Giáo án Giáo dục Quốc phòng Khối 10 - Tiết 5, Bài 2: Lịch sử, truyền thống của quân đội và công an nhân dân

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Từ truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang, rút ra những nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn.

2. Thái độ:

- Tự hào với truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của Quân đội nhân dân Việt Nam, từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và trách nhiệm trong học tập cũng như sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội .

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, giáo án GDQP-AN và các tài liệu liên quan đến bài học.

- Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan đến bài học.

- Mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có).

2. Học sinh:

- Nghiên cứu SGK và các nội dung có liên quan tới bài học.

- Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về quân đội nhân dân Việt Nam.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục Quốc phòng Khối 10 - Tiết 5, Bài 2: Lịch sử, truyền thống của quân đội và công an nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 5 Ngày soạn: Ngày giảng: ...././. ...././. BàI 2 lịch sử, truyền thống của quân đội và công an nhân dân (tiết 1: A. Lịch sử, truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam. I. Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam ) Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Từ truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang, rút ra những nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn. 2. Thái độ: - Tự hào với truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của Quân đội nhân dân Việt Nam, từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và trách nhiệm trong học tập cũng như sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội . Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án GDQP-AN và các tài liệu liên quan đến bài học. - Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan đến bài học. - Mô hình học cụ, sơ đồ bản đồ (nếu có). 2. Học sinh: - Nghiên cứu SGK và các nội dung có liên quan tới bài học. - Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về quân đội nhân dân Việt Nam. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Tổ chức lớp học: - ổn định tổ chức lớp: Trung đội trưởng báo cáo tình hình của trung đội. - Kiểm tra bài cũ: (?) Trách nhiệm của h/s đối với việc phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Tổ chức các hoạt động dạy & học: - Mở bài: Trên 60 năm xây dựng và trưởng thành Quân đội nhân dân và Công an nhân dân VN đã lập bao chiến công hiển hách xây dựng truyền thống vẻ vang xứng đáng là công cụ bạo lực của Đảng, Nhà nước và niềm tin của nhân dân, cụ thể truyền thống đó ntn chúng ta tìm hiểu I; - Bài mới; A. Lịch sử, truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV. Khái quát quá trình hình thành của quân đội nhân dân: Từ năm 1930, trong luận cương chính trị đầu tiên của Đảng đã có chủ trương xây dựng Đội Tự vệ công nông, quá trình phát triển những đội vũ trang đầu tiên ra đời như: Đội tự vệ đỏ, Xích vệ đỏ, đội du kích Nam kì, đội du kích Bắc Sơn, du kích Ba Tơ, các đội Cứu quốc quân. Đến ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của chủ tịch HCM, Đội VN tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, đó là thời kỳ hình thành quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân VN. (?) Hãy cho biết nhiệm vụ cũng như trận thắng đầu tiên của Đội VN tuyên truyền giải phóng quân. GV. Nhấn mạnh: nhiệm vụ của Quân đội ta trong thời gian này đó là tuyên truyền cách mạng, kết nạp các thành viên và tham gia kháng chiến. Chiến thắng đầu tiên là hạ đồn Phay Khắt, Nà Ngần của đội VN tuyên truyền giải phóng quân. Tháng 4-1945, tại Hội nghị Quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ vhức vũ trang trong nuớc thành “Việt Nam giải phóng quân” (?) Em hãy tóm tắt lại quá trình hình thành của Quân đội nhân dân VN. GV. Quá trình phát triển của quân đội nhân dân. Tên gọi của quân đội nhân dân: Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Đội VN tuyên truyền giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn. Ngày 22-05-1946, Chủ tịch HCM kí sắc lệnh thành lập Quân đội quốc gia VN; Năm 1951 đổi tên thành quân đội nhân dân VN và được gọi đến nay. &. HS nghiên cứu SGK và nêu tóm tắt quá trình chiến đấu và chiến thắng của quân đội. (?) Em hãy nêu các chiến công của các anh hùng trong thời kỳ này. GV. Sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, Quân đội ta lại một lần nữa bước vào trận tuyến mới. - Ngày 15-1-1961, các lực lượng vũ trang tại miền Nam được thống nhất với tên gọi “Quân giải phóng” với chiến thắng ở ấp Bắc, Bình Gia, Ba Gia, Đồng Xoài đã góp phần bẻ gãy chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ, bị thất bại Mĩ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam. &. HS nghiên cứu SGK và nêu những chiến công trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ. GV nhấn mạnh: Bị thất bại nặng nề trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh và áp dụng chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, gây sức ép quốc tế, hòng buộc chúng ta phải khuất phục. Với truyền thống của quân đội anh hùng, quân đội ta đã thực hiện lời huấn thị của Chủ tịch HCM là: “Đánh cho Mĩ cút” đánh dấu bằng trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972, và “Đánh cho Nguỵ nhào” bằng cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. (?) Em hãy nêu tên các anh hùng trong thời kỳ k/c chống đế quốc Mĩ. &. HS nghiên cứu SGK và trả lời nhiệm vụ và phương hướng của quân đội nhân dân trong tình hình hiện nay. Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam: (gồm 2 thời kỳ) 1. Thời kỳ hình thành: @ HS chý ý lắng nghe và ghi chép đầy đủ. J HS. Suy nghĩ trả lời. J HS. Suy nghĩ trả lời. 2. Thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược: a. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954): * Quá trình phát triển; * Quá trình chiến đấu và chiến thắng; I HS. Khái quát những chiến công của quân đội nhân dân từ ngày toàn quốc kháng chiến , chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông (năm 1947), đến Chiến dịch Biên giới (năm 1950), Chiến dịch trung du, đường 18, Hà Nam Ninh đầu năm 1951, Chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc (năm 1952), Thượng Lào (năm 1953) đến chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu với những chiến công của các anh hùng Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót b. Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược (1954-1975): I. Chúng ta đã làm thất bại âm mưu “chiến tranh cục bộ” của Mĩ, đánh bại 2 cuộc hành quân mùa khô 1965-1966, 1966-1967 và đặc biệt là cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ. @. HS chú ý lắng nghe ghi chép đầy đủ. I HS. Trong k/c chống Mĩ đã xuất hiện nhiều anh hùng, dũng sĩ diệt Mĩ như: Lê Mã Lương, Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân, Anh hùng Phạm Tuân bắn rơi pháo đài B52 của giặc Mĩ. Tất cả những tấm gương đó là niềm tự hào của quân đội nhân dân VN. c. Thời kỳ xây dựng bảo vệ Tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa: I. HS; Nhiệm vụ và phương hướng của quân đội là chiến đấu, công tác và sản xuất, quân đội xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, làm nòng cốt cho nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Trong xu thế hội nhập quân đội cùng với các LL khác tiếp tục tăng cường sức chiến đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng-an ninh trong mọi tình huống. 3. Đánh giá: Tóm tắt lịch sử quân đội nhân dân. 4. Dặn dò: Học bài cũ và nghiên cứu trước (phần II).

File đính kèm:

  • docTiet. 5.doc
Giáo án liên quan