Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012

I. GIỚI THIỆU CHUNG

 1. Tác giả:

 Tố Hữu ( 1920-2002) . Quê ở Thừa Thiên –Huế. Được giác ngộ trong phong trào học sinh, sinh viên. Với nguồn cảm hứng lớn là lí tưởng cách mạng, thơ ông là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

 2. Tác phẩm:

 Khi con tu hú ra đời khi tác giả đang bị giam cầm ở trong nhà lao Thừa Phủ, được in trong tập Từ ấy – tập thơ đầu tiên của Tố Hữu.

3. Thể lọai : Thể thơ lục bát

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc và tìm hiểu từ khĩ. / SGK

2. Bố cục: Gồm 2 phần

 - Phần 1 : Sáu câu đầu: Tiếng chim tu hú gợi nhớ tới mùa hè rực rỡ

 - Phần 2 : 4 câu cuối: tiếng chim tu hú bừng thức khát vọng tự do cháy bỏng của người tù

3. Phương thức biểu đạt.

 Biểu cảm

 4. Đại ý.

 Thể hiện lòng yêu đời, lí tưởng sôi sục của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi ngay trong cảnh lao tù.

 5. Tìm hiểu văn bản.

a, Cảnh mùa hè

+ Âm thanh : Tiếng tu hú / tiếng ve sầu

+ Màu sắc : - Vàng ( Bắp rây vàng hạt )

 - Hồng ( đầy sân nắng đào)

 - Xanh ( Trời xanh càng rộng càng cao )

