Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 43+44: Tổng kết về từ vựng

Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức về từ đơn, từ phức và phân biệt các loại từ phức.

H:Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức ?

H:Từ phức được chia ra làm những loại nào?Căn cứ vào đâu mà có thể chia như vậy?

*Gọi HS đọc bài tập 2 và xác định từ ghép, từ láy

 

*Gọi HS đọc bài tập 3 và xác định từ láy nào có sự”giảm nghĩa” từ láy nào có sự”tăng nghĩa” so với tiếng gốc.

*HS ôn lại về thành ngữ

H:Thế nào là thành ngữ?(là một ngữ cố định biểu thị khái niệm)

*Gọi HS đọc và làm bài số 2

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 43+44: Tổng kết về từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 43 - 44 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG I-YÊU CẦU: Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.) II-LÊN LỚP 1/Ổn định: 2/Bài cũ: -Yêu cầu HS làm bài tập 2 – 3 3/Bài mới: *Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức về từ đơn, từ phức và phân biệt các loại từ phức. H:Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức ? H:Từ phức được chia ra làm những loại nào?Căn cứ vào đâu mà có thể chia như vậy? *Gọi HS đọc bài tập 2 và xác định từ ghép, từ láy *Gọi HS đọc bài tập 3 và xác định từ láy nào có sự”giảm nghĩa” từ láy nào có sự”tăng nghĩa” so với tiếng gốc. *HS ôn lại về thành ngữ H:Thế nào là thành ngữ?(là một ngữ cố định biểu thị khái niệm) *Gọi HS đọc và làm bài số 2 *Cho HS ôn lại khái niệm về nghĩa của từ H:Thế nào là nghĩa của từ?( là cái mà từ biểu thị) *Gọi HS đọc bài tập 2 và thực hiện. *HS đọc và thảo luận làm bài tập 3(Cách giải thích b đúng. Cách giải thích a vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ, vì đã dùng một cụm từ có nghĩa thực thể( cụm danh từ) để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất ( độ lượng – tính từ ) *H:Thế nào là từ nhiều nghĩa? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ ?( từ có 2 nghĩa trở lên – hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng phát triển từ nghĩa gốc của từ dựa trên những nét tương đồng nào đó) Thềm hoa, lệ hoa ->được dùng theo nghĩa chuyển.Nhưng không thể xem đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện nhiều nghĩa, nó chỉ là hiện tượng chuyển nghĩa lâm thời, chua làm thay đổi nghĩa của từ. H:Thế nào là từ đồng âm?Hãy phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa với với hiện tượng đồng âm. *Gọi HS làm bài tập 2 lá – lá phổi: có hiện tượng nhiều nghĩa. Có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong lá xa cành -Đường – Đường:không có mối liên hệ nào giửa nghĩa của “đường ra trận” với “đường ngọt”->không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia. H:Thế nào là từ đồng nghĩa?( là những từ có nghĩa giống nhau) H:Tại sao em lại chọn câu (d) mà không chọn những câu khác?(HS thảo luận và giải thích) *Gọi HS thực hiện bài tập 3 theo câu hỏi SGK *Oân cho HS về từ trái nghĩa H:Thế nào là từ trái nghĩa?(Những từ có nghĩa trái ngược nhau) *Gọi HS thực hiện bài tập 2-3 theo yêu cầu SGK *Oân cho HS về khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ -> HS điền vào mẩu có sẳn ở SGK từ đó lấy ví dụ cụ thể *Ôn cho HS về trường từ vựng H:Thế nào là trường từ vựng?( những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa – mắt : lòng đen, lòng trắng, đờ đẫn, sắt, mù, nhìn, trông ) *HS làm bài tập theo yêu cầu của bài 2 (Hai từ cùng trường từ vựng: tắm và bể -> tạo nên giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ I-TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC 1-ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cây cỏ, đưa đón, nhường nhịn. Rơi rụng, mong muốn ->từ ghép -nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh -> Từ láy 2-trăng trắng, dèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp -> Có sự “giảm nghĩa” -sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô -> có sự “tăng nghĩa” II-THÀNH NGỮ 1/Xác định thành ngữ và tục ngữ -Thành ngữ: a/đánh trống bỏ dùi -> làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm. b/được voi dòi tiên ->tham lam, được cái này lại muốn cái khác lớn hơn. c/nước mắt cá sấu ->sự thông cảm, thương sót giả dối nhằm đánh lừa người khác. -Tục ngữ: a/gần mực thì đen, gần đèn thì sáng -> hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người. b/chó treo mèo đậy -> muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại. 2/Hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật: -miệng hùm gan sứa. -như chó với mèo. * Hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật: -bãi bễ nương dâu. -dây cà ra dây muống III-NGHĨA CỦA TỪ 1/Chọn cách hiểu đúng a/Chọn: mẹ là người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con. b/Không thể chọn:mẹ chỉ khác bố ở”người phụ nữ” c/Không thể chọn: trong hai câu này nghĩa của từ mẹ có sự thay đổi d/Không thể chọn:Vì bà và mẹ chỉ khác nhau là “người phụ nữ” 2/Chọn cách giải thích nghĩa đúng: -Độ lượng : rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ. IV-TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ 1-Thềm hoa, lệ hoa ->được dùng theo nghĩa chuyển.Nhưng không thể xem đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện nhiều nghĩa. V-TỪ ĐỒNG ÂM 1-Xác định hiện tượng đồng nghĩa a/lá – lá phổi -> hiện tượng nhiều nghĩa. b/Đướng ra trận – Ngọt như đường. Đường – Đường ->Hiện tượng đồng âm. VI-TỪ ĐỒNG NGHĨA 1-Chọn cách hiểu đúng về từ đồng nghĩa. -Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp xử dụng. 2- Xuân – tuổi. -Xuân là chỉ một mùa trong năm, tương ướng với một năm: Lấy bộ phận chỉ toàn thể ->Thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả, ngoài ra còn để khỏi lặp lại từ tuổi. VII-TỪ TRÁI NGHĨA 1-Những cặp từ trái nghĩa: ông- bà; chẵn – lẻ; rộng – hẹp; xấu – đẹp; xa – gần. 2-Xếp thành hai nhóm a/ sống – chết; chẵn – lẻ. b/yêu – ghét; cao – thấp; chiến tranh – hoà bình; gia-ø trẻ; nông- sâu; giàu – nghèo. VIII-CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ -động vật -> thú; chim; cá IX-TRƯỜNG TỪ VỰNG -Tắm – bể ->Có nét chung về nghĩa. ->Tạo giá trị biểu cảm cho câu nói. 4/Củng cố 5/Dặn dò Xem lại bài Chuẩn bị bài”tổng kết từ vựng tt”

File đính kèm:

  • docTV.doc