Kế hoạch thực hiện chủ đề nhánh: Một số hiện tượng tự nhiên

1. Phát triển thể chất

* Dinh dưỡng sức khỏe:

- Biết uống nước đun sôi hoặc nước tinh khiết để phòng ngừa bệnh tật.

- Chấp nhận đội mũ khi ra nắng.

- Có thể hiện được một số công việc tự cởi cúc áo, rửa tay, lau mặt.

- Thực hiện được một số công việc tự phục vụ phù hợp với trẻ: Lấy nước uống, đi vệ sinh đúng nơi quy định

- Biết không nên chơi gần nơi nguy hiểm.

- Thích thú, dễ chịu khi tiếp xúc với môi trường thiên nhiên.

*Phát triển vận động: Bật lên xuống bậc cao 30cm.

2. Phát triển ngôn ngữ

Sử dụng được một số từ chỉ các hiện tượng thời tiết và các hiện tượng tự nhiên khác.

- Biết diễn đạt những điều quan sát, nhận xét được bằng những câu nói đơn giản.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4673 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch thực hiện chủ đề nhánh: Một số hiện tượng tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xây dựng, các bác định xây gì? Bác phân công công việc chưa?... - Ở góc phân vai chúng ta sẽ chơi gì? Ai sẽ là người bán hàng? Các cô bán hàng sẽ làm những công việc gì? Cửa bán những gì? Ai sẽ là bếp trưởng? Cửa hàng các bác bán những món gì? - Ở góc tạo hình: Con sẽ tô gì? Con tô màu như thế nào? Cô gợi ý cho trẻ tô sáng tạo. - Ở góc chuyện: Con xem gì? Tranh vẽ gì? Con mở tranh như thế nào? - Trong lớp còn có các góc chơi khác nữa( Góc học tập, góc nghệ thuật). Các con thích chơi ở góc nào thì hãy rủ bạn về góc đó chơi cùng nhé. - Để buổi chơi vui vẻ các con phải chơi như thế nào? * Hoạt động 2: Quá trình chơi - Cho trẻ về các góc chơi như đã nhận vai chơi - Cô đến từng góc nhắc nhở trẻ cách chơi, vai chơi, khuyến khích trẻ giao lưu với nhau. - Cô quan sát giúp trẻ chơi đúng vai, tạo tình huống cho trẻ giao lưu. - Trong quá trình chơi góc nào trẻ còn lúng túng cô có thể tham gia chơi cùng trẻ để giúp trẻ hoàn thành công việc vai chơi của mình. * Hoạt động 3: Nhận xét chơi - Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi, khen ngợi kịp thời những vai chơi tốt. - Về các góc cho trẻ hỏi đáp, giới thiệu về công trình của nhóm mình. - Cho trẻ tập trung và nhận xét chung cả lớp và hỏi ý tưởng trẻ cho lần chơi sau. Trẻ trả lời Trẻ thỏa thuận chơi -Trẻ thực hành chơi - Trẻ giới thiệu Trẻ chơi ở các góc IV. VỆ SINH ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA - Cô cho trẻ thao tác vệ sinh rửa tay- rửa mặt theo các bước. - Cô nhắc trẻ kê bàn giúp cô, cô chia cơm cho trẻ nhắc trẻ mời cô, mời bạn. - Cô chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ. Cô nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ. - Quan tâm đến những trẻ yếu và khó ngủ. V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vận động nhẹ nhàng ,ăn chiều. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề. IV. TRẢ TRẺ - Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào cô, chào các bạn. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CUỐI NGÀY .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ngày tháng 4 năm 2014 I. HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN: BÉ BIẾT GÌ VỀ GIÓ 1. Mục đích yêu cầu - Kiến thức: Trẻ biết gió có ở khắp nơi, ích lợi và tác hại của gió. Nhận biết phân biệt được gió tự nhiên và gió nhân tạo. - Kỹ năng: Phát triển nhận thức, trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lac. - Thái độ: Tích cực tham gia hoạt động, có ý thức giữ gìn sức khỏe và môi trường trong sạch để có gió trong lành. 2. Chuẩn bị Bông, sỏi, dây duy băng, chong chóng, túi nilông 3. