Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ” (Nguyễn Đình Thi) được sáng tác vào năm nào?
A. 1948. B. 1969. C. 1976. D. 1958.
Câu 2: Dòng nào sau đây nêu không đúng giá trị nổi bật của văn học ViệtNam?
A. Tư tưởng yêu nước. B. Lòng yêu thiên nhiên.
C. Tinh thần nhân đạo. D. Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan.
Câu 3: Cụm từ “người đồng mình” được nhắc lại mấy lần trong bài thơ “Nói với con” (Y Phương)?
A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm.
Câu 4: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với điều gì?
A. Mục đích giao tiếp. B. Nội dung giao tiếp.
C. Đặc điểm của tình huống giao tiếp. D. Đối tượng giao tiếp.
Câu 5: “Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm cứ vào cuối thu Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.” (Lí Lan)
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ Văn - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1969. C. 1976. D. 1958.
Câu 2: Dòng nào sau đây nêu không đúng giá trị nổi bật của văn học ViệtNam?
A. Tư tưởng yêu nước. B. Lòng yêu thiên nhiên.
C. Tinh thần nhân đạo. D. Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan.
Câu 3: Cụm từ “người đồng mình” được nhắc lại mấy lần trong bài thơ “Nói với con” (Y Phương)?
A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm.
Câu 4: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với điều gì?
A. Mục đích giao tiếp. B. Nội dung giao tiếp.
C. Đặc điểm của tình huống giao tiếp. D. Đối tượng giao tiếp.
Câu 5: “Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm cứ vào cuối thuMẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.” (Lí Lan)
Đoạn văn tự sự trên có sử dụng yếu tố nào?
A. Nghị luận. B. Đối thoại. C. Miêu tả nội tâm. D. Độc thoại.
Câu 6: Tác phẩm nào sau đây tác giả sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc?
A. Lặng lẽSaPa(Nguyễn Thành Long). B. Truyện Kiều (Nguyễn Du).
C. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê). D. Làng (Kim Lân).
Câu 7: Trong những cách nói sau, cách nói nào không sử dụng phép nói quá?
A. Chưa ăn đã hết. B. Đứt từng khúc ruột. C. Một tấc đến trời. D. Sợ vã mồ hôi.
Câu 8: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (SGK Ngữ văn 9, tập 1) là của tác giả nào?
A. Đ.Đi-phô. B. G.G.Mác-két. C. G.Lân-đơn. D. G.đơ Mô-pa-xăng.
PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Cho đoạn thơ sau:
“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
a. Trong những từ in đậm ở đoạn thơ trên, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
b. Trong tóm tắt “Truyện Kiều”, đoạn thơ trên nằm ở phần thứ mấy? Hãy nêu tên phần này?
Câu 2 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 15-20 dòng) bày tỏ suy nghĩ của em về vấn đề: “Trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.” (theo Băng Sơn); Trong đó có 01 câu chứa thành phần phụ chú.
Câu 3 (5,0 điểm):
a. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) được kể theo lời trần thuật của một người bạn thân thiết của ông Sáu. Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện? (1,0đ)
b. Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà. (4,0đ)
Đáp án đề thi thử môn Văn vào lớp 10 - đề số 1
Phần I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
C
C
C
D
D
B
Phần II: Tự Luận
Câu 1: (1,0 điểm)
a. - Từ ghép: Chị em
(Nếu HS nêu đúng từ ghép nhưng đưa cả các từ láy vào từ ghép, thì vẫn cho điểm từ ghép)
- Từ láy: Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ.
b. - Trong tóm tắt “Truyện Kiều”, đoạn thơ trên nằm ở phần thứ nhất.
- Tên của phần này: Gặp gỡ và đính ước.
Câu 2: (2,0 điểm)
*Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ ý kiến về vấn đề “Trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.”
a. Về kiến thức: Cần làm rõ được các ý sau:
- Câu nói nêu ra vấn đề về việc lựa chọn trang phục; đồng thời cũng khẳng định quan điểm: lựa chọn trang phục đẹp, đúng đắn, phù hợp là phải hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường.
- Khẳng định việc lựa chọn trang phục phù hợp là rất cần thiết, quan trọng đối với mỗi con người: Giúp con người đẹp hơn, tự tin, gần gũi, hòa đồng hơn với mọi người; góp phần thể hiện con người, cá tính
- Phê phán những quan niệm, những biểu hiện lựa chọn trang phục không phù hợp, không đẹp, đặc biệt là với lứa tuổi HS.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân: Cần lựa chọn trang phục giản dị, nhẹ nhàng, trẻ trung, năng động phù hợp với lứa tuổi, hoạt động, kinh tế gia đình.
b. Về kĩ năng:
HS biết viết đoạn văn nghị luận, trong đó có 01 câu chứa thành phần phụ chú. Diễn đạt trong sáng.
Lưu ý: + HS có thể có những lí giải, lập luận riêng; Nếu hợp lí, thuyết phục, kĩ năng lập luận tốt vẫn cho điểm tối đa.
+Nếu bài làm dưới 15 dòng, trên 20 dòng: trừ 0,25 điểm.
Câu 3: (5,0 điểm)
Câu a. Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà.
A. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Nêu cảm nhận khái quát về diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà.
B. Thân bài:
* Học sinh phân tích được sự thay đổi trong hành động, tâm lí của nhân vật; qua đó cảm nhận được tình cảm sâu sắc mà bé Thu dành cho cha.
1. Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha:
- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Gặp lại con, ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con. Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách.
Tâm lí và thái độ ấy của Thu được biểu hiện qua hàng loạt các chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động: hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu; chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha; nhất định không chịu nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm to đang sôi, hất cái trứng cá mà ông gắp cho; cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to.
- Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, bé Thu không tin ông Sáu là ba chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết. Sự ương ngạng, phản ứng của bé Thu là không đáng trách mà hoàn toàn tự nhiên. Qua đây ta thấy bé Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba.
2. Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra ông Sáu chính là cha:
- Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn.
+ Lúc chia tay, sau khi bắt tay hết mọi người, ông Sáu đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà; Khi người cha nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu và tạm biệt thì đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
+ Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba”: Chi tiết bé Thu gọi cha được tác giả đặc biệt nhấn mạnh và miêu tả: bỗng nó kêu thét lên: Baaaba!; Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó.
+ Hành động: chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc... Hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa, ôm chặt lấy bahai tay nó siết chặt lấy cổ,dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba, đôi vai nhỏ bé của nó run run.
- Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải tỏa và ở Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc “nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Vì thế, trong giờ phút chia tay, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.
3. Đánh giá: Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật kể chuyện:
- Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu; nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
- Nội dung:
+ Tác phẩm đã diễn tả một cách cảm động tình cảm thắm thiết, sâu nặng của bé Thu dành cho cha (trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh). Qua đó, tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, và càng cao đẹp hơn trong những cảnh ngộ khó khăn. Tác phẩm còn gợi cho người đọc nghĩ đến những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.
C. Kết bài: Khẳng định sự thành công của tác giả khi xây dựng nhân vật bé Thu và liên hệ bản thân.
Câu b.
- Người kể chuyên trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu- không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại, mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. Đồng thời, qua những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục.
- Truyện được trần thuật theo lời của người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện. Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu những hy sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến cho ông “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”.
- Chọn nhân vật vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể chuyện hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái, cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe.
File đính kèm:
- De thi thu mon toan vao 10 lan 1 2014.docx