Thể Dục Thể Thao (TDTT) là một lĩnh vực quan trọng của đời sống con người, nó có quan hệ mật thiết với xã hội. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu tập luyện TDTT càng tăng lên.
Tập luyện TDTT nhằm nâng cao và phát triển tố chất thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo dai và sự khéo léo. Nó còn làm cho cơ thể phát triển một cách toàn diện về trí tuệ và thể chất, nâng cao năng suất lao động. Như Hồ Chủ Tịch đã nói: “ Một người dân yếu ớt sẽ làm cho cả nước yếu ớt. Một người dân khỏe mạnh sẽ làm cho cả nước khỏe mạnh. Vậy nên tập luyện TDTT bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước ”.
Điền kinh nói chung và môn chạy cự ly 60 - 100m nói riêng là một trong những môn thể thao cơ bản, có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao ở nước ta. Trong chương trình TDTT cho học sinh THCS nội dung chạy 60 - 100m được dạy từ lớp 6 đến lớp 9 đều tập luyện trong thời gian dài. Nó là một môn học trọng điểm. Thông qua học tập và tập luyện các môn điền kinh nói chung và môn chạy 60 - 100m nói riêng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cải thiện và nâng cao chức năng của các cơ quan nội tạng, phát triển toàn diện các tố chất thể lực và năng lực hoạt động cơ bản cho học sinh, thêm vào đó tính ganh đua của nó khá mạnh, sự thắng thua trong thi đấu đôi khi chỉ hơn kém nhau hơn 1% giây. Vì vậy nó rất thuận lợi cho việc bồi dưỡng phẩm chất, ý chí, đạo đức, tác phong và tinh thần đoàn kết hợp tác của học sinh. Có thể nói môn chạy cự ly 60 - 100m là một môn học trọng điểm không thể thiếu trong mọi chương trình. Các môn thể thao khác không thể tách rời nó, môn chạy cự ly 60-100m là nền tảng của các môn thể thao khác.
18 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng một số động tác bổ trợ phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 7 trường THCS Đoàn Xá - Phạm Hoàng Điểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy” và chạy cự ly 20m.
+ Kiểm tra thử chạy 100m.
Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, tại chỗ thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, chạy nhanh tại chỗ.
- Buổi học 2:
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy đạp sau.
+ Chạy tăng tốc độ 30m.
+ Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”.
+ Xuất phát thấp với bàn đạp chạy 20m.
Bài tập về nhà: Chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, xuất phát thấp không bàn đạp cự ly khoảng 60m.
- Buổi học 2:
+ Chạy đạp sau.
+ Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay.
+ Chạy nhanh tại chỗ.
+ Bật xa di chuyển.
+ Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp cự ly 20m tốc độ tối đa.
+ Chạy lặp lại các đoạn 20- 30m tốc độ gần tối đa.
+ Bật cao tại chỗ
Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy tốc độ cao cự ly 60m.
- Buổi học 3:
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy đạp sau.
+ Chạy tăng tốc độ 30m.
+ Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”.
+ Xuất phát thấp với bàn đạp chạy 15m.
+ Chạy có giới hạn độ dài bước.
+ Chạy lặp lại các đoạn ngắn 20- 30m.
Bài tập về nhà: Chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, xuất phát thấp không bàn đạp cự ly khoảng 60 - 100m.
- Buổi học 3:
+ Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay.
+ Chạy nhanh tại chỗ.
+ Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp cự ly 20m tốc độ tối đa.
+ Chạy tốc độ 30m.
+ Chạy tốc độ 60m.
+ Chạy có giới hạn độ dài bước.
Bài tập về nhà: Thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy nhanh tại chỗ, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 60m.
- Buổi học 4:
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy đạp sau.
+ Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”.
+ Xuất phát thấp với bàn đạp chạy 15m.
+ Chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m.
Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, chạy nâng cao đùi.
- Buổi học 4:
+ Chạy nhanh tại chỗ.
+ Thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp chạy cự ly 20m tốc độ tối đa.
+ Chạy có giới hạn độ dài bước.
+ Chạy lặp lại các đoạn 30m tốc độ tối đa.
+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 60 - 100m.
Bài tập về nhà: Thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy nhanh tại chỗ, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 60 - 100m.
- Buổi học 5:
+ Luật điền kinh (phần chạy ngắn).
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy đạp sau.
+ Chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m.
+ Kỹ thuật đánh đích.
Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, chạy nâng cao đùi, luật điền kinh (phần chạy ngắn).
- Buổi học 5:
+ Chạy nhanh tại chỗ.
+ Vịn tay vào tường thực hiện động tác đạp chân.
+ Thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp chạy cự ly 20m tốc độ tối đa.
+ Chạy biến tốc 20m tốc độ tối đa.
+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 60 - 100m.
+ Kỹ thuật đánh đích.
Bài tập về nhà: Thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 100m.
- Buổi học 6:
+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 100m.
+ Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật, hoàn thành cự ly 60 - 100m.Bài tập về nhà: Chạy đạp sau, chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật, hoàn thành cự ly 60 - 100m.
- Buổi học 6:
+ Giới thiệu luật điền kinh nội dung chạy ngắn.
+ Chạy nhanh tại chỗ.
+ Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp cự ly 20m tốc độ tối đa.
+ Chạy biến tốc 20m tốc độ tối đa.
+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành cự ly 60 - 100m.
Bài tập về nhà: Bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ ôm gối, chạy tốc độ cao cự ly 60m, xuất phát thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 60 - 100m.
So sánh những bài tập giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng thì ta có thể nhận thấy rằng; buổi tập theo phân phối chương trình chuẩn thì quá lạm dụng những bài tập bổ trợ như chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùivà hầu như buổi tập nào cũng đưa những bài tập bổ trợ đó vào phần cơ bản. Đây cũng chính là thực trạng chung của nhiều trường THCS. Còn buổi tập của nhóm thực nghiệm thì chỉ sử dụng những bài tập bổ trợ đó vào phần khởi động, những bài tập còn lại thì ngoài những bài tập bổ trợ cơ bản thì có đưa vào những bài tập phát triển sức nhanh nhằm nâng cao thành tích cho học sinh.
a. Hiệu quả của đề tài.
- Để đánh giá hiệu quả của đề tài thì tôi tiến hành kiểm tra thành tích của học sinh trước và sau khi học các động tác bổ trợ (sau 2 tuần tập luyện). Thang điểm để đánh giá thành tích của học sinh là như nhau và theo nội dung chương trình.
Nhóm đối chứng (17 em).
Nhóm thực nghiệm (17 em).
Giỏi: 2 = 11,7%
Giỏi: 3 = 17,7%
Khá: 7 = 41,2%
Khá: 7 = 41,2%
Đạt: 5 = 29,4%
Đạt: 5 = 29,4%
CĐ: 3 = 17,7%
CĐ: 2 = 11,7%
Như vậy thành tích kiểm tra ban đầu của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm tương đối đồng đều mặc dù có sự khác biệt về chỉ số trung bình của kết quả thực hiện các bài thử. Xong sự khác biệt này là không nhiều, điều đó chứng tỏ rằng khả năng tiếp thu và thực hiện bài tập bổ trợ của 2 nhóm là tương đương nhau.
- Kết qủa kiểm tra 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm khi kết thúc thực nghiệm sư phạm (sau 6 tuần tập luyện).
Nhóm đối chứng (17 em).
Nhóm thực nghiệm (17 em).
Giỏi: 4 = 23,5%
Giỏi: 7 = 41,2%
Khá: 9 = 53,0%
Khá: 9 = 53,0%
Đạt: 4 = 23,5%
Đạt: 1 = 5,8%
CĐ: 0 = 0%
CĐ: 0 = 0%
Như vậy với chương trình tập luyện hệ thống các bài tập được chọn lựa để hướng tới sự phát triển sức nhanh đạt ở mức cao hơn.
Và như vậy có thể nói rằng hệ thống các động tác bổ trợ đã chọn lựa trong thực tiễn giảng dạy cho học sinh đã tỏ rõ tính hiệu quả của mình trong việc nâng cao sức nhanh cho học sinh lớp 7 trường THCS Đoàn Xá
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Thực trạng dạy và học nội dung chạy 60 - 100m ở trường THCS có vai trò rất quan trọng trong quá trình tập luyện cũng như nâng cao tinh thần tập luuyện của học sinh. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập. Sự thích thú là động lực thúc đẩy con người hoạt động, chiếm lĩnh những tri thức và phát triển năng lực sáng tạo, độc lập trong học tập, trong cuộc sống nói chung và trong tập luyện nội dung 60 - 100m nói riêng.
