Ngay sau khi xâm lược nước ta thực dân Pháp thực hiện chính sách vơ vét tài nguyên khoáng sản quí hiếm, đồng thời chúng cũng thành lập Sở Bưu điện và Sở Điện lực. Sau hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã tạo diều kiện cho ngành than, Điện lực phát triển phục vụ cho sự nghiệp miền Bắc XHCN và đấu tranh thống nhất nước nhà. Mãi tới ngày 03-09-1975 Tổng cục dầu khí Việt Nam hiện nay mới được thành lập. Hiện nay chúng ta đã xây đựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện, khí điện tạo ra điện năng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó nhà nước vẫn sắp xếp, tạo điều kiện để ngành than và dầu khí phát triển.Sản lượng khai thác than đá tăng và xuất khẩu sản lượng dầu thô ngày một tăng, sản lượng điện năng tăng mạnh nhờ có thêm các nhà máy thủy điện hoàn thành và được đưa vào hoạt động.
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 3361 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp Lớp 11 - Chủ đề 3: Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành năng lượng, bưu chính - viễn thông, công nghệ thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh y học của một số nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh của ngành Bưu chính – Viễn thông.
a. Cơ sở đào tạo.
HS cho biêt những cơ sở đào tạo các hệ cho lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông.
b. Điều kiện tuyển sinh.
HS cho biêt điều kiện tuyển sinh vào các nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông.
c. Nơi làm việc và triển vọng của nghề.
HS cho biêt những nơi làm việc của các nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông.
9. Hãy cho biết khái quát lịch sử phát triển ngành Bưu chính – Viễn thông?
Gợi ý:
Sở Bưu điện cũng do Pháp thành lập, song ngành này phát triển khá chạm chạp ngay cả khi chúng ta giành được độc lập, thống nhát đát nước. Kể từ khi chúng ta mở cửa thì ngành Bưu chính – Viễn Thông đã có những chuyển hiến mới, đặc biệt là Việt Nam đã thành công trong chiến lược tăng tốc phát triển thông giai đoạn 1993-2000 tới nay mạng lưới Viễn thông Việt nam đã được tự động hóa hoàn toàn, với hệ thống chuyển mạng và truyền dẫn kỹ thuật số. Tổng số thuê bao điện thoại ở nước ta trong vòng 10 năm qua đã tăng 34 lần, đứng thứ 2 thế giới về tốc độ phát triển. song mật độ điện thoại ở nước ta mới đạt 4-5máy/100 dân, các nước phát triển là 30-40máy/100 dân, các nước đang phát triển trung bình 7-10 máy/100 dân. Hiên nay 90% số xã đã có điện thoại. trong thời gian tới ngành Bưu chính-Viễn thông sẽ cung cấp các dịch vụ tiện ích và hiện đại với giá ngày một giảm.
10. Hãy cho biết công cụ lao động của ngành Bưu chính – Viễn thông?
Đối ượng lao động điển hình của Bưu chính là tem, thư, báo chí, bưu kiện, bưu phẩm, giao dịch bưu điện, dịch vụ điện thoại, dịch vụ Internet,...của Viễn thông là chữ viết, con số, sơ đồ, bản vẽ, văn bản tiến nói, hình ảnh,..
11. Hãy cho biết công cụ lao động của các nghề trong lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông?
Chủ yếu là phương tiện kỹ thuật điện tử như máy phát sóng, máy vô tuyến điện, máy tính điện tử, các trạm thu phát sóng, các tổng đài cơ điện, tổng đài điện tử, tổng đài quang học, các thiết bị thông tin quang, thông tin vệ tinh, thiết bị truyền số liệu, cáp mạng thuê bao điện thoại, fax, internet, thương mại điện tử,
12. Hãy cho biết nội dung lao động của ngành Bưu chính – Viễn thông?
Các công việc chủ yếu của ngành Bưu chính - Viễn thông là:
- Nhận chuyển phát thư từ, báo chí, bưu kiện, chuyển tiền, điện tín, điện thoại,
- Ngoài ra ngành này còn có các công việc phụ trợ là:
+ Thiết kế lắp đặt, vạn hành, bảo dưỡng và sửa chữa, bảo dưỡng các loại tổng dài
+ Thiết kế lắp đặt, vận hành bảo dưỡng cáp mạng lưới thuê bao điện thoại, fax, Internet, thương mại điện tử
13. Hãy cho biêt những yêu cầu đối với người lao động trong ngành Bưu chính – Viễn thông?
Phải có trí nhớ tốt, thông minh, nhanh nhẹn, tháo vác, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì
14. Hãy cho biết những chống chỉ định y học của một số nghề trong lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông?
