Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 35 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên

II. Phân tích văn bản

2. Tình huống kịch, mâu thuẫn cơ bản ở đoạn trích:

- Tình huống kịch:

Tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo. Giám Đốc Hoàng Việt cùng kỹ sư Lê Sơn phải công khai “Tuyên chiến” với cơ chế quản lí phương thức tổ chức lỗi thời, lạc hậu gây bất ngờ với phó GĐ Chính, quản đốc phân xưởng Trương.

-Tình huống ngày càng căng thẳng tạo ra xung đột, mâu thuẫn: Những lời công bố của Hoàng việt liên tiếp gây bất ngờ với nhiều người, bị mọi người phản ứng gay gắt:

+ Phản ứng của trưởng phòng tổ chức lao động, phòng tài vụ liên quan đến biên chế, đến quỹ tiền lương.

+ Phản ứng của quản đốc Trương liên quan đến hiệu quả tổ chức, quản lí khi Hoàng Việt khẳng định không cần chức vụ này.

+ Phản ứng gay gắt của phó GĐ Nguyễn Chính dựa vào cấp trên, vào nguyên tắc, vào nghị quyết Đảng uỷ xí nghiệp.

=> Mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật: Những người tiên tiến và những người bảo thủ, máy móc.

=> Nghệ thuật viết kịch sắc sảo củaâtsc giả Lưu Quang Vũ, đặt ra một vấn đề nội dung có ý nghĩa lớn lao.

-> Đó là: Muốn mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ.

-> Đây là cuộc đấu tranh có tính tất yếu và gay gắt . tình huống xung đột mà vở kịch nêu là vấn đề nóng bỏng của thực tiễn đời sống sinh động. Các quan niệm, cách làm mới, táo bạo ở giai đoạn đầu tất nhiên sẽ vấp phải nhiều cản trở.

3. Tính cách của các nhân vật:

 

