Một số con vật nuôi trong gia đình

* Kiến thức:

- Trẻ biết được một số con vật nuôi trong gia đình, biết được tên gọi đặc điểm, tiếng kêu và lợi ích của chúng đối với con người

* Kỹ năng:

- Trẻ phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa gia súc và gia cầm

- Phát triển tư duy, ngôn ngữ, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ.

- Biết bắt chước một số động tác hoạt động của con vật

* Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật nuôi

 

doc70 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 69080 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số con vật nuôi trong gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng trang trại chăn nuôi, trại nuôi ong - Góc nghệ thuật: Hát và vận động một số bài hát có nội dung về chủ đề. - Góc học tập: Xem truyện tranh về một số con côn trùng. C. Hoạt động ngoài trời - QSCCĐ: Con gà trống - TCVĐ: Lộn cầu vồng - Chơi tự do trên sân I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức: - Trẻ biết được gà trống là con vật nuôi trong gia đình, biết được tên gọi đặc điểm, tiếng kêu và lợi ích của gà trống đối với con người. - Trẻ biết cách chăm sóc các con vật. * Kỹ năng: - Phát triển khả năng tư duy, quan sát. - Phát triển ngôn ngữ, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. * Thái độ: - Trẻ có ý thức trong giờ học. - Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật nuôi. II. CHUẨN BỊ : - Tranh ảnh gà trống, gà mái. - Bài hát: Gà trống mèo con và cún con. III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cho trẻ vừa đi vừa hát bài: Gà trống mèo con và cún con. - Các con vừa hát bài hát gì vậy nhỉ? - Trong bài hát có nhắc tới những con vật nào vật - Các con có biết đó là vật nuôi ở đâu không? - Các con trả lời rất là giỏi, cô thưởng cho các con một món quà - Chúng mình cùng xem đó là món quà gì nhé! 2. Quan sát con gà trống - Cô có bức tranh vẽ con gì đây? - Cả lớp cùng quan sát xem con gà có những đặc điểm và bộ phận gì nhé! Cô cùng trẻ quan sát hình ảnh và nói từng bộ phận của con gà. - Đây là phần gì của con gà? (đầu gà) - Các con quan sát kĩ và cho cô biết phần đầu con gà gồm có những bộ phận gì nào? - Còn đây là bộ phận gì? (mình gà) - Con gà có mấy chân? Cùng đếm số chân của gà trống theo cô nào! Chân gà còn có gì đây nhỉ? (cựa gà). - Và đây là bộ phận gì của con gà? (đuôi gà) - Cô khái quát về con gà. - Thức ăn của gà là gì? - Con gà là vật nuôi ở đâu? - Nuôi gà trống làm gì nhỉ các con? - Để đánh thức mọi người dậy thì gà trống phải làm gì nhỉ? - Gà trống gáy như thế nào? - Chúng mình cùng bắt trước động tác gà gáy với cô nào! - Ngoài gà trống ra thì còn có gà gì nữa đây nhỉ các con? - Các con có biết gà mái đẻ ra gì không? - À, đúng rồi! Gà mái đẻ ra quả trứng vàng cho các con ăn hằng ngày đấy! GD: Con gà là vật nuôi trong gia đình, nuôi gà cho ta rất nhiều ích lợi vì vậy các con phải biết chăm sóc , bảo vệ cho gà nhé! Chúng mình có thể giúp đỡ bố mẹ cho gà vịt ăn nhưng các con nhớ không chơi gần những con vật đó để đảm bảo vệ sinh an toàn nhé! - Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng - Chơi tự do trên sân - Cô bao quát, nhắc nhở trẻ khi chơi D. Hoạt động chiều - Kể chuyện đọc thơ theo chủ đề - Chơi trong các góc * TRẢ TRẺ - Bình cờ - Vệ sinh cho trẻ - Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tình trạng sức khỏe của trẻ: ......................................................……………............................................ 2. Trạng thái, cảm xúc của trẻ khi tham gia các hoạt động: ...................................................................................................................... 