Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Thương

 Giới thiệu bài: Hiện nay, việc gia tăng dân số đang là vấn đề nan giải và bức thiết của toàn nhân loại.Vì sao vậy? Các em sẽ được hiểu văn bản Bài toán dân số. ( 1 phút)

 Hoạt động 1:HD HS đọc hiểu văn bản. ( 7 phút)

 GV đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc: chú ý các mốc thời gian, các con số và tên các nước.

ĩ Giáo viên gọi học sinh đọc tiếp theo.

ĩ Giáo viên nhận xét, sửa sai.

ĩ Lưu ý một số chú thích SGK.

ĩ GV giới thiệu thêm:

 Sự phát triển dân số có mối liên quan chặt chẽ đến chất lượng sống của con người và toàn xã hội. Hạn chế sự gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển xã hội loài người.

 Bài toán dân số của tác giả Thái An là văn bản có bố cục khá chặt chẽ.

 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản. ( 18 phút)

 Hãy chia bố cục văn bản? Nêu nội dung mỗi phần?

l Phần I: Từ đầu sáng mắt ra Nêu vấn đề: Bài toán dân số và vấn đề kế hoạch hoá gia đình được đặt ra từ thời cổ đại.

 

doc25 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo viên nhận xét, chốt ý. Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK. Giáo dục học sinh lòng yêu thích thể loại văn thuyết minh. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập. (10 phút) Mở bài cần nêu nội dung gì? Nêu các thông tin về chiếc nón lá mà em lựa chọn để giới thiệu? Nêu nội dung của phần kết bài? I. Đề văn thuyết minh: - Tìm hiểu yêu cầu của đề văn thuyết minh: + Đối tượng cần thuyết minh (người, đồ vật, loài vật, di tích, ). + Cách trình bày giới thiệu sát đúng với thực tế. II. Cách làm bài văn thuyết minh: Bài văn: Chiếc xe đạp. - Mở bài: Giới thiệu khái quát nhất đối tượng thuyết minh: chiếc xe đạp. - Thân bài: Giới thiệu cấu tạo xe đạp, nguyên tắc hoạt động của xe đạp. - Kết bài: Nêu tác dụng của xe đạp và tương lai của nó. à Ngôn ngữ chính xác, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng. ð Cách làm bài văn thuyết minh: + Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh. + Thân bài: Trình bày chính xác, dễ hiểu những tri thức khách quan về đối tượng như cấu tạo đặc điểm, lợi ích, bằng các phương pháp thuyết minh phù hợp. + Kết bài:Vai trò, ý nghĩa của đối tượng được đề cập đến trong bài đối với đời sống. * Ghi nhớ (SGK) III. Luyện tập: Bài 1: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. a. Mở bài: Nón lá Việt Nam là chiếc nón hình chóp, được may bằng lá có thể che cả nắng cả mưa. b.Thân bài: - Hình dáng: nón hình chóp, tròn, màu trắng bóng của lá. - Nguyên liệu: nón được làm từ lá cọ, kết trên những thanh trúc vót, quấn tròn. - Cách làm: lá cọ phơi khô, là thẳng, tuyển chọn kĩ, xâu thành chùm đặt vào khung may, quét dầu, phơi khô, trang trí. - Nón thường sản xuất trong các làng nghề. Vùng nông thôn Việt Nam. Ở Tây Ninh có xã Ninh Sơn (Thị xã) chuyên làm nón. - Các vùng nổi tiếng về làm nón: nón Huế, nón Quảng Bình, nón Hà Tây. - Tác dụng của nón trong cuộc sống của người Việt Nam, gắn bó trong mọi hoạt động.. - Nón có thể dùng làm quà tặng. - Có điệu múa nón. - Nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. c. Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam. 4.4:Tôûng kết : ĩ Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu bài tập:  Câu hỏi: Ý nào nói đúng nhất về cách làm bài văn thuyết minh? A. Nắm yêu cầu đề bài, phạm vi kiến thức khách quan khoa học về đối tượng thuyết minh. B. Nắm bố cục bài thuyết minh có ba phần. C. Nắm được yêu cầu của việc sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt học cách phối hợp các phương pháp thuyết minh trong một bài viết. D. Kết hợp ba nội dung trên. l Đáp án:D 4.5:Hướng dẫn học tập: à Đối với bài học tiết này: - Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn thuyết minh theo yêu cầu. - Sưu tầm, tìm hiểu những tri thức khách quan về các đối tượng gần gũi với đời sống. - Xem kĩ đặc điểm của đề và cách làm bài văn thuyết minh. à Đối với bài học tiết sau: - Xem trước bài “ Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng”: Chuẩn bị bài nói :thuyết minh về cái bình thủy. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV Ngữ văn 8. + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8. + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8. + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8. Tuần:13 - Tiết:52 Văn thơ Tây Ninh: Ngày dạy: DÂN THƯỜNG (Vân An ) 1. Mục tiêu: 1.1:Kiến thức : à Hoạt động 1: - HS biết: Tác giả, tác phẩm thuộc văn thơ địa phương Tây Ninh. - HS hiểu: Hiểu được khái quát nội dung văn bản. à Hoạt động 2: - HS biết: Bố cục, cách sắp xếp ý trong văn bản. - HS hiểu: Hiểu được tinh thần chiến đấu quyết liệt của nhân dân ta trong cuộc k/c chống Mỹ. Nội dung, nghệ thuật chủ yếu của văn bản. 1.2:Kĩ năng: - HS thực hiện được: Phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học địa phương. - HS thực hiện thành thạo: đọc diễn cảm bài văn. 1.3:Thái độ: - HS có thói quen: khâm phục những con ngưởi đã dũng cảm chống lại kẻ thù xâm lược. - HS có tính cách: Giáo dục học sinh về lòng yêu nước. 