doc16 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 35 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, đối, và kết cấu ntn? Các thể thơ nguồn gốc dân gian bao gồm? Đặc điểm của các thể thơ đó? Cho ví dụ minh hoạ? Ví dụ các truyện, kí trong van học trung đại. Phản ánh lên những ND gì? Nghệ thuật thể hiện ntn? Truyện thơ Nôm viết ở thể thơ gì? Được chia làm mấy loại? Cho VD cụ thể? Các dạng thể văn nghị luận? cho VD? Đặc điểm chủ yếu là gì? Ví dụ cụ thể ở các TP văn nghị luận này? Đọc mục III trang 199? Các thể loại của VH hiện đại bao gồm? Đặc điểm của thể truyện? thể tuỳ bút? Thể thơ? Sự đổi mới của thơ hiện đại là gì? Cho ví dụ những tác phẩm tiêu biểu về VH hiện đại. Phần B: Sơ lược về một số thể loại văn học * Thể loại VH là gì? Là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một loại hình thức VB và phương thức chiếm lĩnh đời sống. * Sáng tác VH thuộc ba loại: Tự sự, trữ tình và kịch. Ngoài ra còn có loại nghị luận, chủ yếu sử dụng phương thức lập luận. * Loại rộng hơn thể, loại bao gồm nhiều thể: 1. Một số thể loại VH dân gian: - Tự sự dân gian: gồm các truyện thần thoại, cổ tích. - Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca - Chèo và Tuồng. Ngoài ra tục ngữ coi là một dạng đặc biệt của nghị luận. 2. Một số thể loại VH trung đại a)Các thể thơ: * Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc - Có 2 loại chính: Cổ Phong và thể Đường Luật + Thể cổ Phong: Không cần tuân theo vần,niêm, luật, chữ , số câu trong bài thơ. VD: Côn Sơn Ca (Nguyễn Trãi) Chinh phụ ngâm khúc (Viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn). + Thể Đường Luật: Quy định khá chặt chẽ về thanh, đối, số câu, số chữ, cấu trúc thể hiện nhiều dạng Ví dụ: Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan). Bạn đến nhơi nhà (Nguyễn Khuyến) * Các thể thơ có nguồn gốc dân gian - Thể thơ lục bát để sáng tác truyện thơ Nôm VD: Truyện Kiều – Nguyễn Du. - Thể song thất lục bát VD: Chinh Phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm. b) Các thể truyện, kí - Ví dụ: “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ. “Thượng kinh kí sự”- Lê Hữu Trác... - Kể về các nhân vật lịch sử, các anh hùng, về phụ nữ; có truyện còn mang yếu tố kì ảo tưởng tượng. c) Truyện thơ Nôm - Viết chủ yếu là thơ lục bát; có cốt truyện nhân vật...giàu chất trữ tình. - Truyện thơ nôm: Bình dân (khuyết danh); bác học đỉnh cao là kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du. d) Một số thể văn nghị luận: - Các dạng thể: Chiếu, biểu, hịch, cáo; có sự kết hợp giữa tư tưởng lí lẽ với tình cảm, cảm xúc, lập luận chặt chẽ với hình ảnh phong phú; ngôn ngữ biểu cảm. - Khái niệm về các dạng thể đó. - Ví dụ: + Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) + Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) + Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) 3. Một số thể loại VH hiện đại - Thể truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) được phát triển. - Thể tuỳ bút in đậm dấu ấn của chủ thể sáng tác giàu biểu cảm. Thơ hiện đại, tính từ thơ mới (1932-1945) có nhiều dạng thể; thơ tự do xuất hiện và phát triển có nhiều thành công. => Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng cảm xúc mà còn đổi mới về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ. 4. Củng cố: - Những nội dung đã tổng kết trong giờ 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Ôn lại kiến thức toàn cấp học - Chuẩn bị bài kiểm tra cuối năm. Tiết 169 Soạn: 24 / 4/ 2010 Giảng: 6/ 5 / 2010 Trả bài kiểm tra văn. A.Mục tiêu cần đạt: - Qua giờ trả bài, giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức văn học đã được kiểm tra. - Rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học B.Chuẩn bị : - Giáo viên:Chấm, chữa bài - Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /24 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ trả bài 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Hãy lựa chọn đáp án đúng? Bài thơ “Viếng lăng bác, nhà thơ Viễn Phương đã triển khai tứ thơ như thế nào? Yêu cầu của đề bài như thế nào? Với các yêu cầu như vậy đoạn văn cần có những nội dung cơ bản như thế nào? Đề kểm tra văn phàn truyện gồm có mấy nội dung? Lựa chọn đáp án đúng? Giá trị nhân đạo được thể hiện qua truyện ngắn “Bến quê” như thế nào? Yêu cầu của đề như thế nào? Bài viết cần có những ý cơ bản nào? I. Hướng dẫn xây dựng đáp án * Bài kiểm tra văn- phần thơ. A.Phần trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 D C A 1.Thành kính; 2.Tự hào; 3. Đau xót; 4. Trầm lắng B C B. Phần tự luận: Câu 1: - “Viếng lăng Bác”, tứ thơ được triển khai theo trình tự thời gian, không gian rất hợp lý mạch lạc tạo nên sự đặc sắc của bài thơ + Khổ thơ đầu: Sáng sớm đứng trước lăng, tác giả tả bao quát cảnh bên lăng, nổi bật là hàng tre trong sương bát ngát + Khổ thứ hai: Mặt trời lên, cảnh đoàn người kết tràng hoa, xếp hàng vào lăng viếng Bác + Khổ thứ ba: Cảm, xúac khi vào lăng viếng Bác + Khổ thứ tư: Ra ngoài lăng, ước nguyện khi trở về miền Nam Câu 2: Bài viết phải có được các ý cơ bản sau: - Giới thiệu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh và cảm dứng chủ đạo của bài thơ: cảm nhận tinh tế khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền Bắc Việt Nam. - Phát hiện cái hay và phân tích cái hay và vẻ đẹp cùng ý nghĩa triết lý của câu thơ: + Hai câu thơ: “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” Là hai câu thơ khắc họa vẻ đẹp duyên dáng mềm mại của đám mây đượưc tác giả nhân hoá, hình dung như dáng điệu của một người con gái trẻ trung, duyên dáng. Đó là sự thể hiện một cách chính xác cái khoảnh khắc giao mùa, đó là sự quan sát và liên tưởng rất tinh tế + Hai câu tiếp theo: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây có tuổi” Là hai câu thơ thể hiện sự quan sát và trải nghiệm, cảm nhận và suy nghĩ, liên tưởng từ thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy, tâm hồn và tính cách của con người. - Khẳng định vẻ đẹp của khổ thơ trong trong mạch vận động của tứ thơ. * Bài kiểm tra văn- phần truyện A. Phần trắc nghiệm: 1 2 3 4 5 6 B C C A C D B. Phần tự luận: Câu1: Giá trị nhân đạo được thể hiện qua truyện ngắn “Bến quê: - Câu chuyện thể hiện một cái nhìn đầy cảm thông trước những hiện thực của cuộc đời - Câu chuyện thể hiện những suy nghĩ, triết lý về ý nghĩa cuộc đời Câu 2: Bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm - Trình bày những suy nghĩ về nhân vật bé Thu qua diễn biến câu chuyện: + Hình ảnh, diễn biến tâm trạng bé Thu khi ông Sáu xuất hiện; + Hình ảnh, diễn biến tâm trạng bé Thu những ngày ông Sáu ở nhà + Hình ảnh, diễn biến tâm trạng bé Thu khi ông Sáu săp sửa chia tay gia đình - Khái quát về hình ảnh bé Thu, phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân II. Nhận xét: 1. Ưu điểm: - Đa số đã có ý thức ôn tập để có thể làm bài kiểm tra - Phần lớn các em hiểu đề và biết vận dụng kiến thức để làm bài - Một số bài viết thể hiện được khả năng cảm thụ văn học, biết vận dụng kiến thức một cách tổng hợp. 2. Nhược điểm: - Còn một số học sinh chưa thực sự có ý thức trong việc học tập, chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho bài kiểm tra: kiến thức còn hạn chế, bài làm trình bày thiếu cẩn thận - Một số bài viết bộc lộ rõ sự hạn chế trong kỹ năng phân tích cảm thụ văn học - Nhiều em, chưa thành thục kỹ năng làm bài : bố cục thiếu mạch lạc, câu cú lủng củng, diễn đạt không rõ ràng, khả năng tạo lập văn bản yếu - Còn hiện tượng chưa biết vạn dụng kỹ năng nghị luận tác phẩm (đoạn trích văn học): chưa biết cách xây dựng và trình bày luận điểm , thiếu lý lẽ, thiếu dẫn chứng - Lỗi chính tả còn nhiều III. Hướng dẫn chữa bài - So sánh bài với đáp án và chữa bài vào vở - Đọc bài và chữa lỗi theo nhận xét của giáo viên 4. Củng cố: - Những nội dung có trong bài kiểm tra văn phần thơ và truyện? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Ôn lại kiến thức toàn cấp học - Chuẩn bị bài kiểm tra cuối năm. -------------------------------------------------------------- Tiết 169 Soạn: 24 / 4/ 2010 Giảng: 6/ 5 / 2010 Trả bài kiểm tra tiếng việt. A.Mục tiêu cần đạt: - Qua giờ trả bài, giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức phần tiếng Việt đã được kiểm tra. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực hành kiến thức Tiếng Việt đã được học trong việc tạo lập văn bản cũng như trong giao tiếp. B.Chuẩn bị : - Giáo viên:Chấm, chữa bài - Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /24 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ trả bài 3. Bài mới: Lựa chọn phương án đúng? Xác định nghĩa tường minh và hàm ý? Chuyển từ câu chủ động sang câu bị động bằng cách nào? Hãy lấy các ví dụ cụ thể? Đặt câu với từ “Băn khoăn” là động từ, tính từ, danh từ? I. Hướng dẫn xây dựng đáp án: A. Phần trắc nghiệm: 1 2 3 4 5 6 A A. TP tình thái B. TP cảm thán A B A D B. Phần tự luận Câu 1:Cần xác định được: a. Nghĩa tường minh: Bây giờ mới tới là đã quá muộn. b. Hàm ý: Tuỳ theo năng lực giải đoán hàm ý của mỗi cá nhân: Ví dụ: - Trường hợp này không thể chữa được nữa! - Gia đình liệu mà cho bệnh nhân về! Câu 2: Chuyển từ câu chủ động sang câu bị động bằng cách thêm vào “bị”; “được” sao cho phù hợp: a. “Cố hương” là tác phẩm được nhà văn Lỗ Tấn viết. b. Một khu liên hợp thể thao được xây dựng tại địa điểm này của thành phố. c. Những bức tranh thêu thật đẹp được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của cô. Câu3: Các ví dụ cụ thể: Phép lặp từ ngữ Phép đồng nghĩa Phép trái nghĩa Phép thế Phép nối Câu 4: Đặt được câu theo yêu cầu: “Băn khoăn” là: A. Động từ: Kết hợp được với các từ: hãy, đừng, chớ, đang, đã - Tôi đang băn khoăn không biết sẽ làm gì. B. Danh từ: kết hợp được với số từ, lượng từ. - Những băn khoăn của tôi đã được giải đáp C. Tình từ: Kết hợp với các từ chỉ mức độ - Băn khoăn là nguyên nhân của sự chậm chễ. II. Nhận xét: 1. Ưu điểm: - Đa số đã có ý thức ôn tập, vận dụng được kiến thức đã học vào làm bài - Một số bài trình bày sạch sẽ, đảm bảo khoa học 2. Nhược điểm: - Một số chưa nắm vững kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng thực hành còn hạn chế. - Một số bài trình bày bẩn, còn sử dụng bút xoá tẩy xoá nhiều. III. Trả bài và hướng dẫn chữa bài: - Chữa bài theo đáp án vào vở - Trình bày bài đã chữa 4. Củng cố: - Những nội dung có trong bài kiểm tra ? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Ôn lại kiến thức toàn cấp học - Chuẩn bị bài kiểm tra cuối năm.

File đính kèm:

  • docTuan 35.doc