Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Tiết 1 đến Tiết 25

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

- Giúp cho học sinh hiểu và nắm lại các động tác đội ngũ từng người không có súng đã học ở lớp 10, làm cơ sở để vận dụng các hoạt động của nhà trường.

- Tự giác rèn luyện để thành thạo các động tác, ôn đến đâu vận dụng thực hiện tập luyện ngay đến đó.

B. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức: Lấy lớp làm đơn vị để huấn luyện, do GV trực tiếp huấn luyện. Khi luyện tập lớp trưởng duy trì và tập luyện.

2. Phương pháp:

Khi giảng GV phải phân tích từng vấn đề gắn với địa hình và phương án tập.

 Khi huấn luyện động tác theo trình tự 6 bước (nêu tên động tác, thờigian, trường hợp vận dụng, nêu tình huống, hướng dẫn động tác, luyện tập nhận xét) Kết hợp nói và làm mẫu động tác theo 3 bứơc:

+ Làm nhanh khái quát động tác

+ Làm chậm có phân tích từng cử động

+ Làm tổng hợp

C. ĐỊA ĐIỂM: Sân vận động trường

D. BẢO ĐẢM:

Giáo án. Bải tập. Vật chất huấn luyện

I/ PHẦN MỞ ĐẦU

- Giáo viên ổn định lớp, lớp điểm danh

- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu buổi học

 

