I. Mục tiêu:
- H/s nhận biết và nắm bắt một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Trần.
- H/s nhận thức đúng đắn về truyền thống NT dân tộc.
- H/s biết trân trọng, giữ gìn vốn cổ của cha ông để lại.
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
a. Giáo viên:
- Hình 1 - 7 (SGK)
- Sưu tầm các bài về Mĩ thuật thời Trần
b. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan.
2. Phương pháp:
Sử dụng tất cả các phương pháp.
III. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức:
. 7A . . . . .
. . 7B . . .
7C . . .
* Kiểm tra: Đồ dùng học tập
* Khởi động giới thiệu vào bài mới:
GV giới thiệu qua về Mĩ thuật thời Lý.
37 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Chương trình cả năm - Chu Minh Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dương (1925) đánh dấu bước ngoặt quan trọng với nền MT hiện đại VN.
- Hoạ sĩ: Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn
2) Từ năm 1930 đến năm 1945
- MTVN đã hình thành những phong cách NT đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau.
- Chất liệu sơn dầu được sử dụng thành thạo và nhuần nhuyễn theo phong cách VN.
- Chất liệu sơn mài được phát triển và ứng dụng vào sáng tác NT.
- Tác phẩm: Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Hai thiếu nữ và em bé- 1944, Chơi ô ăn quan - 1931, Em Thuý - 1938, được đánh giá cao tại các cuộc triển lãm.
3) Từ năm 1945 đến năm 1954
- CMT8 mở ra một hướng mới cho MTVN.
- Các hoạ sĩ hăng hái vẽ tranh cổ động, ký hoạ, thể hiện không khí thủ đô HN trong những ngày đầu CM.
- Chính phủ cho mở lại Trường CĐMT Đông Dương. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng (10/1945).
- Tổ chức triển lãm MT đầu tiên mừng Tết độc lập báo hiệu sự ra đời của MT VN.
- Kháng chiến bùng nổ: Hoạ sĩ nhập cuộc theo đoàn quân Nam Tiến theo vệ quốc đoàn, lên chiến khu trên khắp các nẻo đường chiến đấu tạo một lực lượng đông đảo các hoạ sĩ, nhà điêu khắc tham gia (Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Diệp Minh Châu,)
- Năm 1952, trường MT kháng chiến được thành lập đánh dấu sự chuyển mình của MTCM VN.
- Tác phẩm: Dân quân Phù Lưu (Nguyễn Tư Nghiêm), Du kích tập bắn (Nguyễn Đỗ Cung), Trận tầm vu (Nguyễn Hiêm), Bác Hồ với thiếu nhi (Diệp Minh Châu)
- Ký hoạ phát triển mạnh là cơ sở xây dựng tác phẩm MT sau này
Đánh giá kết quả học tập:
- Học sinh trả lời
Tuần 15 (tiết 15)
Soạn :
Giảng:
Tiết 15: Vẽ tranh
Đề tài tự chọn
( Kiểm tra học kỳ I)
I. Mục tiêu:
- Nhằm đánh giá về khả năng nhận thức và thể hiện bài vẽ của học sinh.
- Đánh giá kiến thức thu được của học sinh, những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc óc sáng tạo ở nội dung đề tài thông qua bố cục, hình vẽ và mài sắc
- H/s thấy được vẻ đẹp của tranh mình vẽ và yêu môn mĩ thuật
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
a. Giáo viên:
- Đáp án và thang điểm
b. Học sinh:
- Đồ dùng học tập.
2. Phương pháp:
- Vấn đáp, gợi mở, trực quan, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức:
.. 7A......
.. 7B....
7C...
* Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng học tập.
* Khởi động giới thiệu vào bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1
+ GV nêu yêu cầu của bài vẽ
+ GV gợi ý 1 số nội dung đề tài
Hoạt động 2
Hoạt động 3
- GV thu bài vẽ của học sinh
- GV nhận xét giờ kiểm tra
- GV động viên học sinh để giờ sau làm bài tốt hơn
* Bài tập về nhà :
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau
Yêu cầu
- Vẽ tranh : đề tài tự chọn
- Giấy A4
- Bút chì màu vẽ.
- Nội dung: đúng nội dung
- Bố cục: hợp lý rõ ràng có mảng chính phụ hình vẽ sinh động
- Màu sắc:hài hoà nổi bật mảng chính đậm nhạt
Đáp án thang điểm
+ Điểm 9 - 10: Bài vẽ sáng tạo phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, màu sắc đẹp
+ Điểm 7 - 8: Bài vẽ thực hiện ở mức khá về yêu cầu nhưng hình vẽ chưa đẹp, đậm nhạt chưa hợp lý, chưa có sự sáng tạo.
+ Điểm 5 - 6: Bài vẽ đảm bảo về yêu cầu nhưng bố cục còn rời rạc , đậm nhạt màu sắc chưa hài hoà thiếu sinh động.
