Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Tiết 1 đến Tiết 4 - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ là tạo được sức mạnh trong chấp hành kỉ luật, trong thống nhất ý chí và hành động.

- Nắm chắc thứ tự các bước tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội và động tác đội ngũ từng người không có súng.

2. Kĩ năng.

- Thực hiện thuần thục động tác tập hợp đội hình của tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và động tác đội ngũ từng người không có súng.

- Biết vận dụng linh hoạt vào trong quá trình học tập, sinh hoạt vào tại trờng.

3. Thái độ.

- Nâng cao ý thức tổ chức kỉ luật, tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và các nội quy của nhà trờng.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

* Chuẩn bị nội dung:

- Nghiên cứu tài liệu nắm chắc nội dung, cách thức tổ chức và phương pháp duy trì luyện tập đội ngũ đơn vị.

- Chia lớp học thành các tổ, nhóm cho phù hợp với từng nội dung LT.

* Chuẩn bị phương tiện dạy học:

- Giáo án, kế hoạch luyện tập; còi; sơ đồ về đội hình cơ bản về tiểu đội và đội hình trung đội.

2. Học sinh.

- SGK GDQP- AN lớp 11.

- Trang phục thống nhất; đi giầy, mũ cứng.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Tiết 1 đến Tiết 4 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1- Cấu trúc nội dung Bài học gồm 3 phần: A - Sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện Luật Nghĩa vụ quân sự. B- Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự. C- Trách nhiệm của học sinh. 2. Nội dung trọng tâm B- Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự. C- Trách nhiệm của học sinh. 3. Phân bổ thời gian - Tổng số: 4 tiết - Phân bố: Tiết 1: Sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện Luật Nghĩa vụ quân sự, giới thiệu khái quát về Luật. Tiõt 2: Những quy định chung, chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ. Tiõt 3: Phục vụ tại ngũ trong thời bình, xử lý các vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự. Tiết 4: Trách nhiệm của học sinh III- CHUẩN Bị 1. Giáo viên a, Chuẩn bị nội dung - Chuẩn bị chu đáo giáo án, Sách giáo khoa, luật nghĩa vụ quân sự, tài liệu có lên quan đến nội dung bài giảng. - Thục luyện kỹ giáo án, kết hợp tốt các phương pháp dạy trong quá trình giảng; định hướng, hướng dẫn học sinh tiếp cận nắm vững nội dung bài học. b, Chuẩn bị phương tiện dạy học - Máy tính, máy chiếu 2. Đối với học sinh - Ôn tập bài cũ - Đọc trước bài học - Vở ghi, sách giáo khoa... IV- tiến trình dạy học. Tiết 3 1. Hoạt động 1: Tổ chức trước khi giảng dạy. (5 phút) - ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. - Kiểm tra bài cũ. 2. Hoạt động 2 : Sự cần thiết phải ban hành luật nghĩa vụ quân sự (35 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh H: Hãy nêu ngắn gọn truyền thống của dân tộc Việt Nam. Củng cố, bổ sung, kết luận: Dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm. H: Tại sao xây dựng luật nghĩa vụ quân sự là để kế thừa truyền thống dân tộc? Củng cố, bổ sung, kết luận: Lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc nên luôn được chăm lo xây dựng của toàn dân. Xây dưng và thực hiện nghĩa vụ quân sự đã, và sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng giúp chúng ta đánh th ắng mọi k ẻ thù xâm lược. Học sinh suy nghĩ trả lời Học sinh suy nghĩ trả lời * Hoạt động 3: Tổng kết bài (5 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS. - Nhận xét đánh giá bài học + Hệ thống, nhấn mạnh ND trọng tâm, ND bài học. + Nhận xét đánh giá và kết thúc bài học. - Dặn HS đọc trước bài phần tiếp theo : Những qui định cụ thể, chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ. - HS ghi chép cần thiết. một số điểm lưu ý trong quá trình giảng dạy. A- Sự cần thiết ban hành luật Nghĩa vụ quân sự 1. Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân. * Y êu cầu ki ên thức cần truy ền đ ạt cho h ọc sinh Dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm. Lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc nên luôn được chăm lo xây dựng của toàn dân. Xây dưng và thực hiện nghĩa vụ quân sự đã, và sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. * Những điểm cần lưu ý trong quá trình giảng dạy. Để khắc sâu bài học giáo viên cần đặt các câu hỏi để học sinh trả lời 2. Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Luật Nghĩa vụ quân sự quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình trong việc tổ chức thực hiện tạo điều kiện cho công dân hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc. 3. Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhiệm vụ hàng đầu của Quân đội nhân dân là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc XHCN, đồng thời có nhiệm vụ tham gia xây dựng đất nước. Luật Nghĩa vụ quân sự quy định việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong thời bình để xây dựng lực lượng thường trực, lực lượng dự bị hùng hậu để sẵn sàng động viên trong mọi tình huống cần thiết, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay. B- Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự 1. Giới thiệu khái quát về Luật * Y êu cầu ki ên thức cần truy ền đ ạt cho h ọc sinh Cấu trúc của luật gồm: lời nói đầu, 11 chương, 71 điều. Nội dung khái quát của các chương, như sau:. - Chương I: Những quy định chung. Từ điều 1 đến điều 11. Quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự, những người không được làm nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, nhà trường và gia đình trong động viên, giáo dục và tạo điều kiện để công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình. - Chương II: Việc phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan và binh sỹ. Từ điều 12 đến điều 16. Quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ và thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan và binh sỹ. - Chương III: Việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ. Từ điều 17 đến điều 20. Quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở trường phổ thông trung học và quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự. - Chương IV: Việc nhập ngũ và xuất ngũ. Từ điều 21 đến điều 36. Quy định về thời gian gọi nhập ngũ trong năm, số lượng công dân nhập ngũ, trách nhiệm của công dân có lệnh gọi nhập ngũ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc gọi công dân nhập ngũ và những trường hợp được hoãn gọi nhập ngũ hoặc miễn làm nghĩa vụ quân sự. - Chương V: Việc phục vụ của hạ sỹ quan và binh sỹ dự bị. Từ điều 37 đến điều 44. Quy định về hạng dự bị, hạn tuổi phục vụ của hạ sỹ quan binh sỹ ở ngạch dự bị và việc huấn luyện cho quân nhân dự bị. - Chương VI: Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp. Từ điều 45 đến điều 48. Quy định tiêu chuẩn trở thành quân nhân chuyên nghiệp; thời hạn phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp. - Chương VII: Nghĩa vụ, quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan binh sỹ tại ngũ và dự bị. Từ điều 49 đến điều 57. Quy định quyền lợi, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan binh sỹ tại ngũ và dự bị, chế độ chính sách đối với gia đình quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ và dự bị. - Chương VIII: Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự. Từ điều 58 đến đều 62. Quy định địa điểm đăng ký quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ, trách nhiệm của quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các quy định về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự. - Chương IX: Việc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh phục viên. Từ điều 63 đến điều 68. Quy định việc nhập ngũ, xuất ngũ trong trường hợp đặc biệt. - Chương X: Việc xử lý các vi phạm. Điều 69. - Chương XI: Điều khoản cuối cùng. Điều 70, điều 71. Quy định hiệu lực của Luật và trách nhiệm tổ chức thi hành Luật. Tiết 4 1. Hoạt động 1: Tổ chức trước khi giảng dạy. (5 phút) - ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. - Kiểm tra bài cũ. 2. Hoạt động 2 : Những qui định cụ thể; chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ (35 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh H: Công dân trong thời gian tại ngũ có được phép xây dựng gia đình không? H: Công dân đang tại ngũ có quyền bầu cử không? Củng cố, bổ sung, kết luận: Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị trong thời gian huấn luyện có quyền và nghĩa vụ của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. H: Vũ Văn An sinh ngày 12/8/2002 tháng 4/2008 có phải đến cơ quan quân sự đăng ký nghĩa vụ quân sự không ? tại sao ? Củng cố, bổ sung, kết luận nội dung : Công dân nam dủ 17 tuổi phải đên cơ quan quân sự đăng ký nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ. H: Trong thời bình, anh Vũ Văn An sinh ngày 12/8/2001có giấy gọi nhập ngũ vào ngày 3/3/2008, giấy gọi nhập ngũ đó có đúng luật không? t ại sao? H: Trong thời bình, anh Vũ Văn An sinh ngày 12/7/1983 có giấy gọi nhập ngũ vào ngày 3/3/2008, anh ta không chấp hành, như vậy có vi phạm luật nghĩa vụ quân sự không? t ại sao? Củng cố, bổ sung, kết luận nội dung  : Độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân nam tronh thời bình là từ đủ 18 tuổi đên hết 25 tuổi. H: Trong thời bình, anh Vũ Văn Bình là sinh viên năm thứ 2 trường đại học thương mại nhận được giấy gọi nhập ngũ vào ngày 3/3/2008, giấy gọi nhập ngũ đó có đúng luật không? tại sao?..... Học sinh trả lời Học sinh trả lời Ghi bài Học sinh trả lời Học sinh trả lời Ghi bài * Hoạt động 3: Tổng kết bài (5 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS. - Nhận xét đánh giá bài học + Hệ thống, nhấn mạnh ND trọng tâm, ND bài học. + Nhận xét đánh giá và kết thúc bài học. - Dặn HS đọc trước bài phần tiếp theo : Phần II còn lại - HS ghi chép cần thiết. một số điểm lưu ý trong quá trình giảng dạy. 2. Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005 a) Những quy định chung: * Y êu cầu ki ên thức cần truy ền đ ạt cho h ọc sinh Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Làm nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội. Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị có nghĩa vụ trung thành tuyệt đối với tổ quốc, nhân dân, nhà nước XHCN. Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị trong thời gian huấn luyện có quyền và nghĩa vụ của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Công dân nam giới không phân biệt thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú có nghiã vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Người đang trong thời kỳ bị pháp luật hoặc toà án nhân dân tước quyền phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân hoặc người đang bị giam giữ thì không được làm nghĩa vụ quân sự. Riêng đối với công dân nữ ở trong độ tuổi từ 18 đến 40 có chuyên môn kỹ thuật cần cho quân đội trong thời bình có trách nhiệm đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ. b) Chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ: * Y êu cầu kiến thức cần truy ền đ ạt cho h ọc sinh Nội dung chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ gồm: - Huấn luyện quân sự phổ thông. - Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội. - Đăng ký nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam đủ 17 tuổi.

File đính kèm:

  • docQP11 moi.doc