doc45 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Tiết 1 đến Tiết 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch tì) - Ngắm bắn: Khi lấy đường ngắm, má áp vào báng súng vừa phải để đầu để rung, không gối má vào báng súng, mắt trái nheo tự nhiên, mắt phải lấy đường ngắm đúng như đã học. - Bóp cò: + Dùng phần cuối đốt thứ nhất của ngón trỏ tay phải để bóp cò, mặt trong ngón trỏ không áp sát vào tay cầm, bóp cò phải từ từ, đều, thẳng về sau theo hướng trục nòng súng cho đến khi đạn nổ. + Khi đang bóp cò, nếu đường ngắm sai lệch thì ngừng bóp cò, ngón tay trỏ giữ nguyên vị trí và áp lực trên tay cò (không tăng và không giảm lực bóp cò), chỉnh lại đường ngắm, tiếp tục bóp cò. + Không bóp cò vội vàng (cướp thời gian) làm súng đột nhiên rung mạnh, bắn sẽ không đạt kết quả cao. + Trong quá trình bóp cò phải điều chỉnh đường ngắm đúng. Muốn vậy phải ngừng thở dể người bớt rung động, theo nhịp hít vào-thở ra để chọn dịp ngừng thở trong khoảng trống giữa hít vào và thở ra. 4. Động tác thôi bắn a. Khẩu lệnh: "Thôi bắn, tháo đạn, đứng dậy" b. Động tác Hai tay lật nghiêng súng (Hộp tiếp đạn quay sang phải), tay phải tháo hộp tiếp đạn ra, trao hộp tiếp đạn vào tay trái, rồi làm tiếp như đã học ở bài 3. - Tay phải nắm ốp lót tay, người hơi nghiêng sang trái, đùi trái co lên ngang thắt lưng, tay phải đưa súng đắt trên đùi trái (ốp lót tay ngang đầu gối trái, hộp tiếp đạn quay sang phải), đồng thời bàn tay trái thu về úp dưới ngực. - Dùng sức của tay trái và hai chân nâng người dậy, chân phải bước lên một bước ngang bàn tay trái, đồng thời xoay mũi bàn tay trái về trước, chân trái duỗi thẳng. - Dùng sức của tay trái và hai chân đẩy người đứng dậy, kéo chân trái lên sát chân phải thành tư thế đứng nghiêm. B. Động tác quỳ bắn C. Động tác đứng bắn Đối với súng CKC Các thứ tự, động tác cơ bản giống như với súng AK, chỗ khác nhất là động tác lắp đạn và tháo đạn. * Kết luận bài III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG: 1. Hệ thống nội dung đã giảng trong bài 2. Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu 3. Nhận xét, đánh giá kết quả đã học 4. Kiểm tra vật chất. Dặn dò. Xuôïng lớp TƯ THẾ ĐỘNG TÁC ĐỨNG NÉM LỰU ĐẠN MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Dạy cho học sinh biết tính năng, cấu tạo, chuyển động gây nổ của lựu đạn. - Quy tắc dùng lựu đạn. - Tư thế động tác đứng ném lựu đạn xa trúng hướng, đảm bảo an toàn trong huấn luyện và trong kiểm tra. NỘI DUNG 1. Trường hợp vận dụng Thường vận dụng trong trường hợp có vật che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực, phía sau không bị vướng, mục tiêu xa. 2. Động tác - Tay phải cầm súng kẹp giữa hai chân, hai tay lấy lựu đạn ra chuẩn bị, tay phải cầm thân lựu đạn (bốn ngón tay nắm choàng đè lên mỏ vịt), tay trái bẻ chốt an toàn, sau đó tay phải cầm lựu đạn, tay teái cầm súng, xách súng ngang thắt lưng, mũi súng chếch lên trên (nếu điều kiện cho phép có thể dựa súng vào địa vật, mặt súng quay sang phải, hộp tiếp đạn quay sang trái). - Chân trái bước lên (hay chân phải lùi về phía sau) một bước dài, bàn chân trái thẳng trục hướng ném, thân người xoay sang nửa bên phải. - Người hơi cúi về trước, gối trái khuỵ, chân phải thẳng, mũi bàn chân trái và gót bàn chân phải làm trụ, xoay người sang phải (gót chân trái khiểng), người hơi ngã về phía sau, gối phải hơi chùng, chân trái thẳng, ngón út của tay trái rút chốt an toàn ra, tay phải đưa lựu đạn xuống dưới về phía sau lấy đà. - Dùng sức vút của cánh tay phải, phối hợp sức rướn của thân người, sức bật của chân phải để ném lựu đạn vào mục tiêu. Khi cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước hợp với mặt phẳng ngang một góc 450 thì buông lựu đạn, đồng thời xoay người đối diện với mục tiêu, tay trái đưa súng về sau để giữ cân bằng. Chân phải theo đà kéo lên ngang gót chân trái hoặc bước lên một bước. Tay phải xách súng tiếp tục tiến, bắn hay ném lựu đạn khác. LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM A. Mục đích, yêu cầu Giới thiệu cho học sinh khái quát những nội dung cơ bản của Luật sĩ quan QĐNDVN; hiểu nghĩa vụ, quyền lợi của sĩ quan; nắm được điều kiện tuyển chọn đào tạo, bổ sung vào đội ngũ sĩ quan thường trực và sĩ quan dự bị; nhằm nâng cao giác ngộ về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và hướng nghiệp quân sự cho học sinh B. NỘI DUNG I. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬT SĨ QUAN QĐND VN 1. Vì sao phải có Luật Sĩ quan, quá trình ban hành và phát triển luật Sĩ quan QĐNDVN Ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của QĐNDVN được thành lập. Từ đó đến nay, gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc, quân đội ta không ngừng lớn mạnh và phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước CHXHCNVN, sự nuôi dưỡng, đùm bọc của nhân dân, QĐNDVN trở thành đội quân cách mạng bách chiến bách thắng. Sức mạnh của quân đội là sức mạnh tổng hợp của hai yếu tố cơ bản là con người và vũ khí, trang bị; trong đó con người là yếu tố quyết định. Muốn xây dựng quân đội trước hết phải xây dựng yếu tố con người, nòng cốt là đội ngũ cán bộ - sĩ quan. Luật Sĩ quan đựơc ban hành trứơc hết và chủ yếu nhằm mục đích đó. Từ khi ban hành luật đầu tiên cho đến nay, Luật sĩ quan đã