Ôn tập.(tiếp theo)

- HS nắm vững kiến thức cơ bản đặc biệt là cách sử dụng trang phục và bảo quản trang phục

- Rèn kỹ năng vận dụng được một số kiến thức và kỹ năng đã học vào việc sử dụng và bảo quản trang phục hàng ngày

- HS có ý thức tiết kiệm, ăn mặc lịch sự gọn gàng

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập.(tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 . Tuần 9. Thứ … ngày…tháng….năm 200.. ôn tập.(Tiếp theo) Mục tiêu. - HS nắm vững kiến thức cơ bản đặc biệt là cách sử dụng trang phục và bảo quản trang phục - Rèn kỹ năng vận dụng được một số kiến thức và kỹ năng đã học vào việc sử dụng và bảo quản trang phục hàng ngày - HS có ý thức tiết kiệm, ăn mặc lịch sự gọn gàng Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung toàn chương I trong SGK và các tài liệu tham khảo. HS: Nghiên cứu kĩ nội dung trọng tâm của chương và trả lời các câu hỏi. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu nguồn gốc và tính chất của các loại vải thiên nhiên? Vẽ quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên (vải bông và vải tơ tằm)? ? Nêu nguồn gốc và tính chất của các loại vải sợi hóa học? Tại sao về mùa hè người ta thích mặc vải áo sợi bông và sợi tơ tằm? Bài mới. Hoạt động1: Giới thiệu bài. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu và ôn tập tiếp phần lựa chọn trang phục, sử dụngvà bảo quản trang phục. Hoạt động 2: Hệ thống ôn tập. Câu hỏi 4: Để có được trang phục đẹp ta cần lựa chọn những vấn đề gì? Yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi. Gọi học sinh trả lời. GV nhận xét và kết luận chung. Câu 5: Khi sử dụng trang phục ta phải chú ý đến những vấn đề gì? Yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi. Gọi học sinh trả lời. - GV nhận xét và kết luận chung. Câu 6: Bảo quản trang phục bao gồm những công việc gì? Yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi. Gọi học sinh trả lời. - GV nhận xét và kết luận chung Câu 4: Để có được trang phục đẹp ta cần lựa chọn những vấn đề sau: Chọn vải phù hợp, có màu sắc hoa văn, kiểu dáng phù hợp ới vóc dáng,màu da, lứa tuổi. Chọn những vật dụng đi kèm phù hợp. Câu 5: Khi sử dụng trang phục ta phải chú ý đến những vấn đề sau: a. Trang phục phù hợp với hoạt động - Trang phục đi học: Thường may bằng vải pha, màu sắc nhã nhặn, kiểu may đơn giản, dễ mặc, dễ hoạt động.. - Trang phục lao động: May bằng vải sợi bông, màu sẫm, kiểu may đơn giản, đi dép thấp hoặc dày bata - Trang phục lễ tân lễ hội (tùy thuộc vào địa điểm, địa phương, phong tục tập quán…) b. Trang phục phù hợp với môi trường và công việc * Phải biết cách phối hợp màu sắc cho rang phục. - Sự kết hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu. - Sự kết hợp giữa 2 màu cạnh nhau trên cùng một màu. - Màu trắng, màu đen có thể kết hợp với bất kỳ màu nào. Câu 6: Bảo quản trang phục. * Giặt phơi - Tách riêng quàn áo màu - Vò trước chỗ bẩn bằng xà phòng 30p - Vò xà phòng - Giũ sạch bằng nước - Cho thêm chất làm mềm - Phơi * Là ủi a. Dụng cụ là - Bàn là - Bình phun nước - Cầu là b. Quy trình là - Điều chỉnh bàn là phù hợp với từng loại vải - Bắt đầu là với loại vải có nhiệt độ thấp -> cao - Thao tác là: Là theo chiều dọc vải, đưa bàn là đều, không để bàn là lâu lên mặt vải. - Ngừng phải để dựng đứng bàn là. c. Kí hiệu giặt là (HS nghiên cứu các kí hiệu trong sgk) * Cất giữ - Treo bằng mắc hoặc gấp gọn vào ngăn tủ những quần áo sử dụng thường theo từng loại - Những quần áo chưa dùng đến cần cất gói, tránh ẩm mốc, gián…làm hỏng Củng cố. GV nhận xét về ý thức, thái độ học tập của học sinh và đánh giá kết quả hoạt động trong tiết ôn tập. Hướng dẫn về nhà. Ôn tập kĩ nội dung của toàn chương. Chuẩn bị tiết sau kiểm tra viết 1 tiết. …………………………………………………………………. Tiết 18. Tuần 9. Thứ … ngày…tháng….năm 200.. Kiểm tra viết 1 tiết A- Mục tiêu. - GV đánh giá được kết quả học tập của HS về kiến thức, kỹ năng và vận dụng - Qua kết quả kiểm tra GV rút kinh nghiệm trong giảng dạy, HS cải tiến phương pháp học tập - Giáo dục ý thức tự giác, cẩn