A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
Giới thiệu cho học sinh biết nguyên nhân, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng nhiều biện pháp đơn giản dễ thực hiện.
2.Thái độ tình cảm, tư tưởng
- Nắm đại cương một số tai nạn thường gặp và triệu chứng biểu hiện
- Biết cách xử trí cấp cứu, băng bó vết thương một số tai nạn thường gặp
- Tích cực luyện tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống
B. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Đối với giáo viên: Giảng lí thuyết: Nêu dứt điểm từng nội dung, phân tích những nội dung trọng tâm, trọng điểm, lấy dân chứng trong thực tế các hiện tượng tai nạn trong chiến tranh và thiên tai trong những năm qua để chứng minh, làm phong phú thêm nội dung bài giảng.
- Đối với học sinh: Nghe kết hợp ghi chép nắm nội dung của bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
a. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Câu hỏi: Hãy nêu triệu chứng, cách cấp cứu và đề phòng bong gân, sai khớp và ngộ độc thức ăn?.
b. Giới thiệu bài mới (1 phút): Trong cuộc sống cũng như trong chiến đấu, có thể chúng ta hoặc đồng đội hay những người xung quanh mình có thể bị thương. Dó đó, chúng ta phải nhanh chóng tiến hành công tác băng bó để các hoạt động được tiếp tục.
c. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng Khối 10 - Tiết 26, Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 26
Tiết PPCT: 26
Ngày soạn: 15/2/2011
Tên bài giảng:
BÀI 6
CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ
BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
-----o0o-----
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
Giới thiệu cho học sinh biết nguyên nhân, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng nhiều biện pháp đơn giản dễ thực hiện.
2.Thái độ tình cảm, tư tưởng
- Nắm đại cương một số tai nạn thường gặp và triệu chứng biểu hiện
- Biết cách xử trí cấp cứu, băng bó vết thương một số tai nạn thường gặp
- Tích cực luyện tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống
B. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Đối với giáo viên: Giảng lí thuyết: Nêu dứt điểm từng nội dung, phân tích những nội dung trọng tâm, trọng điểm, lấy dân chứng trong thực tế các hiện tượng tai nạn trong chiến tranh và thiên tai trong những năm qua để chứng minh, làm phong phú thêm nội dung bài giảng.
- Đối với học sinh: Nghe kết hợp ghi chép nắm nội dung của bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
a. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Câu hỏi: Hãy nêu triệu chứng, cách cấp cứu và đề phòng bong gân, sai khớp và ngộ độc thức ăn?.
b. Giới thiệu bài mới (1 phút): Trong cuộc sống cũng như trong chiến đấu, có thể chúng ta hoặc đồng đội hay những người xung quanh mình có thể bị thương. Dó đó, chúng ta phải nhanh chóng tiến hành công tác băng bó để các hoạt động được tiếp tục.
c. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Nguyên nhân thường là do không biết bơi?
- Triệu chứng của chết đuối?
- Cách cấp cứu ban đầu và cách đề phòng?
* Cách đề phòng:
- Là tình trạng rối loạn điều hòa nhiệt độ do môi trường nóng, nắng gây nên, cơ thể không tự điều hòa nhiệt độ
được nữa.
- Triệu chứng?
- Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng?
- Là nhiễm các hợp chất hoá học như: Tiôphốt, Vôphatốc
dùng để trừ sâu bọ, côn trùng, nấm có hại.
- Do không tôn trọng nguyên tắc trong quá
- Triệu chứng?
- Cách cấp cứu ban đầu và đề phòng?
- Trả lời: Giãy giụa, sặc trào nước, tim còn đập, mê man, tím tái
- Trả lời: hô hấp nhân tạo, dốc nước ra khỏi dạ dày và khai thông đường hô hấp, chuyển nạn nhân đến cở y tế gần nhất. Chấp hành nghiêm những qui định.
- Tập bơi.
- Quản lí trẻ em không cho chơi gần những nơi ao, hồ.
- Lắng nghe
- Trả lời: Chuột rút: tay, chân đến lưng, bụng. Nhức đầu, chóng mặt, mệt mõi, chân tay rã rời, khó thở.
- Trả lời: Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, bóng râm. Chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Không làm việc, luyện tập TDTD dưới trời nắng gắt. Bảo đảm thông gió, đội mũ khi trời nắng. Ăn, uống đủ nước, muối khoáng.
