực này. (HS có thể được xem phim về một số ngành trong quân đội và công an) HS xem phim về một số hoạt động của lực lượng vũ trang. Người dẫn chương trình (NDCT): 1. Em hãy cho biết những kiến thức của mình về sự phát triển của lĩnh vực An ninh, Quốc phòng? Gợi ý: Dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, liên tục phải chiến đấu chống giặc ngoại xâm, nên nhân dân ta có một kho tàng kinh nghiệm quý báo về chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Kinh nghiệm chiến tranh trăm trận trăm thắng của chúng ta là chiến tranh nhân dân, khi có quân thù thì già trẻ, gái trai ai ai cũng là chiến sĩ tham gia tiêu diệt quân thù. Tuy nhiên trong thời kỳ nào cũng vậy, chúng ta bao giờ cũng có một lực lượng chủ lực trong chiến đấu và giữ gìn an ninh cho đất nước. Đó là những người làm việc, cống hiến cả đời mình cho lực lượng vũ trang của đất nước. 2. Em hiểu quốc phòng an ninh là gì và vai trò vị trí của hai ngành này? Gợi ý: - Quốc phòng là bộ quan lý nhà nước của các ngành nghề thuộc lực lượng quân đội của một đất nước. Quân dội nhân dân là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ đất nước, chống lại những lực lượng xâm lược từ bên ngoài và cả những thế lực phản bội từ bên trong. Quân đội luôn phối hợp mật thiết với Công an để giữ gìn cuộc sống bình yên của nhân dân. - An ninh là lực lượng thuộc bộ Công an: là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự xã hội, chống lại những tội phạm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, bảo đảm đời sống yên vui của nhân dân. - Cả hai ngành trên đều có đầy dủ các cơ quan phụ trách công tác giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế bảo vệ sức khỏe, thể dục, thể thao, văn hóa, nghệ thuật, thông tấn báo chí, vì vậy các nghề trong quân đội và Côn an rất đa dạng và phong phú về yêu cầu chuyên môn như các nghề ngoài dân sự. Do đó việc đào tạo nghề trong hai lĩnh vực này cũng hoàn toàn tương tự như ở ngoài dân sự. Tuy nhiên, có điểm khác biệt là các nghề được đào tạo này lại phục vụ cho quân đội hoặc công an, những người tham gia quân đội, công an được bao cấp toàn bộ trong thời gian đào tạo, sau khi tốt nghiệp chịu sự phân công của cấp trên, mọi thời gian, quy định đều phải chấp hành tuyệt đối theo kỷ luật. SƠ KẾT - ĐÁNH GIÁ. - Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của HS. Nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề. - Dặn dò HS chuẩn bị cho chủ đề sau: Tìm hiểu các nhóm nghề cơ bản thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Tiết 2. Lớp: 11 Ngày soạn: 02 / 10 / 2007 CHỦ ĐỀ 4 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC AN NINH – QUỐC PHÒNG MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Hiểu được vị trí vai trò của các nghề thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. Kỹ năng: Biết cách tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo của những nghề trong lĩnh vực này. Thái độ: Có nhận thức đúng đắng về sự hy sinh lớn lao cùng tính chất lao động đặc biệt của những chiến sĩ Quân đội và Công an, từ đó biết ơn những người đã và đang làm trong các lực lượng vũ trang. CHUẨN BỊ: - Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 4 (SGV) và các tài liệu liên quan - Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đên các nghề thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề; Nếu tổ chức hội thảo thì phải chia nhóm, phân công người dẫn chương trình, thường chia nhóm 4 em/nhóm – bài này nên cử HS dẫn chương trình. 3. Tiến trình hoạt động cụ thể: Hoạt động của trò Hoạt động của thầy * Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhóm nghề cơ bản trong lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. HS phát biểu theo tinh thần xung phong hoặc do GV chỉ định. Có thể mỗi HS trình bày một phần nhận thức của mình về các ngành nghề trong quân đội và công an. * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và các yêu cầu của các nghề trong lĩnh vực Quốc phòng và An ninh. a). Đối tượng lao động. HS nêu đối tượng lao động. b). Công cụ lao động. HS phát biểu hiểu biết của mình về công cụ lao động. c). Điều kiện lao động. d). Nội dung lao động. e). Những yêu cầu đối với người lao động. f). Những chống chỉ định y học. Người dẫn chương trình (NDCT): 1. Em hãy cho biết các nhóm nghề cơ bản của lĩnh vực An ninh và Quốc phòng? Gợi ý: Trong lĩnh vực quốc phòng gồm các ngành liên quan đến vũ khí đạn dược, phương tiện như ô tô, tàu chiến, máy bay, các thiết bị quân sự khác như xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo phòng không, hóa học, máy móc cơ khí chế tạođến các ngành nghề phục vụ đời sống của cán bộ chiến sĩ như: may mặc, chăn nuôi, hậu cần, y tế 2. Em hãy cho biết đặc điểm và yêu cầu của các nghề thuộc lĩnh vực Quốc phòng và An ninh? Gợi ý: Cả quân đội và công an có đối tượng chính là trấn áp những kẻ xâm phạm đến lãnh thổ, đến an ninh của đất nước, đến đời sống của nhân dân. Về cụ thể từng nghề thì đối tương lao động của họ cũng tương tự như các nghề tương ứng ngoài dân sự. Công cụ lao động của từng nghề tương tự như các nghề ngoài dân sự, nhưng