Giáo án Ngữ Văn Khối 9 - Tuần 21 đến 27 - Nguyễn Văn Thừa

 Giúp học sinh hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống. Hiểu thêm cách viết bài nghị luận, qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh.

 Rèn kĩ năng đọc- hiểu và phân tích văn bản nghị luận.

II- Chuẩn bị

 Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án.

 Trò: Học bài.

III- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

A.Tổ chức

B. Kiểm tra

? Qua văn bản: “bàn về sách” em rút ra được bài học gì?

 

doc87 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 9 - Tuần 21 đến 27 - Nguyễn Văn Thừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ của cô gái liên quan tới chiếc mùi xoa. GV: Tức là bài tập tìm hàm ý? H? Câu nào cho thấy hoạ sĩ chưa muốn chia tay? Nhà hoạ sĩ dậy H? Từ ngữ nào cho biết điều đó? Cụm từ “tặc lưỡi”. GV: Đây là cách dung hình ảnh để diễn đạt ý muốn của ngôn ngữ nghệ thuật. H? Theo dõi yêu cầu b. Trong câu cuối những từ ngữ nào diễn đạt thái độ của cô gái? Mặt đỏ ửng nhận lại chiếc khăn . Quay vội đi. H? Qua những từ ngữ đó thể hiện thái độ gì? Mặt : ngượng, buộc nhận lại điều mà không tránh được. Quay vội đi: vì quá ngượng. H? Qua những từ ngữ này em hiểu thái độ của cô kĩ sư như thế nào? Cô bối rối và ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại chiếc khăn mùi xoa làm kỉ vật cho anh thanh niên thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô quên nên gọi cô để trả. GV: Căn cứ vào truyện, cô gái có ý định muốn có vật gì đó để tặng người thanh niên lần đầu gặp gỡ Thái độ ngượng ngùng với người thanh niên thì ít- cô ngượng ngùng với người hoạ sĩ già dày dặn kinh nghiệm thì nhiều. * Củng cố- dặn dò:. Nắm chắc thế nào là nghĩa tường m inh và hàm ý. Làm những bài tập còn lại. Tuần 27 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 124 Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu rõ thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo. Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. II- Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án Trò: Học bài. III- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra. ? Nêu cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện? 2. Bài mới H? Gọi học sinh đọc văn bản: “Khát vọng hoà nhập dâng hiến cho đời” sgk/77 H? Vấn đềe nghị luận của văn bản này là gì? - Vấn đề: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” H? Văn bản chia bố cục thành mấy phần? Mở bài (đoạn 1) Thân bài (5đoạn tiếp theo). Kết bài (đoạn 10. H? Phần thân bài triển khai thành mấy luận điểm? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó? - Luận điểm 2: Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ. + Luận cứ: + Qua 1 loạt những hình ảnh: Dòng sông, bông hoa, lộc. + Qua âm thanh. + Qua ngôn ngữ. + Liên tưởng của đất nước ngàn năm. Luận điểm 3: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà mình dâng hiến được kết nối tự nhiên với hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên. + Luận cứ: + Hình ảnh thơ đặc sắc. + Cảm xúc giọng điệu trữ tình. + Biện pháp nghệ thuật của bài thơ, kết cấu. H? Đoạn thơ cuối có nhiệm vụ gì? Khái quát giá trị, ý nghĩa bài thơ mùa xuân nho nhỏ. H? Các luận cứ trong bài có làm nổi bật được luận điểm không? Các luận cứ là các câu thơ, hình ảnh dặc sắc, giọng điệu kết cấu bài thơ. Các luận cứ trong từng đoạn đã làm sáng tỏ các luận điểm. H? Em hãy nhận xét về bố cục của văn bản? Bố cục đủ 3 phần, giữa các phần của văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý nghĩa và diễn đạt. H? Em hãy nhận xét về cách diễn đạt của bài văn? - Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải. GV: Văn bản trên thuộc văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ, vậy theo em hiểu thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ? Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh giọng điệu. Bài nghị luận cần phân tích yếu tố ấy để có những nhận xét đáng giá cụ thể, xác đáng. Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết. H? Đọc và nêu yêu cầu bài tập? Xác định thêm những luận điểm ở văn bản trên? H? Nngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong văn bản, em hãy tìm thêm các luận điểm khác làm về bài thơ? Kết cấu bài thơ chặt chẽ, cân đối: mở đầu là mùa xuân đất nước, kết thúc lại là một giai điệu dân ca. Giọng điệu trữ tình của bài thơ chân thành tha thiết. Ước nguyện cống hiến, hoà nhập của Thanh Hải. I- Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. 1. Ví dụ Mở bài: Giới thiệu bài thơ, bước đầu đánh giá, khái quát cảm xúc của bài. Thân bài: Luận điểm 1: Hình ảnh mùa xuân trong thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu. Luận điểm 2: Luận điểm 3: Kết bài. 2. Kết luận II- Luyện tập Bài tập sgk/78 * Củng cố- dặn dò: Hiểu được thế nào là nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ. Học thuộc phần ghi nhớ. Tuần 27 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 125 Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ I- Mục tiêu cần đạt: Ôn tập các kiến thức về văn nghị luận nói chung và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nói riêng. Tích hợp với các văn bản Văn vả Tiếng Việt đã học. Rèn kĩ năng viết bài nghị luận vềmột đoạn thơ, bài thơ theo các yêu cầu nhất định của kiểu bài. II- Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án. Trò: Học bài. III- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: ? Thế nào là nghị luận về một tác phẩm thơ( đoạn thơ). 