Giá án Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 2: Văn bản nghị luận - luyện tập làm bài văn nghị luận

I. Ôn tập về luận điểm

1. Đặc điểm của luận điểm trong bài văn nghị luận:

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài nghị luận.

* Về hình thức: Luận điểm thường được nêu khái quát bằng một câu văn ở dạng khẳng định (hay phủ định); có cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn; được diễn tả rõ ràng, dễ hiểu, nhất quán. Câu văn này có thể đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn

* Về ý nghĩa: Luận điểm là linh hồn của bài văn, đóng vai trò liên kết, thống nhất các đoạn văn thành một khối

* Chú ý: Trong thực tế tạo lập văn bản nghị luận, một luận điểm có thể triển khai trong một đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn.

2. Cách trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận:

* Yêu cầu:

- Luận điểm được nêu phải đảm bảo tính chân thực, đúng đắn, đáp ứng nhu cầu thực tế.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá án Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 2: Văn bản nghị luận - luyện tập làm bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 2: Văn bản nghị luận- Luyện tập làm bài văn nghị luận Ngày soạn: 14 / 02 / 2014 Ngày giảng: 18 / 02 / 2014 A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh vận dụng kiến thức về văn bản nghị luận đã được học ở lớp 7 để thực hành làm văn nghị luận: Ôn tập về luận điểm và cách btrinhf bày luận điểm - Rèn kỹ năng làm bài nghị luận thông qua hệ thống các bài tập vận dụng, thực hành. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: soạn bài, sưu tầm ngữ liệu - Học sinh: Ôn tập kiến thức cơ bản về văn nghị luận đã học ở lớp 7 C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 8A2 2. Kiểm tra Hãy nêu các đặc điểm của văn bản nghị luận Nội dung bài: Tiết 4: Ôn tập về luận điểm, cách viết đoạn văn trình bày luận điểm Vai trò của luận điểm trong bài nghị luận? Luận điểm của bài nghị luận cần đạt được những yêu cầu gì về hình thức và ý nghĩa? Yêu cầu cách trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận? Thế nào là lập luận trong đời sống? Thế nào là luận điểm trong văn nghị luận? Giữa luận cứ và luận điểm trong văn nghị luận có linh hoạt như trong đời sống không? Thế nào là phương pháp suy luận nhân quả? Thế nào là phương pháp suy luận tổng- phân- hợp? Thế nào là phương pháp suy luận tương đồng? Thế nào là phương pháp suy luận tương phản? Hãy lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người”? ? Luận điểm này có những nội dung gì? Phân tích cách xây dựng và trình bày luận điểm trong phần đặt vấn đề của văn bản: ‘Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.” I. Ôn tập về luận điểm 1. Đặc điểm của luận điểm trong bài văn nghị luận: - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài nghị luận. * Về hình thức: Luận điểm thường được nêu khái quát bằng một câu văn ở dạng khẳng định (hay phủ định); có cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn; được diễn tả rõ ràng, dễ hiểu, nhất quán. Câu văn này có thể đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn * Về ý nghĩa: Luận điểm là linh hồn của bài văn, đóng vai trò liên kết, thống nhất các đoạn văn thành một khối * Chú ý: Trong thực tế tạo lập văn bản nghị luận, một luận điểm có thể triển khai trong một đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn. 2. Cách trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận: * Yêu cầu: - Luận điểm được nêu phải đảm bảo tính chân thực, đúng đắn, đáp ứng nhu cầu thực tế. - Việc xác định hệ thống luận điểm có tính chất quan trọng đối với quá trình thể hiện chủ đề văn bản . Vì vậy, luận điểm không nên quá chung chung hay quá chi tiết vụn vặt. 3. Phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận: * Lập luận trong đời sống: Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói, người viết. * Luận điểm trong văn nghị luận: - Là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội. - Luận điểm trong văn nghị luận: mang tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến, có nghĩa tường minh. - Mỗi luận cứ chỉ rút ra một kết luận. => Cách lập luận trong văn nghị luận phải khoa học, chặt chẽ. * Phương pháp lập luận: a. Phương pháp suy luận nhân quả: là phương pháp lập luận theo hướng ý trước nêu nguyên nhân, ý sau nêu hệ quả. Các ý được sắp xếp liền kề và theo trình tự nhân trước, quả sau. Tuy nhiên trong thực tế trình tự ấy có thể thay đổi (nhằm lí giải vấn đề). b. Phương pháp suy luận tổng- phân- hợp: Là phương pháp lập luận theo qui trình đi từ khái quát đến cụ thể sau đó tổng hợp lại vấn đề; c. Phương pháp suy luận tương đồng: Là phương pháp suy luận trên cơ sở tìm ra những nét tương đồng nào đó giữa các sự việc hiện tượng. (Suy luận tương tương đồng theo dòng thời gian, suy luận tương đồng theo dòng thời gian) d. Phương pháp suy luận tương phản: Là phương pháp suy luận trên cơ sở tìm ra những nét trái ngược giữa các sự việc hiện tượng (So sánh tương phản bằng cách dùng cặp từ trái nghĩa, hoặc dùng các hình ảnh, các cụm từ có ý nghĩa trái ngược nhau). * Chú ý: Trong quá trình lặp luận có thể dùng mộuy luận hoặc nhiều phương pháp suy luận II. Luyện tập: Bài tập 1: Sách là người bạn lớn của con người. - Sách đem đến cho con người những hiểu biết, tri thức. - Sách giúp cho con người có những giây phút giải trí, thư giãn, thoải mái. - Sách tốt có tác dụng giáo dục tư tưởng tình cảm cho con người. Bài tập 2: Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta( Đặt vấn đề) Câu1 là câu chốt - Là câu mang luận điểm của bài văn : Câu thâu tóm toàn bộ các vấn đề trong bài văn đoạn văn - Là câu mang luận điểm của bài văn => Nêu vấn đề trực tiếp bằng một câu văn mang LĐ rõ ràng, rành mạch, có ý nghĩa khẳng định. -> Liệt kê, lặp cấu trúc câu với mô hình: “Từ...