3. Kiến thức, kỹ năng của trẻ đạt so với yêu cầu đề ra: ...................................................................................................................... Những trẻ  hoạt động sáng tạo: ................................................................... ...................................................................................................................... Biện pháp: ................................................................................................... Những trẻ  chưa đạt so với yêu cầu  đề ra: ...................................................................................................................... Biện pháp:.................................................................................................... Thứ 6 ngày 17 tháng 01 năm 2014 Đón trẻ - Điểm danh – Thể dục sáng A. Hoạt động chung: Trèo lên xuống năm gióng thang I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: * Kiến thức: - Trẻ biết trèo lên xuống 7 gióng thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất, biết chơi trò chơi “đua ngựa” - Rèn sự dẻo dai , và phát triển các cơ bắp cho trẻ. - Rèn sự tập trung chú ý của trẻ. - Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật ,tính nhanh nhẹn hoạt bát. - Giáo dục trẻ tính tập thể, lòng tự tin khi thực hiện bài tập. II. CHUẨN BỊ: - Sân bằng phẳng sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - 2 thang III. TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hđ của trẻ 1. gây hứng thú - Chúng mình đang học chủ đề gì nhỉ? - Cô cháu mình cùng chơi trò chơi về một số con vật nhé! - Mỏ dẹp, hai cánh, chân có màng? - Mào đỏ, hai cánh, gáy ò ó o? - Mắt tinh, tai thính, tài bắt chuột? - Theo các co mèo còn còn có đặc điểm gì nữa? => Con mèo có mắt tinh, tai thính, tài bắt chuột, đặc biệt nó còn leo trèo rất giỏi nữa! - Các con có muốn làm các chú mèo xuống sân dạo chơi không? Chúng mình cùng đội mũ mèo đi chơi nhé! - Trước khi đi cô hỏi có chú mèo nào đau chân, đau tay hay thấy mệt mỏi trong người không? 2. Khởi động - Cô và trẻ đi vòng tròn hát bài: Chú mèo con Cô đi vào phía trong ngực chiều với trẻ và hô hiệu lệnh - Các chú mèo đi bằng mũi chân - Các chú mèo đi thường - Các chú mèo đi bằng gót chân - Các chú mèo đi thường - Các chú mèo chạy chậm, các chú mèo chạy nhanh - Cho trẻ chạy về đội hình ba hàng 3. Trọng động a. bài tập phát triển chung - Hô hấp: Làm gà gáy - Tay: Hai tay đưa ngang, gập tay sau gáy - Chân: Ngồi xổm đứng lên - Bụng: Quay sang trái sang phải - Bật: Bật tách khép chân - Yêu cầu trẻ chuyển thành đội hình 2 hàng ngang b. Vận động cơ bản - Các chú mèo có tài trèo leo và rất tinh nghịch. Hôm nay các chú mèo con hãy cùng cô tập trèo lên xuống thang nhé! - Để trèo được các chú mèo con xem cô làm mẫu trước nhé! Cô tập mẫu: - Lần 1: Không phân tích động tác - Lần 2: Phân tích động tác Tư thế chuẩn bị: Đứng trước thang. Khi thấy hiệu lệnh 2 tay bám vào gióng thang thứ 3, đặt chân phải lên gióng thang đầu tiên và trèo lên. Tiếp tục đặt chân trái lên gióng thang tiếp theo. Cứ như vậy trèo phối hợp chân nọ, tay kia. Khi đến gióng thang trên cùng , 2 tay bám vào gióng thang trên xoay người đưa lần lượt từng chân sang, chân phải bước xuống thì dịch tay trái xuống phía dưới, Chân trái bước xuống dưới thì tay phỉa dịch xuống. Cứ như vậy, trèo lần lượt chân nọ tay khi đến gióng thang cuối cùng. Khi tập xong cô đứng xuống cuối hàng. - Cho 2- 3 trẻ lên thực hiện mẫu - Cho trẻ lần lượt tập theo tổ (1 lần) - Cho trẻ thi đua tập - Cô bao quát, động viên khích lệ trẻ 4. Hồi tĩnh - Cho trẻ vận động nhẹ nhàng! 