- Trình độ học lực kém.
- Trí nhớ và tư duy kém phát triển
- Chậm trễ trong hành động và trong suy nghĩ
- Hay đãng trí, thích bay nhảy, không chịu ngồi yên một chỗ,
15. Hãy cho biết các cơ sở đào tạo về ngành Bưu chính – Viễn thông.
Tùy theo hệ Đại học,Cao đẳng,trung cấp.
- Trường Công Nghệ Bưu điện 1(TX Phủ Lý – Hà Nam)
- Trường Công Nghệ Bưu điện 2(Liên chiểu- TP Đà nẵng)
- Trường Công Nghệ Bưu điện 3(Mỹ Tho-Tiền Giang)
- Học viện Công Nghệ Bưu chính-Viễn thông (Thanh Xuân-Hà Nội)
-
16. Hãy cho biết điều kiện tuyển sinh vào các trường của ngành Bưu chính – Viễn thông.
Theo yêu cầu của Bộ GD &ĐT và qui định của trường.
17. Hãy cho biết nơi làm việc và triển vọng của nghề.
- Nơi làm việc tịa các công ty, các Bưu điện , thuôc ngành Bưu điện.
- Triển vọng của nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông: ngành Bưu chính –Viễn thông có dự kiến phát triển số điện thoại/100 dân theo kịp các nước trong khu vực và 100% số xã trong cả nước có điện thoại. bên cạnh đó nghàn cũng ứng dụng những công nghệ hiện đại trong lĩnh vực của mình để phục vụ khách hàng, tính toán giảm giá thành,
SƠ KẾT - ĐÁNH GIÁ.
- Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho chủ đề sau: Tìm hiểu các nghề thuộc ngành công nghệ thông tin.
Tiết 3.
CHỦ ĐỀ 3
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH NĂNG LƯỢNG, BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
- Hiểu được taàm quan trọng và phát triển của ngành Năng lượng, Bưu chính – Viễn thông, Công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Biết được những thông tin về các đặc điểm và yêu cầu của một số nhóm nghề thuộc các lĩnh vực.
Kỹ năng:
Biết cách sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực trên. Có kỹ năng sắp xếp một nghề nào đó của ngành Năng lượng,Bưu chính – Viễn thông,Công nghệ thông tin theo nhóm Người – Người, Người - Kỹ thuật, Người – Dấu hiệu.
Thái độ:
Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT
CHUẨN BỊ:
- Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 3 (SGV) và các tài liệu liên quan
- Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đên các nghề thuộc lĩnh vực Năng lượng, Bưu chính – Viễn thông, Công nghệ thông tin, hoặc phim ảnh.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề;
Nếu tổ chức hội thảo thì phải chia nhóm, phân công người dẫn chương trình, thường chia nhóm 4 em/nhóm – bài này nên cử HS dẫn chương trình.
3. Tiến trình hoạt động cụ thể:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
III. Các nghề thuộc ngành công nghệ thông tin.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát lịch sử phát triển của ngành công nghệ thông tin.
HS phát biểu hiểu biết của mình về lịch sử ngành CNTT ở Việt Nam/
a. Đối tượng lao động.
HS phát biểu các hiểu biết của mình về các đối tượng lao động trong ngành CNTT.
b. Công cụ lao động
HS phát biểu các hiểu biết của mình về công cụ lao động trong ngành CNTT
c. Nội dung lao động.
HS trình bày nội dung lao động của ngành CNTT trong loại hình dịch vụ.
HS trình bày nội dung lao động của ngành CNTT trong loại hình viết phần mềm.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của ngành CNTT.
HS trình bày các yêu cầu của một số nghề trong lĩnh vực CNTT.
HS trình bày các chống chỉ định y học của các nghề.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh của ngành CNTT.
a. Cơ sở đào tạo:
HS cho biết những cơ sở đào tạo các hệ trong lĩnh vực CNTT.
b. Điều kiện tuyển sinh:
c. Nơi làm việc và triển vọng của nghề:
- Nơi làm việc:
- Triển vọng của nghể:
HS phát biểu về nhu cầu của thị trường đối với người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực CNTT.
