Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 28 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên

1- Khái niệm:

- Không phải là khái niệm thể loại.

- Không chỉ kiểu văn bản

- Chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của ND văn bản.

2 - Đề tài:

Đề tài rất phong phú: thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội

3- Chức năng:

Đề cập, bàn luận, thuyết minh , tường thuật, miêu tả, đánh giá. những vấn đề, những hiện tượng. gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng.

4 – Tính cập nhật:

Là gắn với cuộc sống bức thiết, hằng ngày, song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội.

Như vậy : việc học VB nhật dụng sẽ tạo điều kiện tích cực để thể hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với xã hội, thâm nhập thực tế cuộc sống.

5 – Lưu ý:

Những văn bản nhật dụng trong chương trình là một bộ phận của môn Ngữ văn, VB được chọn lọc phải có giá trị văn chương ( không phải là yêu cầu cao nhất song đó vẫn là một yêu cầu quan trọng) đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng của môn Ngữ văn.

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 28 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận Qua bảng hệ thống trên đây, em rút ra kết luận gì về hình thức của văn bản nhật dụng. Hãy tìm và phân tích tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản cụ thể. Qua các văn bản nhật dụng thuộc kiểu văn bản nghị luận em còn biết thêm phép lập luận nào nữa. Từ các kiến thức về văn bản nhật dụng trên đây, em hãy trình bày phương pháp học văn bản nhật dụng sao cho có kết qủa tốt nhất.Cho ví dụ minh hoạ? (HS thảo luận - phát biểu - GV chốt lại ) Qua nội dung vừa tổng kết trên đây, hãy cho biết: văn bản nhật dụng phải đảm bảo yêu cầu gì về mặt nội dung? Từ đó rút ra KL gì về việc học văn bản nhật dụng? Nhận xét về hình thức của văn bản nhật dụng , khi đọc – hiểu cần lưu ý điểm gì? HS đọc tổng kết –ghi nhớ (SGK) * Kết luận: - Cũng giống như các văn bản tác phẩm văn học, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng tính thuyết phục. - Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản. Qua văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” ta còn được biết tới phép lập luận phản bác: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bênh, mặc tôi! Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền...” IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng -Một số đặc điểm cần lưu ý: 1.Đọc thật kỹ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề. 2.Phải tạo được thói quen liên hệ: -Với thực tế bản thân. -Với thực tế cộng đồng ( từ cộng đồng nhỏ, gần gũi đến cộng đồng lớn) 3.Có ý kiến, quan niệm riêng với những vấn đề được nêu ra và có đủ bản lĩnh, kiến thức, cách thức bảo vệ những quan điểm ý kiến ấy. Có thể đề xuất giải pháp. 4.Vận dụng các kiến thức của các môn học khác để đọc- Hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại ( vì nội dung văn bản nhật dụng đặt ra có liên quan đến khá nhiều môn học khác) 5. Căn cứ vào những đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt trong lúc phân tích nội dung 6.Kết hợp xem tranh, ảnh theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng một cách thường xuyên. *Tổng kết- ghi nhớ: *Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản. Điều đó đòi hỏi lúc học văn bản nhật dụng , nhất thức phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống. * Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức, trước hết là những hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích tác phẩm 4. Củng cố: - Đặc điểm của các văn bản nhật dụng? 5 Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kiến thức có liên quan đến văn bản nhật dụng. Tiết 133 Soạn: 8 / 3 / 2010 Giảng:17 / 3 / 2010 Chương trình địa phương- phần tiếng việt A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh nhận biết một số từ ngữ địa phương. - Có thái độ đúng với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật ) B.Chuẩn bị : - Giáo viên: Sưu tầm tư liệu - Học sinh: chuẩn bị theo yêu cầu sgk C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Nước ta có ba vùng ngôn ngữ lớn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Với từng vùng ngôn ngữ này có những lớp từ ngữ đặc thù. Giờ học này, chúng ta cùng nhận biết từ ngữ địa phương qua một số bài tập cụ thể. Bên cạnh đó cần xác định thái độ đúng trong việc sử dụng từ ngữ địa phương. Nhắc lại khái niệm từ địa phương? Cho ví dụ? Dùng bảng phụ - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS lên bảng làm bài tập HS đọc yêu cầu bài tập. -Trình bày bài tập trước lớp - HS khác nhận xét, bổ xung - GV đánh giá - GV dùng bảng phụ: HS đọc yêu cầu bài tập Trình bày bài tập trước lớp -GV nhận xét, đánh giá HS đọc yêu cầu bài tập Hướng dẫn HS: Dựa vào các bài tập trên để hoàn thành bài tập. -HS đọc yêu cầu bài tập. -HS trao đổi- thảo luận phát biểu. - GV chốt lại Qua văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ địa phương của tác giả? Qua các bài tập trên, em hãy nêu ý kiến về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong nói, viết (mặt tích cực, mặt hạn chế của từ địa phương,cách sử dụng). -HS trao đổi- thảo luận- phát biểu. GV đánh giá, chốt lại. I. Ôn tập lý thuyết Khái niệm từ địa phương: Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số ) địa phương nhất định. II.Bài tập 1.Bài tập 1 (SKG 97 -98) Tìm từ ngữ địa phương, chuyển những từ ngữ điạ phương đó sang từ ngừ toàn dân tương ứng. Đoạn Từ địa phương Từ toàn dân a - thẹo - lặp bặp - ba - sẹo - lắp bắp - bố, cha b - ba - má - kêu - đâm - đũa bếp - (nói) trổng - vô - bố, cha - mẹ - gọi - trở thành - đũa cả - (nói) trống không - vào c - ba - lui cui - nắp - nhắm - giùm - (nói) trổng - bố, cha - lúi húi - vung - cho là - giúp - (nói ) trống 2.Bài tập 2(SGK 98) a- Kêu: - Là từ toàn dân - Có thể thay bằng từ nói to. b- Kêu: - Là từ địa phương - Tương đương với từ toàn dân: gọi. 3.Bài tập 3(SGK 98) Câu đố1: -Từ địa phương +Trái + Chi - Từ toàn dân: + Quả + Gì Câu đố 2: -Từ địa phương: + Kêu + Trống hổng trống hảng -Từ toàn dân + Gọi + Trống huếch trống hoác 5.Bài tập 5(SGK 99) a. Không nên để cho bé Thu trong truyện “chiếc lược ngà” dùng từ ngữ toàn dân. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương mình. b.Trong lời kể, tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi sự việc được diễn ra. Tuy nhiên, tác giả chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ điạ phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải ở địa phương đó. *Kết luận: -Từ ngữ địa phương vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Mặt tích cực là bổ sung, làm phong phú thêm từ ngữ toàn dân. Mặt tiêu cực là gây trở ngại cho việc giao tiếp giữa các vùng, miền khác nhau trong một nước. Vì vậy: Khi sử dụng cần chú ý làm thế nào để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. (VD: Sử dụng với đối tượng giao tiếp là người cùng địa phương hoặc người ở địa phương khác nhưng có hiểu biết về tiếng địa phương mình.) -Khi tạo lập văn bản: Sử dụng từ ngữ địa phương một cách hợp lý sẽ có tác dụng tạo sắc thái riêng cho văn bản, song cần chú ý không nên sử dụng khi không thật cần thiết. 4. Củng cố: - Việc tìm hiểu từ ngữ địa phương có tác dụng gì? 5 Hướng dẫn về nhà: - Tìm các văn bản có sử dụng từ ngữ địa phương và phân tích hiệu quả. Tiết 134- 135 Soạn: 8 / 3 / 2010 Giảng: 18/ 3 / 2010 Viết bài tập làm văn số 7 A.Mục tiêu cần đạt: Bài tập làm văn số 7 nhằm đánh giá HS ở các phương diện chủ yếu sau: - Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước đó. - Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh,...trong quá trình làm bài. - Có kỹ năng làm bài tập làm văn nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, ) B.Chuẩn bị : - Giáo viên: chuẩn bị đề bài và đáp án chấm - Học sinh: ôn tập kiến thức kỹ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm văn học C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trong những giờ trước các em đã hiểu được nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì, nắm được cách làm dạng bài này. Để vận dụng các kiến thức đã học ở dạng bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, giờ học hôm nay chúng ta cùng thực hành tạo lập dạng văn bản này. I.Đề bài Hình ảnh con cò trong bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên. II.Yêu cầu chung. 1. Nội dung - Thể loại: Nghị luận về một bài thơ. - Vấn đề nghị luận: Hình ảnh con cò trong bài thơ “ Con cò” 2. Hình thức: - Bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Giữa các phần các đoạn phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với nhau. - Bài viết trình bày sạch đẹp, khoa học. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, tích cực trong giờ viết bài. - Bài viết thể hiện được các kiến thức, kỹ năng đã học trong bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và qua văn bản “Con cò”. - Bài viết thể hiện nhận xét, đánh giá của bản thân về hình ảnh con cò trong bài thơ. III.Đáp án chấm. A. Mở bài :(1,5điểm) Có nhiều cách mở bài tuỳ theo khả năng của học sinh có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. Cần đảm bảo cá ý cơ bản sau: - Gới thiệu tác giả tác phẩm - Hình ảnh chủ đạo của bài thơ: con cò qua lời ru của mẹ- hình ảnh biểu tượng của tình mẹ bao la B. Thân bài:(7điểm) (Phần này yêu cầu học sinh trình bày sự cảm ,sự hiểu của mình qua nội dung và nghệ thuật của bài thơ) 1. Khái quát chung: - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ. - Khái quát hình ảnh con cò là h/ảnh để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. 2.Phân tích, nêu nhận xét, đánh giá về hình ảnh con cò trong bài thơ: a. “Con cò” là bài thơ dài, nhiều ý, hình tượng phong phú biến hoá hàm xúc: - Hình tượng con cò trong bài thơ khi là thực khi tượng trưng, khi là con khi là mẹ - Tất cả đều bắt nguồn từ truỳen thống và bao trùm lên tất cả là lòng mẹ yêu con, hạnh phúc vì con, hy vọng và mong muốn những điều tốt đẹp ở con hôm nay, ngày mai và cả mai sau b. Hình ảnh con cò qua những lời ru cảu mẹ thời thơ ấu- sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca, qua đó là điệu hồn dân tộc c. Cánh cò từ lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. Cánh cò trở thành bạn con người, đồng hàn cùng con người trên suốt chặng đường đời. d. Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm triết lí về ý nghĩa lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người C. Kết bà i(1,5điểm) - Khẳng định giá trị của bài thơ - Trình bày những suy nghĩ của bản thân -------------------------------- 4. Củng cố: - Thu bài, nhận xét giờ làm bài 5 Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kiến thức kỹ năng nghị luận văn học - Chuẩn bị cho bài luyện nói theo yêu cầu sgk.

File đính kèm:

  • docTuan 28.doc
Giáo án liên quan