1. Mục tiêu
a. Kiến thức:
- Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được những mục tiêu dưới đây:
- Nêu đuợc vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày
b. Kĩ năng:
- Nhận biết, lựa chọn được một số nguồn lương thực, thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như: chất đạm, đường bột, chất béo.
c. Thái độ
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
2. Chuẩn bị
a. Giáo viên
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các nguồn dinh dưỡng, thông tin về các chất dinh dưỡng: chất đạm, đường bột, chất béo.
b. Học sinh
- Học trước nội dung bài 15
143 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3071 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công Nghệ 6 Kì II Năm học: 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêu cho nhu cầu đi lại.
* Chi tiêu bảo vệ sức khoẻ: Tiền khám chữa bệnh, tiền mua bảo hiểm y tế...
* Chi tiêu cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí.
- Chi tiêu hợp lí phải đảm bảo tổng chi nhỏ hơn tổng thu để được tích trữ.
Hoạt động 2.(25’)
Tổ chức thực hành
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ( sách, vở, bút...)
GV: Chia HS ra làm 3 nhóm và cử nhóm trưởng, nêu yêu cầu thực hành với từng nội dung.
GV: Đưa ra nội dung: Ở tiết trước chúng ta đã biết được tổng thu nhập của các gia đình ở thành phố, gia đình ở nông thôn vậy các em hãy tính mức chi tiêu của gia đình bạn Sơn trong bài tập sau:
GV: Phân công thực hành:
+ Nhóm 1: Làm bài tập
+ Nhóm 2: Làm bài tập
+ Nhóm 3: Làm bài tập
GV: Gợi ý hướng dẫn thực hành theo từng nội dung. Cho HS thời gian thực hành.
GV: (Thời gian để các nhóm hoàn thành là 20’)
GV: Bám sát HS để giải thích những vấn đề phát sinh.
GV: Sau khi hết thời gian yêu cầu HS lên bảng làm bài tập gv: Gợi ý hướng dẫn thực hành theo từng nội dung.
- Lắng nghe, ghi chép
- HS chia nhóm thực hành.
- Các nhóm tiến hành thực hiện các bài tập tình huống như đã nêu trên.
( Yêu cầu làm được
+ Tổng thu nhập trong 1 tháng là 2.000.000đ.
+ Các khoản chi tiêu:
*Chi tiêu cho ăn uống: 1.300.000đ
* Chi cho nhu cầu học tập: 20.000đ
* Chi tiêu cho giao tiếp xã hội: 200.000đ
* Chi tiêu cho nhu cầu đi lại: 200.000đ
* Chi tiêu bảo vệ sức khoẻ: Tiền khám chữa bệnh, tiền mua bảo hiểm y tế...: 100.000đ
* Chi tiêu tiền điện: 30.000đ.
- Tổng chi: 1.850.000đ
Tích luỹ: 150.000đ/tháng
II. CÂN ĐỐI CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH
Bài tập. Gia đình bạn Sơn có 6 người, là gia đình ở nông thôn Sơn và em gái đang học không phải nộp học phí, mỗi tháng chỉ phải mua bút, mua vở 20.000đ. Gia đình bạn Sơn có tổng thu nhập 1 năm là 24.000.000đ từ các khoản thu trong gia đình. Em hãy tính thu nhập của gia đình bạn Sơn trong 1 tháng? Cho biết các khoản chi tiêu của gia dình bạn Sơn trong 1 tháng?
c. Củng cố bài học (5’)
? Nhắc lại các khoản chi tiêu trong gia đình?
GV: Nhận xét ý thức chuẩn bị, ý học tập của các nhóm, của từng HS.
GV: Đánh giá kết quả đạt được của HS sau đó cho điểm từng nhóm.
- Chi tiêu trong gia đình bao gồm:
*Chi tiêu cho ăn uống.
* Chi cho nhu cầu học tập.
* Chi tiêu cho giao tiếp xã hội.
* Chi tiêu cho nhu cầu đi lại.
* Chi tiêu bảo vệ sức khoẻ: Tiền khám chữa bệnh, tiền mua bảo hiểm y tế...
* Chi tiêu cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm
d. Hướng dẫn về nhà (3’)
GV: Hướng dẫn HS làm một số bài tình huống.
Yêu cầu HS về nhà ôn lại toàn bộ chương III và IV để tiết sau ôn tập.
e. Rút kinh nghiệm sau khi dạy
Ngày soạn: 29/04/2010 Ngày giảng:06/05/2010.
Tiết 68. ÔN TẬP HỌC KÌ
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức.