nhiều lần được bổ sung, sửa đổi nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ sĩ quan, xây dựng quân đội qua các giai đoạn của cách mạng: - Luật sĩ quan đầu tiên đựơc Quốc hội khoá I thông qua ngày 29/4/1958 quy định phục vụ của Sĩ quan QĐNDVN gắn liền với việc Nhà nứơc phong quân hàm sĩ quan đồng loạt cho đội ngũ cán bộ quân đội nhằm đẩy mạnh việc xây dựng quân đội tiến lên chính quy và hiện đại, tăng cường lực lượng quốc phòng, bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. - Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến trường kì chống Mĩ, cứu nứơc của dân tộc, quân đội ta cần đựơc củng cố một bứơc. Kế thừa những kinh nghiệm xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng trên, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng và chiến đấu của quân đội các nứơc XHCN lúc bấy giờ, Luật Sĩ quan QĐNDVN Quốc hội khoá VII thông qua ngày 30/12/1981 và Hội đồng Nhà nứơc công bố ngày 10/1/1982. - Trứơc sự phát triển tình hình kinh tế - xã hội và yêu cầu xây dựng quân đội nhân dân chính quy, tinh nhuệ từng bứơc hiện đại, Quốc hội khoá VIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật về sĩ quan QĐNDVN ngày 21/12/1990 và Hội đồng Nhà nứơc công bố ngày 2/1/1991. - Đất nước bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra nhiều yêu cầu mới trong xây dựng tiềm lực quốc phòng, xây dựng quân đội mà nồng cốt là đội ngũ sĩ quan. Luật về Sĩ quan đã được sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung cơ bản thành bộ luật mới, được Quốc hội khoá X thông qua ngày 21/12/1999 và Chủ tịch nước công bố ngày 4/1/2000. 2. Mục đích của Luật sĩ quan ngày 21/12/1999 - Luật sĩ quan QĐNDVN đựơc Quốc hội nước CHXHCNVN khoá X thông qua ngày21/12/1999 và đựơc Chủ tịch nứơc công bố ngày 4/1/2000 nhằm: + Xây dựng tiềm lực quốc phòng, xây dựng quân đôị mà nồng cốt là đội ngũ sĩ quan vững mạnh, góp phần quan trọng trong bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nứơc. + Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, đặt các quốc gia trứơc những thách thức trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ đoọc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. + Đối với nứơc ta, các thế lực thù địch tăng cường các âm mưu, thủ đoạn hết sức thâm độc nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và làm suy yếu Nhà nước XHCN. Điều đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải kết hợp chặt chẻ trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược mà Đảng ta đã xác định là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc VNXHCN. Do vậy việc xây dựng tiềm lực quốc phòng, xây dựng quân đội mà nồng cốt là đoọi ngũ sĩ quan có tầm quan trọng đặc biệt và cáp thiết, nhầm không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm cho quân đội có đủ sức mạnh đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhất là trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Luật Sĩ quan QĐNDVN thể chế hoá các nghị quyết của Đảng trong xây dựng quân đội, tạo cơ sở pháp lí để xây dựng đội ngũ sĩ quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi giai đoạn của cách mạng. - Luật Sĩ quan là một trong những bộ phận quan trọng góp phần từng bứơc hoàn chỉnh việc xây dựng các bộ luật của nước CHXHCNVN. II. TÓM TẮT LUẬT SĨ QUAN QĐNDVN Luật Sĩ quan QĐNDVN hiện hành (Số 16/1999/ QH10 được Quốc hội khoá X, kì họp thứ 6 thông qua ngày 21/12/1999) bao gồm 7 chương, 51 điều. Chương 1: Những quy định chung (gồm 14 điều, từ Điều 11 đến Điều 14): Quy định những nội dung cơ bản, có tính chất tổng quát để làm cơ sở quy định những nội dung cụ thể ở các chương sau. Chương 2: Quan hàm, chức vụ của sĩ quan (gồm 11 điều, từ Điều 15 đến Điều 25): Quy định nội dung về cấp bậc, chức vụ, mối quan hệ, điều kiện, tiêu chuẩn và thẩm quyền trong việc xét phong, thăng quân hàm, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ. Chươmg 3: Nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của sĩ quan (gồm 12 điều, từ Điều 26 đến Điều 37): Quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi cảu sĩ quan, những việc sĩ quan không được làm, chế độ, quyền lợi của sĩ quan khi còn tại ngũ cũng như khi thôi phục vụ tại ngũ. Chương 4: Sĩ quan dự bị (gồm 7 điều từ Điều 38 đến Điều 44): Quy định những nội dung riêng đối với Sĩ quan dự bị. Chương 5: Quản lí nhà nước về sĩ quan (gồm 3 điều, từ Điều 45 đến Điều 47): Quy định nội dung quản lí nhà nứơc, quyền han, nhiệm vụ của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp tronmg việc quản lí nhà nước về sĩ quan. Chương 6: Khen thưởng và xử lí vi phạm (gầm 2 Điều 48 và 49): Quy định việc khen thưởng, xử lí vi phạm đối với sĩ quan và việc thực hiện luật Sĩ quan. Chương 7: Điều khoản thi hành (gồm 2 Điều 50 và 51): Quy định hiệu lực của Luật và việc hươnmgs dẫn thi hành Luật. III, NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SĨ QUAN 1. Những quy định chung về sĩ quan QĐNDVN a/ Khái niệm: Sĩ quan ngạch sĩ quan - Sĩ quan QĐNDVN là cán bộ của Đảng Cộng sản và Nhà nứơc CHXHCNVN, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng. - Sĩ quan QĐNDVN được chia thành 2 ngạch: Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.

File đính kèm:

  • docGDQP lop 11(1).doc
Giáo án liên quan