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú Cô cho trẻ vân động nhảy theo nhạc( Vận động mạnh để trẻ nóng lên). - Các con thấy cơ thể chúng mình như thế nào? - Làm thế nào để chúng mình thấy mát hơn? - Tại sao bật quạt lại làm cho chúng ta mát hơn? - Gió từ quạt gọi là gió gì? - Gió có nhiều loại và gió cũng có rất nhiều điều kỳ diệu. Hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá về gió nhé. 2. Hoạt động 2: Thí nghiệm về gió - Thí nghiệm cô cho trẻ lấy hơi ở miệng thổi vào ba vật: dải duy băng, bông, hòn sỏi. - Các con thấy có điều gì xảy ra? Vật nào bay được? Vật nào không bay lên được? - Tại sao dải duy băng và bông không bay được? - Tại sao sỏi không bay lên được? * Hoạt động 3: Tạo gió - Chúng mình có thể tạo ra gió không? Vậy chúng mình hãy có những cách nào tạo ra gió không? - Cô cho mỗi trẻ một dây duy băng, bật quạt to – nhỏ khác nhau để trẻ quan sát và nhận xét. - Gió từ quạt là gió gì?( Gió nhân tạo do con người tạo ra…) - Con nhận biết ra gió bằng cách nào?- Con biết có những loại gió nào? * Khái quát: Có gió tự nhiên và gió nhân tạo. Gió tự nhiên ở ngoài tự nhiên, có rất nhiều loại: gió to, gió nhỏ, bão… Còn gió nhân tạo do con người tạo ra… - Đố các con biết gió có cần thiết với đời sống của chúng ta không? Vì sao? - Nếu mùa hè không có gió điều gì sẽ xảy ra? ( Gió rất cần thiết với đời sống của chúng ta: làm mát, mang không khí trong lành, sử dụng sức gió để làm ra điện….) - Nếu gió quá to điều gì sẽ xảy ra? ( Gây đổ cây…Nếu gặp gió to phải đội mũ, đeo khẩu trang…) * Hoạt động 4: Kết thúc Cho trẻ chơi với chong chóng, túi nilông. Kết thúc cô nhận xét và khen trẻ. Trẻ vận động theo nhạc Trẻ trả lời Trẻ trả lời Mát, tóc bay, cây đung đưa… Trẻ trả lời II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - QS : Cây phượng - TCVĐ: - CTYT: Với đồ chơi ngoài trời 1. Mục đích yêu cầu - Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của cây phượng, nơi trồng, ích lợi của cây phượng. - Kỹ năng : Rèn khả năng quan sát và vận động cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ - Giáo dục :Ý thức chơi, chơi đoàn kết. Bảo vệ cây xanh. 2. Chuẩn bị - Địa điểm quan sát- sân bằng phẳng chơi trò chơi vận động,dây kéo ko,trống 3. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Quan sát cây phượng - Cho trẻ ra trò chuyện với trẻ về chủ đề. - Đây là cây gì? - Cây phượng có đặc điểm gì? ( Hình dáng, lá cây phượng, hoa phượng như thế nào?) - Hoa phượng có màu gì? Hoa phượng thường nỏ vào mùa nào? - Người ta thường trồng cây phượng ở đâu? - Trồng cây phượng để làm gì? - Cô khái quát lại đặc điểm của cây phượng: Thân to cành lá xum xuê, lá phượng nhỏ có hoa vào mùa hè, người ta trồng cây phượng để cho bóng mát… * Hoạt động 2: TCVĐ: : Mèo đuổi chuột Cô giới thiệu tên trò chơi: Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi. - Luật chơi: Chuột chạy, mèo đuổi bắt. Nếu mèo bắt được chuột thì mèo thắng, nếu mèo không bắt được thì chuột thắng. - Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Cô sẽ chọn 1 bạn làm mèo, 1 bạn làm chuột. Hai bạn sẽ quay lưng vào nhau khi có hiệu lệnh thì chuột phải chạy thật nhanh để mèo bắt. Cô giới thiệu tên trò chơi: Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 3-4 lần - Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi * Hoạt động 3: Chơi theo ý thích - Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời. Cô quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ * Hoạt động 4: Kết thúc - Cô nhận xét sau giờ hoạt động - Trẻ tự nêu những gì mà trẻ quan sát được. - Trẻ chơi Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi. Trẻ chơi Trẻ chơi III. HOẠT ĐỘNG GÓC - XD: Xây công viên nước - PV: Chơi nấu ăn, bán hàng. - Tạo hình: Vẽ mưa, vẽ ông mặt trời - TV: Làm album một số hiện tượng tự nhiên. - Kiến thức : +Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi. + Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình. + Trẻ biết vẽ mưa và tô màu cho đám mây, biết vẽ và tô màu ông mặt trời. + Trẻ biết làm album về một số hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng, gió… - Kỹ năng : + Phát triển óc sáng tạo ở trẻ. Rèn khả năng tư duy và tính kiên trì cho trẻ. + Rèn kỹ năng tô màu của trẻ. + Cho trẻ rèn kỹ năng tự phục vụ thông qua trò chơi. - Giáo dục : Ý thức chơi đoàn kết, biết giữ gìn và thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng đồ chơi đủ cho 4 góc - Cô nhắc trẻ kê bàn ghế để chơi 3. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động1: Thỏa thuận chơi Cho trẻ hát: " Mùa hè đến" đàm thoại và trò chuyện về bài hát. - Các con vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát nhắc đến mùa gì? - Mùa hè thời tiết như thế nào? - Vậy hôm nay cô và chúng mình hãy cùng xây 1 công viên nước thật đẹp và rộng rãi để cho các bạn nhỏ và các vị khách vào tham quan và nghỉ mát ở đây nhé. - Ai chơi ở góc xây dựng, các bác định xây gì? Bác phân công công việc chưa?... - Ở góc phân vai chúng ta sẽ chơi gì? Ai sẽ là người bán hàng? Các cô bán hàng sẽ làm những công việc gì? Cửa bán những gì? Ai sẽ là bếp trưởng? Cửa hàng các bác bán những món gì? - Ở góc tạo hình: Con sẽ tô gì? Con tô màu như thế nào? Cô gợi ý cho trẻ tô sáng tạo. - Ở góc chuyện: Con xem gì? Tranh vẽ gì? Con mở tranh như thế nào? - Trong lớp còn có các góc chơi khác nữa( Góc học tập, góc nghệ thuật). Các con thích chơi ở góc nào thì hãy rủ bạn về góc đó chơi cùng nhé. - Để buổi chơi vui vẻ các con phải chơi như thế nào? * Hoạt động 2: Quá trình chơi - Cho trẻ về các góc chơi như đã nhận vai chơi - Cô đến từng góc nhắc nhở trẻ cách chơi, vai chơi, khuyến khích trẻ giao lưu với nhau. - Cô quan sát giúp trẻ chơi đúng vai, tạo tình huống cho trẻ giao lưu. - Trong quá trình chơi góc nào trẻ còn lúng túng cô có thể tham gia chơi cùng trẻ để giúp trẻ hoàn thành công việc vai chơi của mình. * Hoạt động 3: Nhận xét chơi - Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi, khen ngợi kịp thời những vai chơi tốt. - Về các góc cho trẻ hỏi đáp, giới thiệu về công trình của nhóm mình. - Cho trẻ tập trung và nhận xét chung cả lớp và hỏi ý tưởng trẻ cho lần chơi sau. Trẻ trả lời Trẻ thỏa thuận chơi -Trẻ thực hành chơi - Trẻ giới thiệu Trẻ chơi ở các góc IV. VỆ SINH ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA - Cô cho trẻ thao tác vệ sinh rửa tay- rửa mặt theo các bước. - Cô nhắc trẻ kê bàn giúp cô, cô chia cơm cho trẻ nhắc trẻ mời cô, mời bạn. - Cô chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ. Cô nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ. - Quan tâm đến những trẻ yếu và khó ngủ. V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vận động nhẹ nhàng ,ăn chiều. - Văn nghệ cuối tuần, nêu gương bé ngoan. IV. TRẢ TRẺ - Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào cô, chào các bạn. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docchu de nhanh mot so hien tuong tu nhien 3 tuoi.doc
Giáo án liên quan