- Nắm vững nhãng kiến thức và kĩ năng về thu, chi và nấu ăn trong gia đình.
b. Kĩ năng.
- Vận dụng một số kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
c. Thái độ.
- Có thái độ học tập tích cực, có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
2. Chuẩn bị.
a. Giáo viên.
- Các câu hỏi để HS ôn tập.
- Soạn giáo án.
b. Học sinh.
- Giấy bút và tranh ảnh, mẫu hiện vật liên quan đến nội dung ôn tập.
- Sách giáo khoa đầy đủ.
- Đồ dùng học tập.
3. Tiến trình lên lớp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Hoạt động 1.
Giới thiệu bài
(3’)
GV: Chương III, IV Nấu ăn trong gia đình, Thu chi trong gia đình cung cấp cho chúng ta vốn kiến thức cơ bản về thực phẩm nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, cho chúng ta biết cách chi tiêu như thế nào cho hợp lí... Hôm nay chúng ta sẽ hệ thống lại toàn bộ nội dung cơ bản của 2 chương để giúp các em củng cố và nắn chắc kiến thức về ăn uống, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm và về thu chi trong gia đình.... để nâng cao sức khoẻ con người và nâng hiệu quả lao động.
Hoạt động 2.
Tổ chức ôn tập.
(30’)
? Tại sao phải ăn uống hợp lí?
? Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm? Em phải làm như thế nào khi thấy?
- Một con ruồi trong bát canh?
- Mùi vị khác trong bát canh?
? Em hãy liên hệ kiến thức đã học để nêu cách lựa chọn thực phẩm cho phù hợp?
? Em hãy nêu những công việc cần làm khi sơ chế thực phẩm? cho ví dụ minh hoạ.
? Thu nhập gia đình là gì? có những loại thu nhập nào?
?Em đã làm gì để góp phần tăng thêm thu nhập trong gia đình?
? Chi tiêu trong gia đình là gì?
? Em có đóng góp gì để tăng thêm thu, chi trong gia đình?
GV: Yêu cầu HS ôn lại tất cả các câu hỏi ở cuối các bài.
- Chúng ta phải vệ sinh thực phẩm vì: Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, nếu thực phẩm không hợp vệ sinh thì sẽ làm con người bị ngộ độc thực phẩm. Phải đổ đi những bát canh bị con ruồi rơi vào, hoặc bát canh có mùi vị khác.
- Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp:
+ Thực phẩm là động vật phải tươi sống, không bị ôi, thiu, bị độc..
+ Thực phẩm là thực vật: Tươi sống, không héo úa....
- Sơ chế thực phẩm:
+ Thực phẩm động vật: Rửa sạch nguyên con hoặc nguyên khối sau đó cắt thái phù hợp theo từng món ăn.
+ Thực phẩm thực vật: Rửa sạch, cắt thái phù hợp...
- Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên tạo ra. Có thu nhập bằng tiền và thu nhập bằng hiện vật.
- Để góp phần tăng thêm thu nhập trong gia đình:
+ Tiết kiệm trong chi tiêu.
+ Giúp gia đình một số việc vặt trong nhà.
- Là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất, văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.
- Tăng thêm chi như chi phí học tập, ăn mặc...
I. Nấu ăn trong gia đình (Nội dung chương III).
II. Thu, chi trong gia đình (Nội dung chương IV)
Hoạt động 3.
Tổng kết ôn tập.
(7’)
GV: Gọi HS nhắc lại trọng tâm của từng bài của chương III, IV.
- Nhận xét tiết ôn tập.
.
→ HS nhắc lại
Hoạt động 4.
HƯỚNG DẪN HS VỀ NHÀ HỌC BÀI.
(5’)
GV: GV: Yêu cầu HS về nhà ôn kĩ bài và xem thêm nội dung chưa được ôn ở trên lớp để làm bài tốt.
GV: Nhắc HS học toàn bộ bài chương III, IV để kiểm tra.
Nhắc HS tránh ôn tủ, mà phải học hết để giờ sau làm bài kiểm tra tôt: Kiểm tra Học kì II.
Ngày soạn:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 20011-2012
Khối 6
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức.
- Đánh giá kết quả học tập của HS trong một kì học.
b. Kĩ năng.
- Rút kinh nghiệm và cải tiến cách học của HS, cách dạy của GV và rút kinh nghiệm về nội dung, chương trình môn học.
c. Thái độ.
- Có ý thức kiểm tra nghiêm túc.
2. Chuẩn bị.
a. Giáo viên.