+ Điểm 1 - 4: Bài vẽ chưa đảm bảo về yêu cầu
Đánh giá kết quả học tập:
- Học sinh nộp bài vẽ và nghe nhận xét
Tuần 16 (tiết 16)
Soạn :
Giảng:
Tiết 16: Vẽ tranh
Đề tài tự chọn
( Kiểm tra học kỳ I)
I. Mục tiêu:
- Nhằm đánh giá về khả năng nhận thức và thể hiện bài vẽ của học sinh.
- Đánh giá kiến thức thu được của học sinh, những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc,óc sáng tạo ở nội dung đề tài thông qua bố cục, hình vẽ và màu sắc
- H/s thấy được vẻ đẹp của tranh mình vẽ và yêu môn mĩ thuật
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
a. Giáo viên:
- Đáp án và thang điểm
b. Học sinh:
- Đồ dùng học tập.
2. Phương pháp:
- Vấn đáp, gợi mở, trực quan, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức:
.. 7A......
.. 7B....
7C...
* Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng học tập.
* Khởi động giới thiệu vào bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1
+ GV nêu yêu cầu và trả bài vẽ cho học sinh
Hoạt động 2
GV nêu thang điểm
Hoạt động 3
- GV thu bài vẽ của học sinh
- GV nhận xét giờ kiểm tra , ý thức của học sinh
- GV động viên học sinh
* Bài tập về nhà :
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau
- Sưu tầm lịch
Yêu cầu
- Vẽ tranh : đề tài tự chọn
- Giấy A4
- Bút chì màu vẽ.
- Nội dung: đúng nội dung
- Bố cục: hợp lý rõ ràng có mảng chính phụ hình vẽ sinh động
- Màu sắc:hài hoà nổi bật mảng chính đậm nhạt
Đáp án - thang điểm
+ H/s nghe
+ Điểm 9 - 10: Bài vẽ sáng tạo phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, màu sắc đẹp
+ Điểm 7 - 8: Bài vẽ thực hiện ở mức khá về yêu cầu nhưng hình vẽ chưa đẹp, đậm nhạt chưa hợp lý, chưa có sự sáng tạo.
+ Điểm 5 - 6: Bài vẽ đảm bảo về yêu cầu nhưng bố cục còn rời rạc , đậm nhạt màu sắc chưa hài hoà thiếu sinh động.
+ Điểm 1 - 4: Bài vẽ chưa đảm bảo về yêu cầu
Đánh giá kết quả học tập
- Học sinh nộp bài vẽ và nghe nhận xét
Tuần 17 (tiết 17)
Soạn :
Giảng:
Tiết 17: Vẽ trang trí
trang trí bìa lịch treo tường
I. Mục tiêu:
- H/sbiết cách trang trí bìa lịch treo tường.
- H/s trang trí được bìa lịch treo tường theo ý thích để sử dụng tron dịp Tết nguyên đán
- H/s hiểu biết hơn về việc trang trí ứng dụng mĩ thuật trong cuộc sống.
- H/s biết vận dụng vào trong cuộc sống của mình, biết cách trang trí cho bản thân.
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
a. Giáo viên:
- Một số mẫu lịch
- Hình SGK 1 -3
b. Học sinh:
- Sưu tầm mẫu bìa lịch treo tường
- Đồ dùng học tập
2. Phương pháp:
- Vấn đáp, trực quan, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức:
.. 7A......
.. 7B....
7C...
* Kiểm tra: Đồ dùng học tập
* Khởi động giới thiệu vào bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1:
+ GV treo một số mẫu lịch
- Kể tên 1 số mẫu lịch mà em biết?
- Lịch có hình dáng như thế nào?
- Lịch treo tường chia làm mấy phần?
+ Phần hình ảnh là hình ảnh gì?
+ Phần chữ gồm phần nào?
+ Phần nào chiếm vị trí lớn trong bìa lịch?
- Màu sắc?
- Tác dụng?
Hoạt động 2
+ GV treo MH cách trang trí.
Hoạt động 3
- GV cho học sinh làm bài, gợi ý học sinh cách sắp xếp bố cục, lựa chọn hình ảnh
- Chú ý học sinh yếu.
Hoạt động 4
- GV lựa chọn bài vẽ của h/s. Gọi h/s nhận xét về bố cục , hình ảnh màu sắc( nếu có)
- GV nhận xét chung, động viên học sinh.
* Bài tập về nhà:
- Hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị cho bài sau.
Quan sát – nhận xét
+ H/s trả lời
- Lịch treo tường, lịch để bàn lịch cá nhân
- Hình dáng: chữ nhật, hình vuông, hình tròn
+3 phần:
+ Phần hình ảnh: Các hình ảnh về TN, con người
+ Phần chữ: Tên năm, số, chữ, tên biểu tuợng cơ quan, NXB, ban ngành
+ Phần lịch: ghi ngày, tháng
+ Phần hình ảnh chiếm khoảng lớn
+ Tươi sáng, rực rỡ phù hợp với không khí đầu năm.