đến” + Các câu tiếp theo vừa khẳng định sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước vừa giữ chức năngđịnh hướng giới hạn phạm vi vấn đề sẽ được triển khai ở phần dưới. => Cách nêu vấn đề ngắn gọn theo lối trực tiếp (3 câu) nhưng sinh động và hấp dẫn qua cách so sánh cụ thể và mở rộng để khẳng địnhvấn đề. Giúp người đọc hình dung cụ thể về lòng yêu nước và cảm nhận được niềm tự hào của tác giả (Đây là cách nêu vấn đề mẫu mực). Tiết 5, 6 : Luyện tập về xây dựng luận điểm, cách viết đoạn văn trình bày luận điểm Hãy sinh lập dàn ý bài nghị luận hoàn chỉnh? Xây dựng hệ thống luận điểm? Viết đoạn mở bài, đoạn kết bài? Xác định các luận điểm của phần thân bài? Viết đoạn văn trình bày một trong các luận điểm đó? II. Luyện viết bài tổng hợp. Đề 1: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. * Yêu cầu học sinh lập dàn ý bài nghị luận hoàn chỉnh: - Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận ; - Biết vận dụng các phương pháp lập luận để viết bài; - Bố cục rõ ràng mạch lạc; lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục. + Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. + Xác định được hệ thống luận điểm; sắp xếp hệ thống luận điểm theo trình tự hợp lý đủ làm sáng tỏ vấn đề; + Tìm được một hệ thống dẫn chứngtiêu biểu, đầy đủ, có khả năng làm sáng rõ cho từng luận điểm. Đề2: Giải thích câu tục ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. * Yêu cầu: Học sinh biết vận dụng phép lập luận giải thích để sinh lập dàn ý bài nghị luận hoàn chỉnh: - Cần trả lời được các câu hỏi chính trong văn nghị luận: Như thế nào? Tại sao? Để làm gì? a. Cần giải thích được nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ b. Cần xác định được cơ sở lý luận: - Căn cứ lý luận: + Mọi thứ của cải trên đời này có tự nhiên mà có không? + Mối quan hệ giữa quá trình lao động của con người với của cải vật chất như thế nào? Căn cứ thực tiễn: + Dẫn chứng chứng minh: nếu không lao động con người sẽ không có của cải vật chất để phục vụ chính cuộc sống của mình; + Khẳng định chính lao động là điều kiện tồn tại và phát triển xã hội. Đề 3: Người xưa có câu: “Nhàn cư vi bất thiện.” Em hiểu câu nói ấy như thế nào? Hãy liên hệ thực tế để rút ra bài học cho bản thân. * Yêu cầu: - Học sinh biết vận dụng phép lập luậngiải thích để giải thích làm rõ nghĩa của từ ngữ cũng như làm rõ nghĩa khái quát của câu: Sống nhàn rỗi quá dễ dẫn đến sinh ra những việc làm sai trái, không lương thiện. Lời nhận định này của cha ông ta nhằm phê phán những kẻ lười biếng trong xã hội, không chịu tham gia lao động quen sống lêu lổng. đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc làm, hành động “bất thiện” đáng lên án. - Học sinh biết vận dụng phép lậo luận chứng minh để lấy dẫn chứng minh hoạ cho vấn đề: thực tế cuộc sống xung quanh, trên đài báo, ti vi - Từ sự hiểu biết vấn đề rút ra bài học cho bản thân. * Luyện tổng hợp * Đề bài: Chứng minh rằng đoàn kết là một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. * Yêu cầu học sinh biết vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học để viết bài nghị luận hoàn chỉnh: A. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề ( có thể dẫn bằng một câu ca dao, một lời nhận xét về tinh thần đoàn kết của nhân dân ta) Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, khẳng định đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn xưa, B. Thân bài: 1. Giải thích được thế nào là đoàn kết, đoàn kết mang lại những hiệu quả gì 2. Biểu hiện của tinh thần đoàn kết của dân tộc việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh bảo vệ và dựng xây đất nước: - Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm - Trong lao động dựng xây đất nước 3. Hôm nay khi đất nước hoà bình thống nhất và đang trên con đường phát triển và hội nhập tinh thần đoàn kết vẫn luôn phát huy tác dụng: - Đoàn kết trong lao động - Đoàn đấu tranh chống những thói hư tật xấu trong xã hội để đảm bảo sự bình yên của đất nước C. Kết bài: - Kẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của vấn đề. - Suy nghĩ của bản thân * Lưu ý: Học sinh xây dựng một hệ thống luận điểm trình bày ý kiến riêng của bản thân miễm sao làm sang tỏ được vấn đề cần nghị luận, không theo khuôn mẫu nhất định. 4. Củng cố: - Yêu cầu về luận điểm trong bài nghị luận 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kiến thức đã học - Vận dụng kiến thức về văn nghị luận để phân tích các văn bản nghị luận trung đại lớp 8 Duyệt giáo án, ngày 10 tháng 2 năm 2014 P. Hiệu trưởng Tống Thị Ngọc

File đính kèm:

  • docTuan 2.doc