- Câu hỏi để kiểm tra, đáp án câu hỏi.
b. Học sinh.
- Ôn toàn bộ nội dung chương III và chương IV.
- Giấy kiển tra, đồ dùng học tập.
1. Ma trận
Tên chủ đề
Chuẩn kiến thức kỹ năng
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
1. Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Biết được các biện pháp giữa vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nêu được các biện pháp phòng chống nhiễm trùng thực phẩm
Số câu
Số câu: 1
Số câu: 1
Số điểm
Số điểm: 2
Số điểm:2
Tỉ lệ
Tỉ lệ: 20%
Tỉ lệ: 20%
2. Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến thức ăn
- Hiểu được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến thức ăn
- Giải thích được tại sao phải bảo quản các chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn
Số câu
Số câu: 1
Số câu: 1
Số điểm
Số điểm: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ
Tỉ lệ: 20%
Tỉ lệ: 20%
3. Thu , chi của gia đình
- Hiểu được thu nhập của gia đình là gì?
- Nêu được khái niệm của thu nhập gia đình là gì?. Kể được một số khoản thu nhập của gia đình
- Em phải làm gì để góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình
- Tính được tổng thu nhập của gia đình
Số câu
Số câu: 1
Số câu: 1
Số câu: 1
Số câu: 3
Số điểm
Số điểm: 2
Số điểm: 2
Số điểm: 2
Số điểm: 6
Tỉ lệ
Tỉ lệ: 20%
Tỉ lệ: 20%
Tỉ lệ: 20%
Tỉ lệ: 60%
Số câu
Số câu: 2
Số câu: 1
Số câu: 1
Số câu: 1
Số câu: 5
Số điểm
Số điểm: 4
Số điểm: 2
Số điểm: 2
Số điểm: 2
Số điểm: 10
Tỉ lệ
Tỉ lệ: 40%
Tỉ lệ: 20%
Tỉ lệ: 20%
Tỉ lệ: 20%
Tỉ lệ: 100%
2. ĐỀ BÀI
Câu 1 (2điểm): Em hãy cho biết các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm?.
Câu 2 (2điểm): Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến thức ăn?.
Câu 3 (2điểm) Gia đình bạn Sơn có 6 thành viên, ông bà đã già, bố mẹ làm nghề nông nghiệp mỗi năm thu được 1 tấn thóc (=10.000.000đ), 2 tấn sắn (= 2.000.000đ), 5 tạ ngô (= 2.000.000) từ nguồn thu nhập khác 300.000đ. Em hãy tính tổng thu nhập của gia đình bạn Sơn trong 1 năm?
Câu 4 (2điểm):Thu nhập của gia đình là gì? kể tên các khoản thu nhập của gia đình?
Câu 5 (2điểm): Em đã làm gì để góp phần tăng thêm thu nhập gia đình?
3. ĐÁP ÁN:
Câu 1 (2điểm): - Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng:
+ Rửa tay sạch trước khi ăn.
+ Vệ sinh nhà bếp.
+ Rửa kỹ thực phẩm.
+ Nấu chín thức phẩm.
+ Đậy kín thức ăn cẩn thận
+ Bảo quản thực phẩm chu đáo.
Câu 2 (2điểm): Phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến thức ăn vì:
+ Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước như: Sinh tố c, sinh tố nhóm B và PP
+ Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo như: sinh tố A, D, E, K
Câu 3 (2điểm): - Tổng thu nhập của gia đình bạn Sơn trong 1 năm là: Tổng của tiền bán thóc, ngô, sắn và thu nhập khác = 14.300.000đ
Câu 4 (2điểm): - Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
Các khoản thu nhập của gia đình là:
+ Thu nhập bằng tiền (Tiền lương, tiền thưởng, tiền lãi bán hàng, tiền bán sản phẩm...)
+ Thu nhập bằng hiện vật (Ngô, lúa, Rau, củ, quả, Gà, Vịt, Lợn, Trâu, Bò...)
Câu 5 (2điểm):
-Để tăng thêm thu nhập cho gia đình; bản thân em trực tiếp tham gia các công việc trong gia đình như: Nuôi gia súc, gia cầm, trồng rau, nuôi cá...
-Gián tiếp các công việc: Vệ sinh nhà ở, nấu cơm...
4/ ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT SAU KHI CHẤM BÀI KIỂM TRA
* Về nắm vững kiến thức:…………………………………………………………
……………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………........
* Về kĩ năng vận dụng:……………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………....
* Về cách trình bày, diễn đạt bài kiểm tra:…………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Cong nghe 6 Ki 2 BDKH.doc