+ Xem ngày tháng, giúp cho con ngưòi làm việc chính xác hơn
Cách trang trí
+ H/s quan sát
1) Chọn hình trang trí
Có thể chọn hình ảnh mùa xuân, cuộc sống, con người, con vật,
2) Xác định khuôn khổ bìa lịch
Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật
3) Phác bố cục, tìm vị trí chữ và hình ảnh
- Mảng lịch và mảng hình trang trí phải phù hợp.
- Màu sắc: Phù hợp với không khí mùa xuân.
Bài tập thực hành
+ Yêu cầu: Trang trí một bìa lịch treo tường
- Trên lớp: Hoàn thành phần hình.
Đánh giá kết quả học tập
+ H/s nhận xét và tự đánh giá bài của bạn.
Tuần 18 (tiết 18)
Soạn :
Giảng:
Tiết 18: Vẽ theo mẫu
Ký họa
I. Mục tiêu:
- Giúp h/s hiểu biết thế nào là ký hoạ.
- H/s ký hoạ được một số đồ vật đơn giản, cây, hoa lá,
- H/s thêm yêu cuộc sống xung quanh, biết cảm nhận, tìm tòi.
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
a. Giáo viên:
- Một số ký hoạ về con người, cây cối, con vật.
- Mẫu lọ, hoa lá
- Tranh SGK trang 119 – 122.
b. Học sinh:
- Chuẩn bị một số mẫu hoa lá.
2. Phương pháp:
- Vấn đáp, gợi mở, trực quan, luyện tập theo nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức:
.. 7A......
.. 7B....
7C...
* Kiểm tra: Kiểm tra bài thực hành tiết 17. Nhận xét cho điểm.
* Khởi động giới thiệu vào bài mới:
Ký hoạ là một phân môn vô cùng quan trọng. Nó giúp các hoạ sĩ có những cảm xúc nhanh chóng tạo nên một tác phẩm. Từ ký hoạ đến tác phẩm là rất gần. Một ký hoạ tốt dẫn đến một tác phẩm tốt. Vẽ ký hoạ là rèn cho chúng ta sự quan sát và nhận biết tốt. Vậy ký hoạ như thế nào và nó khác gì với vẽ tranh.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1
+ GV cho h/s xem một số ký hoạ về cây cối và các con vật.
- Nhận xét gì về nội dung các bức ký hoạ trên? Cách vẽ?
- Mục đích của việc ký hoạ phụ thuộc vào gì? (TQ)
- Ký hoạ có tác dụng như thế nào với người hoạ sĩ?
- Thế nào là ký hoạ?
- Với h/s thì ký hoạ giúp gì cho các môn học?
Hoạt động 2
+ GV minh họa trên bảng hoặc trên trực quan (SGK)
- Để vẽ đẹp và chính xác ta cần làm gì?
Hoạt động 3
- GV quan sát học sinh làm bài, gợi ý học sinh sắp xếp bố cục, ước lượng tỉ lệ.
- Chú ý h/s còn chậm
Hoạt động 4
- GV cho h/s nhận xét về:
- Hình dáng?
- Bố cục?
- Tỷ lệ?
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm và động viên học sinh.
* Bài tập về nhà:
- Về nhà tập quan sát và ký hoạ thêm.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài sau.
- Hoàn thành bài tập.
Ký hoạ
1) Thế nào là ký hoạ?
+ H/s quan sát, nhận xét.
- Nhiều nội dung, vẽ bằng nét chì, vẽ có mảng đậm nhạt.
- Tuỳ thuộc vào ý định người vẽ, ký hoạ có thể lấy dáng - hình, lấy động - tĩnh, từng bộ phận, từng chi tiết.
- Làm tư liệu sáng tác tranh
- Là hình thức vẽ tranh nhằm ghi lại nét chính, chủ yếu nhất, ghi lại cảm xúc của người vẽ.
- Giúp h/s tập quan sát, nhận xét về hình dáng đặc điểm, cấu tạo, đậm nhạt.
2) Chất liệu
- Bút chì, bút sắt, bút dạ, mực nho, màu nước.
- Gọn nhẹ.
Cách ký hoạ
+ H/s quan sát
- Quan sát, nhận xét về hình dáng đậm nhạt, đặc điểm của đối tượng
- Chọn hình dáng đẹp, điển hình.
- So sánh đối chiếu để ước lượng tỉ lệ, kích thước.
- Vẽ đường nét chính trước, chi tiết sau.
Bài tập thực hành
+ Yêu cầu: Ký hoạ một số đồ vật, cây cối.
Đánh giá kết quả học tập
- H/s quan sát và nhận xét bài của bạn.
File đính kèm:
- mythuat7.doc