Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tuần 1 đến 5 - Nguyễn Bá Tuyên

I. Mục tiêu

- Học sinh hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Trần.

- Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng, yêu quý vốn cổ của cha ông để lại.

II. Chuẩn bị

Gv : Bộ ĐDDH Mĩ thuật 7

Hs : Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết có liên quan tới Mĩ thuật thời Trần.

III. Tiến trình dạy học

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tuần 1 đến 5 - Nguyễn Bá Tuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩ thuật thời Trần Nghệ thuật kiến trúc + Kiến trúc cung đình: Nhà Trần cho tu bổ lại kinh thành và xây dựng khu cung điện Thiên Trường, khu lăng mộ An Sinh, lăng Trần Thủ Độ + Kiến trúc Phật giáo thể hiện ở những ngôi chùa tháp được xây dựng không kém phần uy nghi, bề thế như tháp chùa Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Bối Khê Nghệ thuật điêu khắc và trang trí + Điêu khắc: gắn liền với các công trình kiến trúc. Tượng Phật được tác khá nhiều bằng chất liệu đá và gỗ. Những bệ rồng ở các khu lăng mộ Điều khác với thời Lý là hình tượng con rồng thời Trần có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn. + Chạm khắc: chủ yếu để trang trí, làm cho các công trình kiến trúc đẹp hơn. Nghệ thuật gốm + Gốm thời Trần có xương dày, thô và nặng hơn; đồ gốm gia dụng phát triển mạnh. Đặc biệt, đã chế tác được gốm hoa nâu và hoa lam với các nét vẽ trên gốm khoáng đạt hơn. + Họa tiết trang trí trên gốm chủ yếu là hoa sen, hoa cúc cách điệu với một thể thức không thay đổi nhiều so với gốm thời Lý. 2. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần - Mĩ thuật thời Trần có vẻ đẹp khỏe khắn, phóng khoáng, biểu hiện được sức mạnh, lòng tự hào và tự tôn dân tộc. - Mĩ thuật thời Trần kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị, đôn hậu và chất phát hơn. - Mĩ thuật thời Trần tiếp nhận được một số yếu tố nghệ thuật của các nước làng giềng nên bổ sung, làm giàu hơn cho nền nghệ thuật dân tộc. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập - Gv đặt câu hỏi để Hs củng cố lại kiến thức bài học + Kiến trúc thời Trần được thể hiện ở những loại hình nào ? (kiến trúc, điêu khắc và trang trí, đồ gốm) + Hãy kể tên một số tác phẩm điêu khắc và chạm khắc trang trí thời Trần.(tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ; tượng Trâu, Ngựa ở lăng Trần Hiến Tông; cảnh Dâng hoa – Tấu nhạc; Vũ nữ múa; Hình Rồng ) + Hãy kể một vài đặc điểm của gốm thời Trần.( có xương dày, thô và nặng hơn; đã chế tác được gốm hoa nâu và hoa lam với các nét vẽ trên gốm khoáng đạt hơn; Họa tiết trang trí trên gốm chủ yếu là hoa sen, hoa cúc cách điệu với thể thức không thay đổi nhiều so với thời Lý) * Dặn dò : Sưu tầm các bài viết, tranh ảnh về mĩ thuật thời Trần. - Chuẩn bị bài 2 (Vẽ theo mẫu) Cái cốc và quả IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung Tuần 2 Tiết thứ : 02 Tên bài dạy : CÁI CỐC VÀ QUẢ I. Mục tiêu - Học sinh biết cách vẽ hình từ bao quát đển chi tiết. - Vẽ được hình cái cốc và quả dạng hình cầu. - Hiểu được vẻ đẹp của bố cục và tương quan tỉ lệ ở mẫu. II. Chuẩn bị Gv : Bộ mẫu vẽ gồm một cái cốc và quả dạng tròn. Một số bài vẽ tĩnh vật đơn giản. Hs : Giấy vẽ, bút chì, tẩy. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của Gv và Hs Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét - Gv giới thiệu mẫu và yêu cầu của bài + Mẫu vẽ gồm có một cái cốc và một quả dạng hình cầu. + Cách vẽ cũng tiến hành như các bài vẽ theo mẫu ở lớp 6 (chú ý từ bao quát đến chi tiết). - Gv hướng dẫn Hs quan sát cách bày mẫu và nêu câu hỏi : Chọn mẫu và đặt mẫu vẽ như thế nào để bài vẽ có bố cục hợp lí và đẹp ? - Hs: cốc và quả được sắp xếp cân đối trên tờ giấy - Gv hướng dẫn Hs quan sát nhận xét về : hình dáng của cái cốc; vị trí của cốc và quả; tỉ lệ của cốc so với quả; độ đậm nhạt chính của mẫu. - Gv gợi ý Hs ước lượng tỉ lệ của khung hình chung và tỉ lệ của cái cốc và quả. Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs cách vẽ - Gv hướng dẫn Hs tìm tỉ lệ của khung hình : chiều cao, chiều ngang rộng nhất của mẫu; so sánh chiều cao và chiều ngang để tìm ra tỉ lệ khung hình của mẫu. - Gv gợi ý cách vẽ theo mẫu + Vẽ phác khung hình chung của cái cốc và quả. + Tìm chiều ngang của miệng cốc, chiều cao của thân cốc và vẽ khung hình của cốc. + Từ khung hình của cốc, so sánh để tìm ra khung hình của quả. + Ước lượng tỉ lệ của miệng và đáy cốc. + Tìm hướng và đặc điểm của quả. + Vẽ phác hình bằng các nét mờ. + Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết cho gần với mẫu hơn. Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs làm bài - Gv giúp Hs thực hiện theo trình tự bài vẽ - Hs quan sát mẫu và hoàn thành bài vẽ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Gv yêu cầu Hs nhận xét về : + Bố cục bài vẽ, tỉ lệ hình vẽ trên trang giấy (quá to, quá nhỏ hay lệch một bên) + So sánh tỉ lệ của hình vẽ với mẫu. + Nét vẽ (đậm, nhạt) - Gv bổ sung, củng cố về cách vẽ hình qua bài vẽ cụ thể * Dặn dò : Quan sát độ đậm, nhạt ở các chai, lọ - Chuẩn bị bài 3: Tạo họa tiết trang trí IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung Tuần 3 Tiết thứ : 03 Tên bài dạy : tạo họa tiết trang trí I. Mục tiêu - Học sinh hiểu được thế nào là họa tiết trang trí và họa tiết là yếu tố cơ bản của nghệ thuật trang trí. - Biết tạo họa tiết đơn giản và áp dụng làm các bài tập trang trí. - Yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc. II. Chuẩn bị Gv : Phóng to một số họa tiết trang trí : hoa, lá, chim, thú ... Một số ảnh, tranh về hoa lá, chim, thú ... Hs : Sưu tầm một số họa tiết trang trí. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của Gv và Hs Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét - Gv giới thiệu một số bài trang trí và phân tích về họa tiết, cách sắp xếp, màu sắc - Gv nêu: Hình dáng họa tiết có giống nguyên như hình ảnh thật không ? (gần giống với nguyên mẫu) So sánh giữa hình chép mẫu thật với họa tiết được sử dụng trong trang trí ? (các đường nét, hình dáng của họa tiết thường đơn giản và cân đối hài hòa hơn so với hình dáng thật) - Gv: Họa tiết trang trí rất phong phú và có hình thức đa dạng bắt nguồn từ các hình ảnh trong thiên nhiên, trong cuộc sống. Khi đưa các hình ảnh đó vào trang trí cần phải đơn giản và cách điệu sao cho đẹp, phù hợp và hài hòa. Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs cách vẽ - Gv gợi ý để Hs thấy việc quan sát và ghi chép từ hình mẫu thật sẽ là cơ sở để có các họa tiết đẹp và sinh động. - Gv minh họa trên bảng các bước đơn giản và cách điệu để tạo họa tiết. Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs làm bài - Gv yêu cầu Hs vẽ phác ba họa tiết trên giấy; kích thước mỗi họa tiết khoảng từ 5 – 8cm; chỉ phác và sửa hình bằng bút chì, sau khi hình tương đối hoàn chỉnh mới vẽ màu. - Gv quan sát Hs làm bài Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Gv yêu cầu Hs nhận xét về : cách tạo họa tiết và cách điệu họa tiết - Gv bổ sung, củng cố về cách vẽ hình qua bài vẽ cụ thể * Dặn dò : Tạo ba họa tiết trang trí có hình dáng khác - Chuẩn bị bài 4: Tranh Phong cảnh IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung Tuần 4 Tiết thứ : 04 Tên bài dạy : Đề Tài tranh phong cảnh I. Mục tiêu - Học sinh hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ. - Biết chọn góc cảnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản có bố cục va màu sắc hài hòa. - Học sinh thêm yêu mến cảnh đẹp của quê hương đất nước. II. Chuẩn bị Gv : Bộ ĐDDH Một số tranh phong cảnh của các họa sĩ. Dụng cụ tập ngắm và cắt cảnh khi vẽ ngoài trời Hs : Giấy vẽ, giá vẽ, bút chì, bút màu, tẩy. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của Gv và Hs Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm và chọn đề tài - Gv cho Hs xem tranh phong cảnh đã chuẩn bị trước - Gv gợi ý cho Hs nhận xét tranh - Gv giới thiệu và phân tích hình ảnh trong tranh ư - Gv phân tích cái đẹp, chưa đẹp về bố cục, màu sắc Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs cách vẽ - Gv hướng dẫn Hs tìm vị trí có bố cục đẹp để vẽ theo cảnh thực - Phác hình đơn giản - Vẽ màu : có thể sử dụng bất kì loại màu gì để vẽ nhưng nên dùng màu nước và màu bột để vẽ tranh phong cảnh thì dễ đẹp và hấp dẫn hơn. Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs làm bài - Gv quan sát Hs thực hiện bài vẽ và góp ý cho Hs về cách chọn cảnh, cắt cảnh, bố cục, vẽ hình, vẽ màu - Hs hoàn thành bài vẽ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Gv gợi ý Hs nhận xét đánh giá theo những yêu cầu sau : + Biết chọn cảnh đẹp để vẽ + Nêu lên được các hình ảnh đặc trưng của cảnh. + Tranh có bố cục hợp lí, hình vẽ, màu sắc hài hòa. + Hs tự xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận riêng - Gv nhận xét bổ sung thêm * Dặn dò : Vẽ một tranh phong cảnh theo ý thích. - Chuẩn bị bài 5: Tạo dáng và trang trí lọ hoa IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung Tuần 5 Tiết thứ : 05 Tên bài dạy : tạo dáng và trang trí lọ hoa I. Mục tiêu - Học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí được một lọ hoa theo ý thích. - Có thói quen quan sát, nhận xét vẻ đẹp của các đồ vật trong cuộc sống. - Học sinh hiểu thêm về vai trò của mĩ thuật trong đời sống hàng ngày. II. Chuẩn bị Gv : Phóng to hình minh họa cách tạo dáng lọ hoa trong Sgk Một số bài vẽ của Hs năm trước. Ảnh chụp hình dáng và các kiểu trang trí một số loại lọ hoa khác nhau. Hs : Giấy vẽ, bút chì, bút màu, tẩy. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của Gv và Hs Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét - Gv giới thiệu hình minh họa để Hs quan sát - Gv: Đây là loại bài trang trí ứng dụng. Những yếu tố chính tạo nên vẻ đẹp của mỗi đồ vật là hình dáng của nó, cách bố cục hình mảng, họa tiết trang trí, màu sắc và sự hài hòa giữa họa tiết với hình dáng. - Gv giới thiệu các loại lọ hoa và gợi ý Hs quan sát, nhận xét về hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau trên từng loại. - Hs quan sát, nhận biết về hình dáng, các họa tiết trang trí trên lọ hoa. Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs cách vẽ - Gv minh họa trên bảng cách vẽ chung để tạo dáng lọ hoa. - Gv giới thiệu một số cách sắp xếp họa tiết trang trí. Có thể vẽ thêm một họa tiết to ở chính trọng tâm của thân lọ, phía trên cổ và đay lọ đặt các họa tiết nhỏ; có thể vẽ một đường diềm lớn choán hết thân lọ; có thể trang trí bằng một phong cảnh hay cảnh sinh hoạt. - Gv nhắc nhở Hs: cần phải dùng bút chì phác các mảng lớn và các đường nét chính, sau đó điều chỉnh rồi mới vẽ chi tiết và thể hiện màu Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs làm bài - Gv nhắc nhở Hs bố cục hình vẽ cho phù hợp với khổ giấy đang vẽ. - Gv quan sát Hs làm bài - Hs hoàn thành bài vẽ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Gv yêu cầu Hs nhận xét về : cách tạo dáng và trang trí lọ hoa - Gv nhận xét chung về bài vẽ của cả lớp * Dặn dò : Tạo dáng và trang trí lọ hoa - Chuẩn bị bài 6: Lọ hoa và quả IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung

File đính kèm:

  • docMythuat_Tuan1-5.doc
Giáo án liên quan