thận trong khi làm bài kiểm tra B- Chuẩn bị. GV: Chuẩn bị đề bài, biẻu điểm, đáp án. HS: Ôn tập kiến thức của toàn chương, chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng để làm bài kiểm tra. C-Tiến trình dạy học. 1 -Tổ chức ổn định. 2- Kiểm tra Đề bài. Lớp 6A. Câu 1: Em hãy tìm từ để điền vào chữ trống cho đủ nghĩa câu sau đây? a. Sợi ..............có nguồn gốc thực vật, như sợi quả cây ............. và có nguồn gốc động vật như sợi con ............... b. Sợi nhân tạo được sản xuất từ chất ................. của ..................., ......... ................, ........................ c. Sợi tổng hợp được sản xuất bằng cách tổng hợp các chất .................. lấy từ ............. ......, .................... d. Khi kết hợp từ hai hoặc nhiều loại sợi khác nhau tạo thành .................. để dệt thành vải gọi là ........................... vải pha thường có những ................ của các loại sợi thành phần e. Thời tiết nóng nên mặc quần áo bằng vải...................., .....................để được thoáng mát dễ chịu. Câu 2: Nêu nguồn gốc, tính chất và quy trình sản xuất vải sợi bông, vải tơ tằm? Câu 3: Nêu quy trình cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật. Lớp 6b. Câu 1: : Em hãy ghép các câu ở cột A vào cột B sao cho phù hợp nhất Cột A Cột B Trang phục có chức năng ...... Vải có màu tối kẻ sọc....... Người gầy nên mặc ..... Quần áo bằng vải sợi bông...... Quần áo cho trẻ sơ sinh, tuổi mẫu giáo...... .. làm cho người mặc có vẻ gầy đi. ... nên chọn vải bông màu tươi sáng. ... bào vệ cơ thể làm đẹp cho con người. ... vải kẻ sọc ngang hoa to. ... là ở nhiệt độ 1600C. ...lên chọn vải sợi tổng hợp màu sẫm. Câu 2: Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu (X) vào các cột đúng (Đ), sai (S) Trả lời Đ S Lụa nilon, vải pôlyste có thể là ở nhiệt độ cao áo quần màu sáng, sọc ngang hoa to có thể làm người mặc béo ra Quần màu đen mặc hợp với áo có bất kỳ màu sắc hoa văn nào Khi đi lao động mặc thật đẹp Lựa chọ trang phục cần phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, nghề nghiệp, môi trường sống Câu 3: Nêu quy trình cắt, khâu chiếc bao tay trẻ sơ sinh? Khi cắt, khâu bao tay cho trẻ sơ sinh cần lưu ý những gì? Tại sao? Đáp án- Biểu điểm Lớp 6a. Câu 1: (2,5 đ) a, Thiên nhiên, bông, tằm b, Xelunô, gỗ, tre, nứa c, Hóa học, than đá, dầu mỏ d, Sợi pha, vải sợi pha, ưu điểm e, Sợi bông, vải pha Câu 2(3 điểm) a- Nguồn gốc. - Vải sợi thiên nhiên dược dệt bằng các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên, có nguồn gốc từ thực vật như: Bông, lanh, đay, gai và có nguồn gốc từ động vật như: tơ tằm, lông cừu, lông dê, lạc đà, vịt… b- Quy trình sản xuất. + Cây bôngốQuả bôngố Xơ bôngố Sợi dệtố Vải sợi bông. + Con tằmố Kén tằmốSợi tơ tằmố Sợi dệtố Vải sợi tơ tằm. c-Tính chất. - Vải sợi bông, vải tơ tằm có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát nhưng dễ nhàu, vải sợi bông giặt lâu khô. Khi đốt tro bóp dễ tan. Câu 3: (4,5 điểm) - Vẽ và cắt mẫu giấy của vỏ gối hình chữ nhật. - Cắt vải theo mẫu giấy. - Khâu vỏ gối: + Khâu viền nẹp hai mảnh dưới của vỏ gối. + Đặt hai mép vải dưới chờm lên nhau 1cm, điều chỉnh để có kích thước bằng mảnh trên của vỏ gối kể cả đường may, lược có định hai đầu nẹp. - Hoàn thiện và trang trí vỏ gối. Lớp 6B Câu 1: (2,5 điểm) 1 + c, 2 + a, 3 +d, 4 +e, 5 + b Câu 2: (2,5 điểm) Điền (Đ) câu 1, 4 ; điền (S) câu 2, 3, 5 Câu 3: (5 điểm) - Quy trình cắt, khâu chiếc bao tay trẻ sơ sinh. Vẽ và cắt mẫu giấy. Cắt vải theo mẫu giấy. Trang trí sản phẩm. - Lưu ý một số vấn đề như: Vải vải mềm, không cứng dày quá(làm đau tay..), không để sợi vài, chỉ dài quá (dễ quấn vào ngón tay) may vừa không chật quá làm khó cử động và sít chặt vào tay… 3- Củng cố. - GV nhận xét về ý thức, thái độ làm bài của học sinh. - Đánh giá kết quả bài kiểm tra. 4- Hướng dẫn về nhà. - Đọc và chuẩn bị trước bài: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở. …………………………………………………………………. Hết tuần 9.

File đính kèm:

  • doccn6 t9(1).doc
Giáo án liên quan