nói một cách tổng quát thì đối tượng lao động chính của hai lĩnh vực này là các loại vũ khí, khí tài, máy móc thiết bị phục vụ cho sẵn sàng chiến đấu như các loại súng đạn, bom, mìn, máy bay, tàu chiến, xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, các thiết bị thông tin liên lạc,. Thường thay đổi vị trí đóng quân, làm việc nặng nhọc, làm việc trong khuôn khổ mệnh lệnh, kỷ luật cao, đòi hỏi người cán bộ chiến sĩ phải chịu đựng gian khổ, hy sinh quên mình. Hàng ngày là sẵn sàng tư thế chiến đấu để giữ vững an ninh của Tổ quốc trật tự xã hội, đảm bảo cuộc sống bình yên của nhân dân. Với những người làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thì nội dung lao động tương tự như ngoài dân sự. - Có thể lực tốt về chiều cao, cân nặng. - Dũng cảm, táo bạo, có nhiều sáng kiến. - Không sợ hi sinh gian khổ. - Tinh thần cảnh giác cách mạng. - Trung thành tuyệt đối với cách mạng. - Thương yêu đồng đội, chấp hành nghiêm túc kỉ luật quân sự. Không mắc các bệnh lao phổi, suy thận, đau cột sống, bệnh ngoài da, thấp bé, có bệnh tật. SƠ KẾT - ĐÁNH GIÁ. - Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của HS. Nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề. - Dặn dò HS chuẩn bị cho chủ đề sau: Tìm hiểu các vấn đề tuyển sinh trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Tiết 3. Lớp: 11 Ngày soạn: 03 / 10 / 2007 CHỦ ĐỀ 4 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC AN NINH – QUỐC PHÒNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Hiểu được vị trí vai trò của các nghề thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. Kỹ năng: Biết cách tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo của những nghề trong lĩnh vực này. Thái độ: Có nhận thức đúng đắng về sự hy sinh lớn lao cùng tính chất lao động đặc biệt của những chiến sĩ Quân đội và Công an, từ đó biết ơn những người đã và đang làm trong các lực lượng vũ trang. II. CHUẨN BỊ: - Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 4 (SGV) và các tài liệu liên quan - Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đên các nghề thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề; Nếu tổ chức hội thảo thì phải chia nhóm, phân công người dẫn chương trình, thường chia nhóm 4 em/nhóm – bài này nên cử HS dẫn chương trình. 3. Tiến trình hoạt động cụ thể: Hoạt động của trò Hoạt động của thầy * Hoạt động 1: Tìm hiểu các cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. Các cơ sở đào tạo: HS nêu các cơ sở đào tạo mà mình biết: Nêu tên trường và cho biết địa điểm nơi trường đóng. * Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tuyển sinh vào các trường trong lĩnh vực Quốc phòng và An ninh. + Điều kiện tuyển sinh. HS nêu điều kiện tuyển sinh vào các trường trong lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. + Nơi làm việc: HS cho biết nơi làm việc. + Triển vọng của nghề: HS nhận định về triển vọng của các nghề thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. 1. Hãy cho biết các cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. Hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng. - Học viện An ninh nhân dân. - Học viên cảnh sát nhân dân. - Đại học phòng cháy chữa cháy - Học viện quân y. - Học viện khoa học quân sự. - Đại học biên phòng - Học viện Hậu cần - Học viện Phòng không- Không quân - Học viện chính trị Quân sự - Trường Sĩ quan lục quân 1 - Trường Sĩ quan lục quân 2 - Trường Sĩ quan tăng, thiết giáp - Trường Sĩ quan đặc công - Trường Sĩ quan phòng hóa - Trường Sĩ quan Không quân - Trường Sĩ quan Công binh - Trường Sĩ quan Thông tin - Trường Cao đẳng kỹ thuật Vinhem-Pich - Trường Cao đẳng văn hóa-nghệ thuật quân đội. - Trường Trung học Quân y II - Trường Trung học kỹ thuật xe máy - Trường Trung học Công nghiệp quốc phòng. - Tường Trung học Kỹ thuật Hải quân - Trường Trung hoch cầu đường và dạy nghề - Trường Trung học trong trường cao đẳng kỹ thuật Vinhem-Pich - Trường Trung học trong học viện Quân y 2. Hãy cho biết điều kiện tuyển sinh vào các trường thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng? Gợi ý: Hầu hết các trường trong lĩnh vực an ninh quốc phòng đều tổ chức sơ tuyển, quá trình thi tuyển theo quy chế của Bộ GD & ĐT. Người lao động sẽ làm việc tại các đơn vị, nhà máy xí nghiệp, bệnh viện trong các trường của quân đội hoặc công an. An ninh, quốc phòng là lĩnh vực trọng yếu của quốc gia, hai lĩnh vự này đang được hiện đại hóa, mọi người đều có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng lực lượng an ninh, quốc phòng tham qua việc trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động trong lĩnh vực này. IV. TỔNG KẾT - ĐÁNH GIÁ. - Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của HS. Nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề. - Mỗi HS lập mội bản mô tả về một nghề thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng mà em biết hoặc của người thân. - Dặn dò HS chuẩn bị nội dung câu hỏi, trang trí cho buổi giao lưu với những điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi.

File đính kèm:

  • dochuong nghiep 11-CD4.doc
Giáo án liên quan