Trong quá trình giảng dạy 6 tuần và 2 buổi kiểm tra, áp dụng đổi mới phương pháp tập luyện để nâng cao thành tích chạy ngắn cho nhóm thực nghiệm với việc áp dụng các bài tập phát triển sức nhanh, tăng dần lượng vận động phù hợp thì thành tích đã tăng cao rõ rệt so với nhóm đối chứng. Hệ thống các bài tập bổ trợ được chọn lựa, áp dụng cho đối tượng nghiên cứu trong thực tiễn giảng dạy đã tỏ rõ tính hiệu quả sau 6 tuần gồm:
a. Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau
b. Đứng mặt, vai, lưng hướng chạy - Xuất phát.
c. Chạy tăng tốc 30m, chạy biến tốc 20 - 30m.
d. Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay.
e. Vịn tay vào tường thực hiện động tác đạp chân.
g. Chạy nhanh tại chỗ.
h. Thực hiện kỹ thuật sau các khẩu lệnh.
i. Chạy tốc độ cao 60m.
k. Bật cao, bật xa tại chỗ và di chuyển.
II. KIẾN NGHỊ
Từ những vấn đề trên tôi mạnh dạn đưa ra những đề xuất để tăng cường hứng thú tập luyện cho HS, giúp HS có được những thành tích nhất định trong quá trình học bộ môn TD nói chung và nội dung cự ly ngắn nói riêng. Qua đó giúp HS có được sức khỏe để học những môn khác đạt được hiệu quả tốt hơn.
Thứ nhất: Nhà trường quan tâm nhiều hơn nữa đến việc trang bị sân bãi bảo đảm cho HS tập luyện, đồng thời tổ chức các cuộc thi đấu điền kinh có khen thưởng để khích lệ tinh thần tập luyện của HS.
Thứ hai: GV giảng dạy bộ môn không ngừng trau dồi phẩm chất, thái độ, đổi mới phương pháp dạy học tích cực hơn. Nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm.
Thứ ba: HS phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng, ý nghĩa của môn học đối với sức khỏe, cuộc sống và công việc sau này của mình. Chú ý nghe GV phân tích, thị phạm động tác, nghiêm túc hơn nữa trong giờ học và mạnh dạn hỏi GV những gì chưa hiểu và thắc mắc về kỹ thuật động tác hay kiến thức chuyên môn có liên quan. Cần sử dụng linh hoạt những kiến thức thực tế vào giờ học.
Trên đây là một số nghiên cứu ở mức độ cá nhân và bản thân cũng chua có nhiều kinh nghiệm. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, những GV có kinh nghiệm cho đề tài của mình được hoàn thiện hơn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Qua đó hoàn thành mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ.
Kiến thụy, ngày 15 tháng 12 năm 2013.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Phạm Hoàng Điểu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất - NXBTDTT - 2001.
Tác giả: PGS - PTS Nguyễn Toán, Trương Anh Tuấn, Nguyễn Thị Chuyền.
2. Học thuyết huấn luyện - NXBTDTT - 1996.
3. Giáo trình điền kinh ĐHTDTT 1 - NXBTDTT - 2000.
4. Phương pháp giảng dạy TDTT trong trường PT - NXBTDTT - 2004 - PGS Nguyễn Văn Trạch.
5. Bài tập chuyên môn trong điền kinh NXBTDTT - 2004 - Tác giả Quang Hưng.
6. Sách giáo viên TD lớp 6,7 NXBGD - 2003.
MỤC LỤC
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận . 1
2. Cơ sở thực tiễn. 2
3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu. 2
4. Thời gian nghiên cứu. 2
5. Địa điểm nghiên cứu. 2
6. Đối tượng nghiên cứu. 2
7.Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
Phần II: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận : 4
2. Cơ sở thực tiển của vấn đề cần nghiên cứu 4
a.Định nghĩa và tính chất về nguyên lý kỹ thuật chạy........................................4
b. Một số bài tập bổ trợ.......................................................................................5
c.Phương pháp tổ chức những bài tập bổ trợ vào tập luyện...............................7
3. Nội dung, hiệu quả của bài tập 8
a. Nhiệm vụ cụ thể của hai nhóm 8
b. Hiệu quả của đề tài 11
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:.........................................................................................................13
2. Kiến nghị 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
MỤC LỤC 16
File đính kèm:
- DE TAI NCKHSPUD 20132014.doc