Đọc sách là quá trình tích lũy kiến thức, nâng cao hiểu biết . Giáo sư, tiến sĩ Chu Quang Tiềm nhà mĩ học và lí luận văn học Trung Quốc đã nhiều lần bàn về vấn đề đọc sách, phương pháp đọc sách. Ông muốn truyền lại cho thế hệ con cháu những suy nghĩ sâu sắc và kinh nghiệm phong phú của bản thân. Để hiểu được điều này chúng ta cùng tìm hiểu văn bản dịch của nhà văn để thấy được giá trị khoa học, thực tiễn của nó.
48 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 20 đến 24 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Ánh Tuyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/Đề bài :
Câu 1/ Thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống?( 1,5đ) Nội dung và hình thức của bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống cần đạt những yêu cầu gì?
( 1,5 điểm)
Câu 2 : Hãy lựa chọn một sự việc, hiện tượng khá phổ biến cần quan tâm đang xẩy ra ở địa phương em để viết bài nghị luận, trình bày ý kiến của em về hiện tượng đó.( 7đ)
Gv hd HS cùng hình thành dáp án cho bài theo yêu cầu của tiết 104- 105
II/ Đáp án
Câu 1: Yêu cầu HS trình bày đảm bảo nội dung sau:
+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề phải suy ngẫm. ( 1đ)
+ Nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ , ý kiến của người viết. ( 1đ)
+ Bài viết có bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, sử dụng phép lập luận phù hợp ( 1đ)
Câu 2: * Yêu cầu về nội dung
HS lựa chọn được một sự việc, hiện tượng ở địa phương có ý nghĩa, đáng quan tâm để nghị luận( vi phạm ATGT, an ninh học đường, tệ nạn xã hội, cúp tiết học đi chơi, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần tương thân tương ái, bảo về môi trường)
Mở bài: Giới thiệu được hiện tượng sẽ nghị luận.
Thân bài: Nêu được các biểu hiện của hiện tượng trong thực tế( dẫn chứng xác thực)
Phân tích được nguyên nhân của sự việc hiện tượng đó.
Phân tích mặt đúng( mặt sai) tác hại( lợi ích) của sự việc hiện tượng đó.
Trình bày được quan điểm của mình ( đồng tình, phản đối) theo nhận thức.
Kết bài : Khẳng định ( phủ định) vấn đề, đưa ra lời khuyên, bài học
* Yêu cầu về hình thức:
+ Bài viết có bố cục đầy đủ ( 3 phần)
+ Trình bày các luận điểm rõ ràng
+ Luận cứ xác thực
+ Sử dụng phép lập luận hợp lý. Lời văn sinh động có sức thuyết phục.
+ Chữ viết đẹp rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả, dùng từ đặt câu đúng.
III/ . Nhận xét chung về bài viết:
Tuần 24: Tiết 116 Ngày soạn: 09 / 02/ 2014
Ngày giảng:10 / 02/ 2014
Văn bản : MÙA XUÂN NHO NHỎ
Thanh Hải
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức.
- Giúp học sinh cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
2.Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
3.Thái độ.
- Học sinh thêm yêu mùa xuân, thêm yêu thiên nhiên, đất nước, có ý thức sống, và cống hiến cho đất nước.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chân dung nhà thơ Thanh Hải, Sưu tầm tài liệu chuẩn bị nội dung bài.
- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*1 Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc một đoạn trong bài thơ con cò. Em thích câu thơ nào nhất? Vì sao? Nêu ý nghĩa của bài thơ?
* Yêu cầu : - HS đọc đúng, thuộc một đoạn thơ trong bài “ Con cò”4 điểm.
- Nêu được một hoặc vài câu thơ thích nhất và giải thích được lí do( 2đ)
- Ý nghĩa: Đề cao ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của
lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người.( 3đ)
* 2 Bài mới:
GV giới thiệu bài: Hơn hai mươi năm qua mỗi khi tết đến xuân về chúng ta lại thường được nghe bài ca Mùa xuân nho nhỏ của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thơ Thanh Hải. Hôm nay, thêm một lần chúng ta được cảm nhận hơi thở của mùa xuân qua bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Vậy nhà thơ muốn nói điều gì với người đọc khi xuân mới đang về ,chúng ta cùng tìm hiểu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu nét chính về TG- TP
GV yêu cầu học sinh theo dõi chú thích dấu * SGK.