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó gì đặc biệt ? Chỉ ra cấu tạo đặc biệt đó ? Dùng phép đối: Sáng ra bờ suối /tối vào hang ( Thời gian, hoạt động ) ? Theo em, phép đối này có sức diễn tả sự việc và con người ntn? ? Từ câu thơ đó ta hiểu gì về cuộc sống của Bác khi ở Pác Bó? ? Câu thơ kể về những thứ hết sức đơn giản như chaó bẹ rau măng, lại có sức gợi suy tư về con người cách mạng và thiên nhiên ở Pác Bó. Cảm nghĩ của em ntn? ? Qua đó, phản ánh trạng thái tâm hồn ntn của người làm thơ ? ? Trong câu thơ "Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng" được sử dụng nghệ thuật gì? (Đối ý và đối thanh ) ? Hãy giải thích từ "chông chênh "? - Tượng trưng cho thế lực cách mạng nước ta đang trong thời kì khó khăn . ? Dịch sử Đảng là làm việc gì, mục đích ? - Bác Hồ dịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ, đồng thời chính là xoay chuyển lịch sử VN . ? Từ 3 câu thơ đầu em thấy con người cách mạng hiện lên ntn? ( yêu thiên nhiên, yêu công việc cách mạng. luôn tìm thấy niềm vui hoà hợp giữa tâm hồn với cách mạng, với thế giới tạo vật, luôn làm chủ cuộc sống trong bất kì hoàn cảnh nào ). Gọi hs đọc câu thơ cuối ? Từ nào có ý nghĩa quan trọng nhất của câu thơ ? Vì sao ? ? Trong thơ, Bác hay nói cái sang của người làm cách mạng, kể cả khi chịu cảnh tù đày. Em còn biết những câu thơ nào như thế ? ? Niềm vui trước cái sang của một cuộc sống đầy gian khổ cho ta hiểu thêm vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác ? ? Bài thơ Tức cảnh Pác Bó nói với chúng ta điều gì về những ngày Bác sống và làm việc ở Pác Bó? * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. Nêu giá trị nghệ thuật bài thơ? ? Học qua bài thơ giúp em hiểu thêm điều cao quý nào ở con người HCM? - Người xưa thường ca ngợi thú lâm tuyền ( tức là niềm vui thú được sống với rừng suối. Theo em, thú lâm tuyền ở Bác có gì khác với người xưa? HS: Bộc lộ. Thực hiên phần ghi nhớ. I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: Hồ Chí Minh ( 1890-1969) . nhà văn, nhà thơ, chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. 2. Tác phẩm: Tức cảnh Pác Bó. Viết theo thể thơ tứ tuyệt, ra đời tháng 2-1941 3. Thể lọai : Thể thơ tứ tuyệt II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc và tìm hiểu từ khó. / SGK 2. Bố cục: Gồm 2 phần - Phần 1 : 3 câu đầu: Cảnh sinh hoạt làm việc của Bác tại hang Pác Bó. - Phần 2 : 1 câu cuối: Cảm nghĩ của Bác. 3. Phương thức biểu đạt. Biểu cảm 4. Tìm hiểu văn bản. a, Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó Sáng ra bờ suối /tối vào hang - Dùng phép đối, cho thấy cuộc sống hài hoà, thư thái và có ý nghĩa của người cách mạng luôn làm chủ hoàn cảnh. Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng - Bữa ăn đơn giản nhưng chan chứa tình cảm, bởi đó là những thứ do thiên nhiên ban tặng và con người cung cấp. => Cả 2 câu thơ thể hiện được giọng điệu êm ái, thoải mái, nhẹ nhàng. Qua đó thể hiện cuộc sống ở Pác Bó nhiều gian khổ, thiếu thốn. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng - Đối ý và đối thanh, láy, cho ta thấy sự nghiệp lớn dịch sử Đảng đòi hỏi phải có niềm tin vững chắc, không thể lay chuyển. b, Cảm nghĩ của Bác Cuộc đời cách mạng thật là sang - Sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn, gian khổ thiếu thốn khuất phục . - Còn là cái sang trọng giàu có của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hoà tự nhiên, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng mà Người theo đuổi . => Nhân vật trữ tình hiện lên giũa thiên nhiên Pác Bó mang vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng với phong thái ung dung tự tại. 5.Tổng kết. a Nghệ thuật. - Có tính chất ngắn gọn, hàm súc. - Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại. - Lời thơ bình dị, giọng đùa vui, hóm hỉnh. - Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc. b Ý nghĩa văn bản. Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. * Ghi nhớ sgk 4.CỦNG CỐ :GV hệ thống kiến thức bài học. 5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài học : Học thuộc bài thơ , phần ghi nhớ . * Bài soạn: Soạn bài tiếp theo “ Câu cầu khiến " ********************************** TUẦN 22 Ngày soạn : 30/1/2012 TIẾT 84 Ngày dạy :2/2/2012 Tiếng việt CÂU CẦU KHIẾN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. - Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức : - Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. - Chức năng của câu cầu khiến. 