Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

I-YÊU CẦU

 Giúp HS

 -Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.

 -Thấy những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.

 -Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.

II-LÊN LỚP

 1/Ổn định

 2/Bài cũ

 -Hãy tóm tắt đôi nét về tiểu sử của nhà thơ Chính Hữu.

 -Hãy nêu những nét đẹp về hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí

 3/Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 47 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH I-YÊU CẦU Giúp HS -Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ. -Thấy những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ. -Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ. II-LÊN LỚP 1/Ổn định 2/Bài cũ -Hãy tóm tắt đôi nét về tiểu sử của nhà thơ Chính Hữu. -Hãy nêu những nét đẹp về hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí 3/Bài mới *GV gọi HS đọc phần chú thích – tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. *GV đọc văn bản và gọi HS đọc tiếp H:Bài thơ viết về những người bộ đội lái xe, tác giả đã chọn những chi tiết nào để lập tứ thơ, tứ thơ đó có gì độc đáo?(tác giả chọn chi tiết” xe không kính”để lập tứ. Nó độc đáo vì làm hiện lên sự ác liệt, dữ dội của chiến tranh – nói lên tinh thần – vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe) H:Ngay khổ thơ đầu, ta gặp hình ảnh xe không kính. Aán tượng về xe, về các chiến sĩ lái xe như thế nào?(Câu thơ đầu có tính chất giới thiệu, giải thích – không khí ác liệt của chiến tranh bom giật, bom rung – người chiến sĩ lái xe đối mặt với bom đạn, với thần chết nhưng vẫn bình tỉnh đường hoàng) H:Khổ thơ cuối cho ta biết thêm gì về hình ảnh của chiếc xe? Điều đó cho ta thấy thêm gì về cuộc chiến?(Không kính, đèn, mui, có xước – Cuộc chiến thật khủng khiếp với sức tàn phá kinh khủng – cho ta thấy sự khó khăn thiếu thốn của những người lính H:Em thử hình dung một chiếc xe không có kính thì người tài xế sẽ gặp những khó khăn nào?( gió, mưa, bụi ) H:Thái độ những người lính đứng trước những khó khăn đó như thế nào? Em có nhận xét gì về người lính với thái độ ấy?(hồn nhiên, bất cần với thái độ ngang tàng rất người lính – Những con người bất chấp mọi khó khăn, gian khổ để làm tròn nhiệm vụ thực hiện lí tưởng cao cả của mình, chính vì lí tưởng ấy mà đối với người lính những khó khăn vất vã ấy trở nên bình thường, họ dã vượt lên trên mọi khó khăn, làm chủ được hoàn cảnh ->Hình ảnh người lính trở nên lớn hơn. H:Hai khổ thơ 5-6, tác giả tiếp tục giới thiệu đời sống, tình cảm của các chiến sĩ lái xe. Ta hiểu thêm gì về các anh qua hai khổ thơ này?(Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ -> sự quyết tâm. Xem nhau như gia đình -> Tình bạn làm quên đi nổi khó khăn,gian khó H:Khổ thơ cuối cho ta thấy gì về những chiến sĩ lái xe?(Sự dũng cảm phi thường của những người lính) H:Hãy tìm những nét giống nhau về hình ảnh người lính trong hai bài thơ”Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” từ đó em có nhận xét gì về người lính cách mạng nói chung trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta?( HS thảo luận – trả lời) là những người yêu nước ra đi từ tiếng gọi của đất nước mà hi sinh những cái rất riêng tư của bản thân, gia đình vượt lên trên những khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ to lớn. Có tình cảm động đội sâu sắc, thân thương thân ái, Chính tình cảm đồng chí , đồng đội cao đẹp ấy đã hun đút làm nên sức mạnh của người lính để họ tiến lên phía trước chiến đấu và chiến thắng) H:Em có nhận xét gì nghệ thuật của bài thơ?(giọng hóm hỉnh, giọng thơ tự nhiên như lời nói ->Phong cách trẻ trung của người lính) I-TÁC GIẢ – TÁC PHẨM 1/Tác giả Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, quê tỉnh Phú Thọ. Năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn -Thơ ông thường viết về người lính với giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. 2/Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 và được in trong tập Vầng trăng quần lửa II-ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/Hình ảnh những chiếc xe không kính -Không có kính – không phải vì không có kính -> bom giật bom rung + kính vỡ +xe không có đèn +không có mui +thùng xe có xước ->Phản ánh sự ác liệt của cuộc kháng chiến. 2/Hình ảnh người chiến sĩ lái xe. -Ung dung ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng gió xoa mắt đắng thấy sao trời, cánh chim ->Tư thế ung dung , hiên ngang Không có kính, ừ thì có bụi Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc -Không có kính, ừ thì ướt áo Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa ->Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm -cười ha ha -Bắt tay qua cửa kính vỡ ->Tinh thần lạc quan. -Chung bát đũa gia đình đấy. ->Tình đồng chí đồng đội thân thiết -Chỉ cần trong xe có một trái tim -> Ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước *Ghi nhớ :SGK/133 4/Củng cố Hãy nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ 5/Dặn dò Học thuộc bài Chuẩn bị bài:”Đoàn thuyền đánh cá – Bếp lửa”

File đính kèm:

  • docVan 2 - 47.doc