? Nêu một vài nét chính về tác giả?
GV nêu khái quát.
Quê ông ở tỉnh Thừa Thiên Huế, ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Là cây bút
? Bài thơ được sáng tác trong hoản cảnh nào?
- Bài thơ sáng tác vào tháng 11 năm 1980 khi tác giả đang trên giường bệnh- Không bao lâu sau nhà thơ qua đời.
* Hoạt động 2: HD HS đọc bài thơ
GV đọc mẫu 1 lượt
GV nêu yêu cầu đọc: Giọng rõ ràng, chú ý nhịp điệu biến đổi theo mạch cảm xúc, say sưa trìu mến..
2- 3 HS đọc toàn bài thơ
? Giải thích các từ : hòa ca, nốt trầm ?
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Em hãy nêu đặc điểm cua thể thơ đó ?
? Mạch cảm xúc của nhà thơ được viết theo trình tự nào?
HS nêu GV chuẩn xác ghi bảng.
ĐH: Nhân vật trữ tình - nhà thơ, Cảm xúc trữ tình được thể hiện từ cảm nhận mùa xuân qua bức tranh thiên nhiên đến màu xuân đất nước, con người và cuối cùng là ước nguyện của nhà thơ.
* Hoạt động 3: HD HS tìm bố cục
? Tương ứng với mạch cảm xúc đó bài thơ được chia làm mấy phần
- P 1: Khổ thơ đầu- m x của thiên nhiên, đất trời.
- P 2: Hai khổ thơ tiếp- Cảm xúc về m x đất nước.
- P 3: Hai khổ thơ tiếp - Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
- P 4: Khổ thơ cuối- Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
* Hoạt động 3: HD HS tìm hiểu nội dung văn bản.
GV yêu cầu học sinh đọc 6 cấu thơ đầu.
? Mùa xuân ở khổ thơ đầu tiên được dùng với ý nghĩa gì?
? Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên được phác họa như thế nào?
Đh: - Không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm của mùa xuân, âm thanh vang vọng của tiếng
? Chỉ bằng vài nét phác họa bức tranh mùa xuân thiên nhiên hiện lên như thế nào?
? Trước mùa xuân của thiên nhiên tươi đẹp như thế cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua câu thơ nào?
GV: Từng giọt rơi long lanh
Tôi đưa tay tôi hứng.
EM hiểu hai câu thơ như thế nào?
1.Từng giọt ở đây là từng giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân.
2.Nhà thơ đưa tay hứng những giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện.
Đh: - Hiểu theo cách thứ 2 thì ở đây có sự chuyển đổi cảm giác từ chỗ tiếng chim là âm thanh chuyển thành từng giọt , từng giọt ấy long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận được cả bằng xúc giác.
Hiểu theo cách này thì câu thơ mang tính nghệ thuật hơn.
Chỉnh đến đây
GV khái quát chuyển ý.
GV yêu cầu học sinh đọc hai khổ thơ tiếp theo.
? Hình ảnh mùa xuân đất nước, con người được miêu tả như thế nào?
? Tại sao khi nói về mùa xuân của đất nước và con người tác giả lại nói tới hai h/ả trên?
? Trong hai khổ thơ trên h/ả nào có sức gợi cảm nhất?
? Lộc được hiểu như thế nào?
- Lôc: lá cây non.
- Lộc: tượng trưng cho sức sống mãnh liệt tràn đầy.
? H/ả lộc non gắn liền với người cầm súng, người ra đồng thể hiện ý nghĩa gì?
? Trong hai khổ thơ ta thấy tác giả đã nhắc tới đất nước trong hiện tại, qúa khứ vậy cảm xúc của tác giả về đất nước trong hai thời kì này là gì ?
? Cảm nhận của em về nhịp thơ trong hai khổ thơ giá trị của nó?
? Mùa xuân đất nước được hiện lên như thế nào?
GV khái quát chuyển ý.
GV yêu cầu h/a đọc hai khổ thơ tiếp.
GV: Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, đất nước mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm nệm của nhà thơ về mùa xuân đất nước.
? Theo em điều tâm niệm của nhà thơ là gì?
? Tâm niệm đó được thể hiện qua những hình ảnh nào?
? Nét đặc sắc của những hình ảnh đó
? Cách kết thúc bài thơ tạo nên nhạc điệu như thế nào?
? Biện pháp lập luận chủ yếu
của bài là gì?
? Khái quát nội dung bài thơ?
GV khái quát toàn bài
GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK/30
I. Đọc – Tìm hiểu chung.
* Tác giả, tác phẩm.
- Thanh Hải ( 1930- 1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn
- Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu..
- Sáng tác : Tháng 11 năm 1980 khi tác giả đang trên giường bệnh.
* Đọc.
- Giọng rõ ràng, chú ý nhịp điệu biến đổi theo mạch cảm xúc, say sưa trìu mến..
* Cấu trúc văn bản.
- thể thơ 5 chữ, phương thức biểu cảm trữ tình.
- Mạch cảm xúc của nhà thơ : Từ cảm xúc của mùa xuân thiên nhiên→ mùa xuân đất nước→ khát vọng được dâng hiến của mình.
* Bố cục: Bốn phần
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1* Nội dung
* mùa xuân của thiên nhiên, đất trời có: sông xanh, hoa tím ( mọc giữa dòng), tiếng chim chiền chiện hót vang trời
→ Bức tranh xuân trong trẻo, đầy sức sống .
- Tác giả miêu tả bằng vài ba nét phác họa, lựa chọn hình ảnh tiêu biểu.
Từng giọt rơi long lanh
Tôi đưa tay tôi hứng.
Hai câu thơ thể hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân.
* Mùa xuân của đất nước và con người.
- Mùa xuân người cầm súng...
Mùa xuân người ra đồng...
-Là hình ảnh tiêu biểu, tượng trưng cho hai nhiệm vụ :xây dựng, bảo vệ tổ quóc.
- H/ả lộc non là h/ả gợi cảm tượng trưng cho sức xuân
- H/ả lộc non đã theo người cầm súng, người ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
-Với quá khứ là niềm tự hào, với hiện tại là niềm tin tưởng lạc quan vào tiền đồ của đất nước.
- Nhịp thơ hối hả, gióng giả diễn tả được cái hối hả xốn sang của cuộc đời.
Đất nước nhu vì sao
Cứ đi lên đất nước
-> Mùa xuân đất nước hối hả, tràn đầy sức sống mãnh liệt sau hai cuộc chiến tranh đang vươn mình đứng dậy
3. Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.
- Tự nguyện hiến dâng cho đất nước, cho nhân dân.
Ta làm con chim hót
Ta làm một mùa xuân
Một nốt trầm xao xuyến...
Quan niệm sống của nhà thơ được bộc lộ : ông tâm niệm rằng : mỗi chúng ta phải biết sống sao có ý nghĩa, phải cống hiến sức lực, trí tuệ, lòng nhiệt tình cho đnước trọn vẹn cả cuộc đời, phải giữ gìn cho mình sự tươi trẻ, trong trẻo của m xuân ngay cả khi tuổi đời không còn trẻ nữa. Đó là 1 khát vọng, 1 quan niệm vô cùng cao đẹp và đáng trân trọng
- Nhịp: 2/3; 3/2. Vần trắc (hát- Huế), bằng (bình, mình, tình),..->Tạo nên cái hồn của âm nhạc xứ Huế.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Thể thơ năm chữ gần với các điệu dân ca.
- Kết hợp hình ảnh tự nhiên giản dị với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
- Cấu tứ của bài thơ chặt chẽ.
- Giọng điệu của bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả.
2. Nội dung
*Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập
? Đọc thuộc lòng bài thơ?
? Hát một đoạn bài thơ?
File đính kèm:
- bai giang ngu van 9 tiet 106107.doc