I-YÊU CẦU
Giúp HS
-Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ Miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác
-Thất được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị, súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
II-LÊN LỚP
1/Ổn định
2/Bài cũ
-Bài thơ Con cò tác giả đã mượn hình ảnh con cò để đề cập đến ai? Người ấy có những đặc điểm nào đáng quí?
-Thái độ của Con như thế nào đối với hình ảnh quen thuộc người mẹ?
3/Bài mới
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Viếng Lăng Bác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT:
VIẾNG LĂNG BÁC
Viễn Phương
I-YÊU CẦU
Giúp HS
-Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ Miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác
-Thất được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị, súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
II-LÊN LỚP
1/Ổn định
2/Bài cũ
-Bài thơ Con cò tác giả đã mượn hình ảnh con cò để đề cập đến ai? Người ấy có những đặc điểm nào đáng quí?
-Thái độ của Con như thế nào đối với hình ảnh quen thuộc người mẹ?
3/Bài mới
-GV gọi HS đọc phần chú tìm hiểu về tác giả cũng như một số từ khó trong văn bản.
-GV gọi HS đọc bài thơ
H:Khổ thơ thứ I được bắt đầu bằng từ xưng hô Con ờ miền Nam và thăm lăng Bác. Ý nghĩa của lời xưng hô cho ta thấy tình cảm của tác giả đối với Bác như thế nào? ( Con là lời xưng hô của người con đối với cha mẹ -> lời xưng hô thật gần gũi, thân thương và kính trọng ->mang sắc thái xúc động và thành kính.
Nhà thơ dùng ra thăm không phải là ra viếng -> Con về thăm cha Thăm nơi Bác ở -> Tình cảm với Bác thật tha thiết mà thành kính, thiêng liêng)
H:Aán tượng đầu tiên về lăng Bác là những hàng tre ngoài lăng, cảnh tả tre của tác giả có gì đáng chú ý? Ý nghĩa của cách miêu tả đó?(hàng tre như dài rông mênh mông, hàng tre xanh xanh màu đất nước, màu Việt Nam, hàng tre kiên cường bất khuất hiên ngang. Tác giả tả thực hàng tre mà liêng tưởng, nhân hoá tượng trưng
->Lăng Bác thật gần gũi, ở trong tre, ở giữa tre, như một làng quê thân thuộc. Đồng thời tác giả cũng nhằm thể hiện nét tượng trưng: Cây cối mang màu đất nước, biểu tượng của dân tộc đã tập trung về vây quanh Bác, xếp thành đội ngũ chỉnh tề giữ Giấc ngủ bình yên cho người. -> thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với Bác)
H:Khổ thơ thứ hai nhà thơ nói về tình cảm của nhân dân đối với Bác. Ta có thể hiểu tình cảm đó như thế nào? Cách diễn đạt có nét gì độc đáo( Tình cảm của mọi người đối Bác thật là vô tận Ngày ngày thời gian được lặp lại khi mặt trời qua lăng, lại ngày ngày những dòng ngưpời nối nhau đi trong một không gian đặc biệt : đi trong thương nhớ -> những tấm lòng đã kết thành hoa để dâng lên Bác -> Tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân được diễn đạt thật giản dị mà tinh tế)
H:Khổ thơ thứ ba, tác giả miêu tả điều gì? Tại sao tình cảm của tác giả bổng nhiên đột biến Nghe nhói ở trong tim?(Tác giả tả cảnh trong lăng Bác và cảm xúc khi nhìn thấy Bác. Đúng là Bác đang nằm thanh thản như trong giấc ngủ ->Lí trí thì nói rằng Bác đang ngủ thôi, Bác sống mãi, nhưng khi nhìn Bác nhà thơ không khỏi đau nhói một cảm giác :Bác không còn nữa)
H:Khổ thơ cuối cùng, nhà thơ nêu lên những ước muốn gì của mình? Ước muốn đó thể hiện tình cảm với Bác như thế nào? ( Ước muốn đó thể hiện tình cảm thành kính thiêng liêng của người con Nam Bộ với Bác. Đó cũng là ước muốn của người Việt Nam với Bác )
H:Bài thơ cho ta biết điều gì về tác giả nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đối với Bác?
I-TÁC GIẢ – TÁC PHẨM
1/Tác giả:
-Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở An Giang. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tại Nam Bộ.
-Các sáng tác tiêu biểu : Mắt sáng học trò, Nhớ lời di chúc , Nhu mây mùa xuân
2/Tác phẩm
Viếng lăng Bác được sáng tác năm 1976, rút từ tập thơ Như mây mùa xuân của tác giả
II-ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/Khổ thơ thứ nhất
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
->Con, thăm :thể hiện tình cảm trân trọng, kính yêu đối với Bác.
Hàng tre xanh xanh Việt Nam
->Aån dụ – tre là biểu tượng của con người, đất nước Việt Nam
Bão táp đứng thẳng hàng
->Nhân hoá – Hình ảnh cây tre được ví như dân tộc, con người Việt Nam bảo vệ giấc ngủ Bác
2/Khổ thơ thứ hai
Ngày ngày mặt trời trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng
Aån dụ : Tôn kính công lao to lớn của Bác, đã đem lại cuộc sống hoà bình, ấm no cho người Việt Nam
Ngày ngày dòng người thương nhớ
Kết tràng hoa dâng
->Aån dụ + Điệp ngữ : Lòng biết ơn và kính yêu chân thành của người Việt Nam với Bác.
3/Khổ thơ thứ ba
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
->Aån dụ : Cảm xúc khi nhìn thấy Bác, khi đứng trước sự thật là Bác đã không còn nữa
4/Khổ thơ thứ tư
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim
Muốn làm đoá hoa
Muốn làm cây tre
->Điệp ngữ, liệt kê : Tâm trạng lưu luyến của tác giả không muốn rời xa Bác, nhấn mạnh niềm mong muốn mãnh liệt của tác giả. Muốn mãi bên Bác, để bảo vệ,để tỏ lòng thành kính lòng biết ơn đối với Bác.
*Ghi nhớ :SGK/60
4/Củng cố
-Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện tình cảm già của tác giả nói riêng của nhân dân Việt Nam nói chung đối Bác.
5/Dặn dò
-Học thuộc bài
-Chuẩn bị: Sang thu
File đính kèm:
- VAN 1.doc