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Đọc hiểu văn bản. - Nội dung 2: Tìm hiểu văn bản: Tính cách và hành động dũng cảm của anh Tư. 3. Chuẩn bị: 3.1.Giáo viên: Sách văn thơ Tây Ninh, tài liệu tham khảo. 3.2.Học sinh: Đọc văn bản văn thơ Tây Ninh: Dân thường, tìm hiểu nội dung chính. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 8A1: 8A2: 8A3: 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút) à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1 : Vấn đề tác giả muốn nói đến trong văn bản “Bài toán dân số” là gì? (8đ) Đáp án: Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện về bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển. à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:  Câu hỏi 2 : Em đã chuẩn bị được những gì cho bài học hôm nay? (2đ) l Đáp án: Đọc văn bản văn thơ Tây Ninh: Dân thường, tìm hiểu nội dung chính l GV nhận xét, chấm điểm. 4.3:Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Giới thiệu bài: Để giúp các em hiểu hơn về văn thơ tỉnh nhà, tiết này, cô sẽ giới thiệu đến các em một câu chuyện rất cảm động, một con người tưởng như bình thường nhưng lại có hành động rất anh dũng trước kẻ thù. Đó là nhân vật anh Tư trong câu chuyện Dân thường của Vân An. ( 1 phút) Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản. ( 10 phút) Giáo viên hướng dẫn đọc, gọi học sinh đọc, nhận xét. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích . Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. ( 10 phút) Xác định bố cục của văn bản, nêu đại ý từng phần. Đoạn 1:Từ đầu đến Mất lòng ai: Anh Tư – người đàn ông nhỏ bé- dễ xúc động, ngại làm phiền người khác . Đoạn 2: Tiếp theo đến sát cạnh làng chúng tôi: anh Tư cứu thương binh và bị Đế quốc Mỹ bắt. Đoạn 3: còn lại: cuộc gặp gỡ giữa anh Tư và tác giả. Trong cuộc gặp đầu tiên anh tư có thái độ như thế nào? Không nói, khóc. Cử chỉ đó cho thấy anh là người như thế nào? Tại sao anh không đến nhà tác giả? Trong trại thương binh anh sống với mọi người như thế nào? Sau những cố gắng của nhân vật tôi, anh Tư đến nhà với thái độ và hành động như thế nào? Chân xếp bằng tròn ngay ngắn, không nói gì hình như hà tiện cả những hành động, nói thong thả, nhỏ nhẹ, thưa cả các cháu, nói không hết lời. Anh Tư giữ nhiệm vụ gì trong lực lượng cách mạng? Che chở hai cán bộ, nhường chỗ ẩn nấp của mình cho anh thương binh. Với tính cách của anh Tư, thì việc không có chỗ ẩn nấp sẽ gây ra tâm lí gì ở anh? Sợ sệt. Tìm các chi tiết miêu tả anh Tư khi bọn lính Mĩ đến? Lắp bắp như người nói mê, anh run bần bật, miệng anh càng mếu, lòng mắt anh như trắng thêm ra, mặt anh như bầm hẳn lại. Các chi tiết trên nói lên tâm trạng gì của anh Tư ? Khi lính Mĩ hỏi về anh thương binh anh thay đổi như thế nào? Không run rẩy nữa mà mắt có những ánh gì khang khác, anh giáng hắn một cú đá bằng sức mạnh của một sinh vật dãy chết. Hành động của anh bộc lộ phẩm chất gì của người dân Việt Nam trước quân thù? Sự run sợ của anh lúc đầu và thái độ chống trả quyết liệt về sau của anh có mâu thuẫn không? Vì sao anh có được sức mạnh đó? Lòng yêu nước, yêu đồng bào. Truyện thành công với những nét nghệ thuật đặc sắc nào?  Văn bản nói về điều gì? ĩ Giáo dục HS về lòng yêu nước, lòng dũng cảm chống kẻ thù xâm lược. I.Đọc hiểu văn bản : 1. Đọc : 2. Giải nghĩa từ : 3. Tóm tắt : II. Tìm hiểu văn bản : 1.Tính cách của anh Tư : - Dáng vóc thấp nhỏ và tóc đã chớm bạc. - Dễ xúc động, ít nói. - Ngại làm phiền người khác. - Không mất lòng bất cứ ai. - Tính rụt rè. 2. Hành động của anh Tư trong chiến tranh : - Khi bọn Mĩ đến: Anh vô cùng run sợ. - Sau đó, anh đã: Dũng cảm chống lại kẻ thù. 3. Nghệ thuật : - Thứ tự kể xuôi xen lẫn hồi tưởng gây bất ngờ. - Tính cách nhân vật thay đổi bâùt ngờ, hợp lí, làm nổi bật phẩm chất của nhân vật. - Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm. 4. Ý nghĩa văn bản: Ca ngợi lòng dũng cảm, lòng yêu nước, tinh thần quật cường của người dân Tây Ninh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung trong kháng chiến. 4.4:Tôûng kết : ( 5 phút) Câu hỏi: Trong kháng chiến chống Mĩ, hành động của anh Tư có mâu thuẫn không? Đáp án: Không mâu thuẫn, bản tính nhút nhát, lương thiện, nhưng với sức mạnh của lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc anh đã có sức mạnh và dũng cảm. 4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút) à Đối với bài học tiết này: - Xem lại và nắm kiến thức ở tập ghi. à Đối với bài học tiết sau: - Chuẩn bị bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”. + Tìm bố cục, nội dung chính từng phần. + Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV Văn thơ Tây Ninh.

File đính kèm:

  • docTuan 13(1).doc