2. Kỹ năng : - Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản. - Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ : - Lắng nghe chăm chỉ III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : Ra quyết định : nhận ra và biết sử dụng câu cầu khiến theo mục đích giao tiếp cụ thể. -Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, trao đổi về dặc điểm, cách sử dụng câu cầu khiến. IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu cầu khiến. -Động não : suy nghĩ , phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu cầu khiến. -Thực hành có hướng dẫn tạo lập câu cầu khiến. -Học theo nhóm : trao đổi , phân tích về những đặc điểm, cách tạo lập câu cầu khiến. V TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là câu nghi vấn ? ? Nêu những chức năng của câu nghi vấn ? Đáp án : -Câu nghi vấn là câu : có những từ nghi vấn ( ai, gì, nào, sao, tại sao ... hoặc có từ hay ( nối các vế câu có quan hệ lựa chọn ) ( 5 điểm ) -Các chức năng của câu nghi vấn : Có chức năng chính là dùng để hỏi. Ngopaif ra còn dùng để : cầu khiến , khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.( 5 điểm ) 3 .Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Chúng ta đã biết về đặc điểm và chức năng của câu nghi vấn, trong khi nói và viết, chúng ta cũng thường xuyên sử dụng câu cầu khiến để nâng cao hiệu quả trong việc tạo lập văn bản, vậy đặc điểm và chức năng của câu cầu khiến như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Đặc điểm hình thức và chức năng * Gọi hs đọc vd ? Trong 2 đoạn trích trên, có những câu nào là câu cầu khiến ? HS: Thảo luận theo nhóm,(3’) ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến ? ( có những từ cầu khiến: đừng, đi, thôi ) ? Câu cầu khiến trong 2 đoạn trích dùng để làm gì ? * GV yêu cầu hs đọc to những câu mẫu trong sgk. Chú ý âm điệu, giọng điểu phát âm câu nói ? Cách đọc câu “ Mở cửa ” trong câu a có gì khác với cách đọc câu “ Mở cửa !” trong câu b không? “ Mở cửa.”là câu trần thuật và “ Mở cửa !” là câu cầu khiến : Câu thứ hai phát âm với giọng điệu nhấn mạnh hơn ? Câu “ Mở cửa !” trong vd b dùng để làm gì, khác với câu “ Mở cửa” trong vd a ở chổ nào ? - Câu b dùng để đề nghị, ra lênh, còn vd a dùng để trả lời câu hỏi ? Qua đó , hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ? ( ghi nhớ sgk ) ? Hãy tìm một vài vd để minh hoạ ? * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập GV: Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm, lên bảng trình bày. Bài tập 1. ? Hãy nêu yêu cầu của bài tập 1 ? ? Bài tập 2 yêu cầi điều gì ? ? Đối với trường hợp c. Tình huống mô tả trong truyện và hình thức vắng CN trong 2 câu cầu khiến này có liên quan gì với nhau không ? ? Nêu yêu cầu của bài tập 3 ? * Gọi hs đọc bài tập 4 I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Đặc điểm hình thức và chức năng.. a. Ví dụ: sgk/ 30 Thôi đừng lo lắng.(Khuyên bảo, động viên) Cứ về đi. (Đề nghị, nhắc nhở) Đi thôi con. (Yêu cầu, nhắc nhở) - Đặc điểm hình thức Có những từ cầu khiến: Đừng, đi, thôi. * Câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than 2.Kết luận: Ghi nhớ sgk/31 II, LUYỆN TẬP Bài tập 1 : Xác định câu cầu khiến thông quan đặc điểm hình thức của nó a, Hãy: b, đi : c, đừng * Nhận xét về chủ ngữ trong 3 câu trên a, vắng chủ ngữ : chủ ngữ chắc chắn chỉ là người đối thoại, nhưng phải dựa vào ngữ cảnh của những câu trước đó người đọc mới biết được người đối thoại đó là ai: Lang Liêu b, Chủ ngữ là ông giáo, ngôi thứ 2 số nhiều c, Chủ ngữ là chúng ta, ngôi thứ nhất số nhiều * Thêm , bớt chủ ngữ : a, Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.( không thay đổi ý nghĩa, đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ nhàng hơn, tình cảm hơn) b, Hút trước đi. ( ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, kém lịch sự hơn) c, Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không . ( ý nghĩa câu bị thay đổi; chúng ta bao gồm cả người nói và người nghe, các anh: chỉ có người nghe) Bài tập 2 : A, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi .( vắng CN) B, Các em đừng khóc ( có CN, ngôi thứ 2 số nhiều ) C, Đưa tay cho tôi mau; cầm lấy tay tôi này ( không có từ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến) * Có, trong tình huống cấp bách, gấp gáp , đòi những người có liên quan phải có hành động nhanh và khịp thời, câu cầu khiến phải ngắn gọn, vì vậy CN chỉ người tiếp nhận thường vắng mặt . * Chú ý: Độ dài của câu cầu khiến thường tỉ lệ nghịch với sự nhấn mạnh ý nghĩa cầu khiến, câu càng ngắn thì ý nghĩa cầu khiến càng mạnh . Bài tập 3 : - Câu a vắng chủ ngữ - Câu b có CN, ngôi thứ 2 số ít. Nhờ có CN ở câu b ý câu cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe Bài tập 4 : - Dế Choắt nói với Dế Mèn ( mục đích cầu khiến ) - Dế Choắt tự coi mình là vai dưới so với Dế Mèn và lại là người yếu đuối , nhút nhát vì vậy ngôn từ của Dế Choắt thường khiêm nhường, có sự rào trước đón sau - Trong lời Dế Choắt yêu cầu Dế Mèn tác giả không dùng câu cầu khiến ( mà dùng câu nghi vấn ): có hay là, không thể thay bằng hoặc là, làm cho ý câu cầu khiến nhẹ hơn, ít rõ ràng hơn. Cách dùng lời cầu khiến như thế rất phù hợp với tính cách Dế Choắt và vị thế của Dế Choắt so với Dế Mèn. 4.CỦNG CỐ :GV hệ thống kiến thức bài học. 5.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài học : Học thuộc bài thơ , phần ghi nhớ . * Bài soạn: Soạn bài tiếp theo “ Ngắm trăng " ********************************

File đính kèm:

  • docHUYGIA V8TUAN 22 MOI NHAT.doc