5. Trò chơi: - Lộn cầu vồng - Trẻ trả lời - Vâng ạ - Trẻ Tl - Có ạ - Trẻ tập theo cô - 2l x4n - 4l x 4n - 4l x4n - 2l x 4n - 3l x 4n - Trẻ qs cô - 2-3 lên - Trẻ tập - Trẻ chơi trò chơi B. Hoạt động góc - Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng bán mật ong, bác sĩ … + bán hàng: Các loại thực phẩm. Bán mật ong, các đồ ăn từ các con dế - Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi, trại nuôi ong - Góc kidsmart: Chơi các trò chơi phù hợp với chủ đề trên máy tính. - Góc học tập: Xem truyện tranh về một số con côn trùng. C. Hoạt động ngoài trời - QSCCĐ: Bầu trời - TCVĐ: Cáo và thỏ - Chơi tự do trên sân I. Mục đích yêu cầu - Nêu được nhận xét của mình về thời tiết - Rèn cho trẻ kỹ năng qs, đàm thoại - Trẻ được vui chơi thỏa thích, hít thở không khí trong lành. - Trẻ chú ý học tập, biết nghe lời cô giáo. II. Chuẩn bị: Vị trí quan sát, sân sạch sẽ, bằng phẳng có khoảng không gian rộng III. Cách tiến hành. * Hoạt động 1. Ổn định Kiểm tra sỹ số, khuyến khích và dặn trẻ trước khi ra sân.. Hát bài “Trời nắng, trời mưa” * Hoạt động 2: Quan sát và trò chuyện về thời tiết. Cô dùng hiệu lệnh xúm xít để tập chung trẻ quanh cô, cô giới thiệu cho trẻ biết mục đích cô cho trẻ ra sân là để dạo chơi quanh sân trường và quan sát thời tiết lúc đó. + Cô bao quát và gợi ý trẻ thực hiện kĩ năng quan sát: Cô cháu mình đang đứng ở đâu? + Các con nhìn xem hôm nay bầu trời như thế nào? (dựa vào thời tiết hôm đó để cho trẻ quan sát và đàm thoại) Các con nhìn lên bầu trời xem có thấy gì không nào? Cô lắng nghe và giải thích cho trẻ hiểu. Bây giờ là mùa đông nên nhiệt độ ngoài trời rất thấp vì vậy khi đi ra đường các con nhớ mặc áo ấm, đeo bít tất, gang tay,quàng khăn để giữ gìn thân thể khỏe mạnh nhé! Giáo dục trẻ yêu biết bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi. * Hoạt động 3: Trò chơi vận động Tổ chức cho trẻ chơi trò: Chuyền bóng Luật chơi: dùng hai bàn tay để chuyền bóng qua đầu Cách chơi: Chia trẻ thành hai đội xếp thành hai hàng dọc. Khi cô có hiệu lệnh “bắt đầu” thì trẻ đứng đầu hàng cầm bóng đưa qua đầu cho bạn đứng sau, cứ như thế cho đến hết hàng. Đội nào chuyền nhanh sẽ thắng cuộc. Cô bao quát và phân thắng thua, động viên khuyến khích trẻ. - Cho trẻ chơi tự do trên sân * Hoạt động chiều - Biểu diễn văn nghệ cuối tuần. - Tổ chức đóng chủ đề, giới thiệu chủ đề sau * TRẢ TRẺ - Bình cờ - Vệ sinh cho trẻ - Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về trẻ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tình trạng sức khỏe của trẻ: ......................................................……………............................................ 2. Trạng thái, cảm xúc của trẻ khi tham gia các hoạt động: ...................................................................................................................... 3. Kiến thức, kỹ năng của trẻ đạt so với yêu cầu đề ra: ...................................................................................................................... Những trẻ  hoạt động sáng tạo: ................................................................... ...................................................................................................................... Biện pháp: ................................................................................................... Những trẻ  chưa đạt so với yêu cầu  đề ra: ...................................................................................................................... Biện pháp:....................................................................................................

File đính kèm:

  • docThe gioi dong vat(2).doc