18. Hãy cho biết khái quát về lịch sử phát triển của ngành CNTT ở Việt Nam?
Công nghệ thông tin là một ngành khá mới mẻ đối với Việt Nam, tuy nhiên lĩnh vực này đã và đang được ứng dụng rông rãi trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, các cơ quan Nhà nước , cá đoàn thẻ, các tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu xã hội, Giáo dục – Đào tạo,Y tế, Thể dục thể thao,Văn hóa nghệ thuật,
19. Hãy nêu công cụ lao động của các nghề trong ngành CNTT?
Các nguồn thông tin dữ liệu dưới dạng: chữ viết, con số, sơ đò, bản vẽ,bảng biểu, văn bảng, tiếng nói, hình ảnh,...
Các thiết bị phần cứng, các thiết bị điện tử ngoại vi, các phương tiện truyền thông, các phần mềm.
Tùy theo từng ngành cụ thể
+ Dich vụ Công nghệ thông tin bao gồm:
- Lắp ráp MTĐT và cung cấp dịch vụ thông tin.
- Thực hiện tin học hóa: nghĩa là phát triển nhanh, rộng khắp việc ứng dụng tin học vào các ngành kinh tế quốc dân và công tác quản lí xã hội,...
- Thực hiện Internet hóa: đẩy nhanh quá trình phát triển các dịch vụ trên mạng.
+ Xây dựng công nghiệp phần mềm: khi tạo ra một sản phảm phần mềm cần thực hiện các bước công việc sau:
- Phân tích, thiết kế hệ thống.
- Thi công sản xuất phần mềm.
- Thử nghiệm, đánh giá chát lượng phần mềm.
- Đóng gói sản phẩm và kinh doanh tiếp thị.
20. Hãy nêu yêu cầu của các nghề trong lĩnh vực CNTT?
Người làm việc loại hình dịch vụ cần có chuyên môn vững chắc về tin học nói chung, có tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng tốt, có năng lực quan sát để theo dõi các thiết bị điện tử, có tính kiên trì, nhẫn nại, có khả năng giao tiếp với khách hàng:niềm nở, lịch sự và phục vụ tận tình,...
Với những người làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm cần có năng lực sáng tạo, tư duy toán học, tư duy logic, khả năng phân tích, tổng hợp,...
21. Hãy nêu những chống chỉ định y học của một số nghề trong lĩnh vực CNTT?
- Trình độ học lực kém, nhất là môn toán.
- Trí nhớ và tư duy kém phát triển.
- Chậm trễ trong hành động và trong suy nghĩ.
- Hay đãng trí, thích bay nhảy, không chịu ngồi yên một chỗ,...
22. Hãy cho biết các cơ sở đào tạo của ngành CNTT?
Tùy theo hệ Đại học,Cao đẳng, trung cấp.
Riêng đối với hệ trung cấp hiện nay nhiều trường đào tạo các kỹ thuật viên trong ngành Công nghệ thông tin , ngoài ra nhiều trường Đại học,Cao đẳng,có thành chuyên ngành Công nghệ thông tin điển hình ở các trường sau:
- Học viện Công Nghệ Bưu chính – Viễn thông (Thanh Xuân – Hà Nội)
- Đại học Bách khoa Hà Nội (Quận Hai Bà Trưng-Hà Nội)
- Đại học quốc gia Hà Nội (Đường Xuân Thủy- Cầu Giấy-Hà Nội)
- Học viện kỹ thuật quân sự(Đường Hoàng Quốc Việt-Hà Nội)
23. Hãy cho biết các điều kiện tuyển sinh vào các trường thuộc ngành CNTT?
Theo qui định của bộ Giáo dục – Đào tạo và qui định của từng trường.
24. Hãy cho biết nơi làm việc và triển vọng của nghề?
Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc tại nhiều doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các văn phòng đại diện, các công ty tin học, nếu có thêm nghiệp vụ sư phạm có thể tham gia giảng dạy tin học tại các trương học,...
Trong vài năm gần đây ngành Công nghệ thông tin đều đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng bởi trong điều kiện ổn định kinh tế của Việt Nam và với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp vì thế nhu cầu tuyển dụng rất lớn. tuy nhiên chỉ có thể kiếm được việc làm nếu như sinh viên tốt nghiệp có chuyên môn vững vàng và năng lực thực sự.
TỔNG KẾT - ĐÁNH GIÁ.
- Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho chủ đề sau: Tìm hiểu các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
File đính kèm:
- huong nghiep 11-CD3.doc