- Luyện tập để làm quen và thích nghi với môi trường.
- lắng nghe
- Trả lời: nạn nhân thấy lợm giọng, nôn
mửa, đau quăn bụng, tiết nhiều nước bọt, vã mồ hôi, khó thở,
đau đầu, đau các cơ, rối loạn thị giác đặc biệt đồng tử co hẹp, có khi chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim.
- Trả lời: dùng thuốc giải độc đặc hiệu.
- Đề phòng: Chấp hành đúng các quy định về chế độ vận chuyễn bảo quản
và sử dụng. Tuân thủ mọi khuyến cáo của nhà sản xuất. Đầy dđủ dụng cụ bảo đảm an toàn khi sử dụng.
6. Chết đuối
a) Đại cương: Người không biết bơi khi ngã xuống nước, bị nước nhấn chìm chỉ sau 2 – 3 phút sẽ ngạt thở.
b) Triệu chứng:
- Giãy giụa, sặc trào nước, tim còn đập
- Mê man, tím tái
- Trắng bệch, tím xanh và đồng tử dãn
c) Cấp cứu ban đầu và cáh đề phòng:
* Cấp cứu ban đầu:
- Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt
- Dốc nước ra khỏi dạ dày và khai thông đường hô hấp
- Làm hô hấp nhân tạo
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cở y tế gần nhất
* Cách đề phòng:
- Chấp hành nghiêm những qui định.
- Tập bơi.
- Quản lí trẻ em không cho chơi gần những nơi ao, hồ.
7. Say nóng, say nắng
a) Đại cương: Là tình trạng rối loạn điều hòa nhiệt độ do môi
trường nóng, nắng gây nên, cơ thể không tự điều hòa nhiệt độ
được nữa.
b) Triệu chứng:
- Chuột rút: tay, chân đến lưng, bụng.
- Nhức đầu, chóng mặt, mệt mõi, chân tay rã rời, khó thở.
+ Sốt cao 40 – 42 độ.
+ Mạch nhanh.
+ Thở nhanh.
+ Choáng ván, buồn nôn, ngất, hôn mê, co giật
c) Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng:
* Cấp cứu ban đầu:
- Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, bóng râm.
- Cởi bỏ quần áo.
- Quạt mát, chườm lạnh.
- Cho uống nước đường và muối hoặc oresol.
- Chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
* Cách đề phòng
- Không làm việc, luyện tập TDTD dưới trời nắng gắt.
- Bảo đảm thông gió, đội mũ khi trời nắng.
- Ăn, uống đủ nước, muối khoáng.
- Luyện tập để làm quen và thích nghi với môi trường.
8. Ngộ độc lân hữu cơ
a) Đại cương.
- Lân hữu cơ các hợp chất hoá học như: Tiôphốt, Vôphatốc
dùng để trừ sâu bọ, côn trùng, nấm có hại.
- Do không tôn trọng nguyên tắc trong quá trình sử dụng và bảo
quản nên đã sảy ra những tai nạn đáng tiếc.
b) Triệu chứng.
- Trường hợp nhiễm độc cấp: nạn nhân thấy lợm giọng, nôn mửa, đau quăn bụng, tiết nhiều nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, đau đầu, đau các cơ, rối loạn thị giác đặc biệt đồng tử co hẹp, có khi chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim.- Trường hợp nhiễm độc nhẹ: các triệu chứng trên xuất hiện muộn và nhẹ hơn, nếu được cấp cứu kịp thời sẽ giảm dần, sau 1 tuần có thể khỏi.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng:
- Cấp cứu ban đầu:
+ Nhanh chóng dùng thuốc giải độc đặc hiệu.
+ Nếu thuốc vào đường tiêu hoá bằng mọi cách cho nôn. Nếu thuốc qua da, phải rửa bằng nước vôi trong, nước xà phòng. Nếu thuốc vào mắt rửa mắt bằng nước muối.
+ Chuyển ngay đến cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa.
- Đề phòng.
+ Chấp hành đúng các quy định về chế độ vận chuyễn bảo quản và sử dụng.
+ Tuân thủ mọi khuyến cáo của nhà sản xuất.
d. Sơ kết bài học.
Cấp cứu các tai nạn thông thường
Củng cố - dặn dò: Các em về chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
File đính kèm:
- Giao an tiet 26.doc