2. Bài mới H? Gọi học sinh đọc các đề bài trong sgk? Nhắc lại cấu tạo một đề bài nói chung? Đề bài gồm hai phần: + Phần mệnh lệnh + Phần nội dung. H? Em cho biết trong 8 đề, những đề nào có cấu tạo đủ 2 phần? Các đề: 1, 2, 3, 5, 6, 8. H? Những đề còn lại có đặc điểm gì? Đề: 4, 7 đề không có lệnh. H? Nhưng thực chất 2 đề này thuộc thể loại nào? Thuộc thể loại nghị luận. GV: Về thực chất 2 đề bài này có chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận về “hình tượng”, “ những đặc sắc”. H? Từ sự phân tích trên em hãy so sánh sự giống và khác nhau của các đề bài trên? Giống nhau: đều thuộc văn nghị luận. Khác nhau: + Đề có mệnh lệnh đề không có mệnh lệnh. + Đề yêu cầu phân tích, đề yêu cầu cảm thụ, đề yêu cầu suy nghĩ. GV: - Đề yêu cầu phân tích: yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận. Đề yêu cầu cảm nhận: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết. Đề yêu cầu phân tích: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh đến nhận định đánh giá của người viết. H? Qua phân tích em hiểu gì về một đề bài nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ.? H? Gọi học sinh đọc đề bài? Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì? Vấn đề nghị luận tình yêu quê hương. H? Thể loại cần làm? Nghị luận phân tích. H? Tư liệu làm bài này? Văn bản “ Quê hương” của TH. H? Em cho biết nội dung chính của văn bản quê hương là gì? - Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị của quê hương qua từng cảnh cụ thể. H? Nêu những thành công về nghệ thuật? - Nghệ thuật miêu tả: Miêu tả chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu tiết tấu. H? Phần mở bài theo em phải đảm bảo yêu cầu gì? Giới thiệu vấn đề nghị luận “tình yêu quê hương” thể hiện trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. H? Phân tích phần nội dung em triển khai thành những luận điểm nào? Luận điểm 1: Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt trường giang. Luận điểm 2: Cảnh trở về: đông vui, no đủ, bình yên. Luận điểm 3: Nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại vẻ đẹp sức mạnh mùi nồng mặn của quê hương. H? Để làm nổi bật nội dung trên tác giả thành công về những nghệ thuật gì? Cấu trúc ngôn từ, hình ảnh, nhịp H? Phần kết bài ta nên làm như thế nào? Khẳng định lại những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. H? Qua phân tích cách làm đề bài trên, em thấy một bài nghị luận về tác phẩm thơ có bố cục mấy phần? Yêu cầu từng phần? GV: Phần thân bài để triển khai mạch lạc rõ ràng các luận điểm ta làm như thế nào? H? Đọc văn bản “quê hương trong tình thương nỗi nhớ” Xác định bố cục của văn bản này? Mở bài: Đoạn 1: Giới thiệu chung về nhà thơ TH với khởi đầu thành công xuất sắc là bài thơ “Quê hương”. Thân bài: Tiếp đến thành thực của Tế Hanh, nhận xét những thành công của bài thơ. Kết bài: phần còn lại: khẳng định những đóng góp có giá trị. H? Các em chú ý vào phần thân bài người viết thể hiện những đánh giá, nhận xét của mình về bài thơ bằng những luận điểm nào? mỗi luận điểm triển khai như thế nào? Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết trong sáng đầy thơ mộng: + Hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức sống khi ra khơi. + Cảnh lao động tấp nập và cuộc sống no đủ, bình yên. + Vẻ đẹp dung dị của người dân chài giữa một không gian biển trời thơ mộng. + Hình ảnh âm thanh, màu sắc Một tâm hồn nhớ nhung chẳng thể nhạt nhoà. + Nỗi nhớ quê ở đoạn kết đã đọng lại thành kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. + Câu thơ cuối làm rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh. H? Em thấy tác giả triển khai các phần như thế nào? Phần thân bài liên kết với mở bài bằng các luận điểm, luận cứ có tác dụng cụ thể hoá cho nhận xét khái quát ở mở bài. Phần kết bài liên kết với phần thân bài bằng những kết luận mang tính quy nạp về giá trị bt. H? So sánh với dàn ý đề bài trên và cách triển khai luận điểm của bài văn này em có nhận xét gì? Nhận xét, đánh giá, cảm thụ của mỗi người viết có cách riêng. H? Tuy nhiên những nhận xét đánh giá ấy phải đảm bảo yêu cầu gì? Phải xoay quanh phân tích, bình giá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. H? Yêu cầu cách trình bày bài nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ như thế nào? I- Tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 1. Ví dụ. 2. Kết luận: Đề nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ có 2 dạng: có mệnh lệnh và không có mệnh lệnh. II- Cách làm bài nghị luận . Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. 1. Tìm hiểu đề. 2. Tìm ý. 3. Lập dàn ý. A. Mở bài. B.Thân bài. Nội dung: Nghệ thuật: C. Kết bài *Kết luận: bài văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 4. Cách tổ chức triển khai luận điểm. * Kết luận: sgk * Củng cố- dăn dò: -Nắm được cách làm bài nghị luận về một doạn thơ, bài thơ. - Chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docNV Q4.doc