Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên

I. Tiếp xúc văn bản

1. Đọc:

- Học sinh theo dõi và lần lượt đọc bài

- Giọng đọc đảm bảo: giọng đọc ấm áp, trìu mến thể hiện tình yêu thương, niềm tự hào

2. Tìm hiểu chú thích:

* Tác giả, tác phẩm:

- Tác giả: Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày

Thơ ông thể hiện một tâm hồn chân thật mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi

- Tác phẩm: “Nói với con” thể hiện tình cha con một cách xúc động của riêng mình

- Kiểu loại văn bản:

Thể loại thơ tự do, câu vần, nhịp theo dòng cảm xúc của nhà thơ

* Tìm hiểu từ khó:

- Đọc chú thích SGK

3. Bố cục:

a. Tư đầu đẹp nhất trên đời

Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cụoc sống lao động êm đềm của quê hương

b. Phần còn lại: Lòng tự hào về những truyền thống cao đẹp của người quê hương. Mong muốn con kế tục xứng đáng những truyền thống ấy

* Mạch cảm xúc của bài thơ: từ tình cảm riêng mở rộng thành tình cảm chung; từ tình cảm với con, tình cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê hương; từ tình cảm gần gũi nâng lên thành lẽ sống để từ đó chủ đè bài thơ được khái quát một cách tự nhiên và thấm thía

 II. Phân tích văn bản.

1. Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước tới tiếng nói

Hai bước tới nụ cười

-> Tả,kể đứa trẻ lẫm chẫm tập đi, tập nói lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 26 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goài những luận điểm trên hãy nêu một số luận điểm khác về bài thơ? I Bài học. 1. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” -> Những luận điểm được nêu lên trong bài. + Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong đó, hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu . + Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ . + Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, đất nước -> Để chứng minh cho các luận điểm đó, người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, đã phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ . * Bố cục: A. Mở bài : Từ đầu -> “đáng trân trọng” B. Thân bài: Từ “Hình ảnh mùa xuân” đến “của mùa xuân” (Phần này, tác giả tình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, là sự triển khai của luận điểm.) C. Kết bài : Đoạn văn cuối -> Bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông thường của một văn bản, giữa các phần có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt . * Nhận xét về cách diễn đạt: - Cách dẫn dắt vấn đề hợp lí. - Cách phân tích hợp lí. - Cách tổng kết khái quát hoá có sức thuyết phục. Cách diễn đạt này đã làm nổi bật được luận điểm. * Kết luận: - NL về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy . - Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệuBài văn nghị luận cần phải phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng. - Bài văn NL về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm thể hiện rung động chân thành của người viết. * Ghi nhớ: sgk II. Luyện tập Một số luận điểm khác: - Luận điểm về “nhạc điệu của bài thơ” (vì bất kỳ một bài thơ hay nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó, bài thơ đã được nhạc sỹ Trần Hoàn phổ nhạc) - Luận điểm về bức tranh mùa xuân của bài thơ” (thể hiện ở hình ảnh, màu sắc, không gian,... được miêu tả trong bài thơ) - Luận điểm về “ước mong hoà nhập cống hiến của nhà thơ” - Luận điểm về kết cấu và giọng điệu trữ tình của bài thơ 4. Củng cố: - Thế nào nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nghĩa là gì? - Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì? 5 Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập SBT - Đọc kỹ bài sau để tìm hiểu cách làm bài. Tiết 125 Soạn: 10 / 02 / 2010 Giảng: 5 / 3 / 2010 Cách làm bài nghị luận về một bài thơ đoạn thơ A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước. - Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài NL về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức triển khai các luận điểm. B.Chuẩn bị : - Giáo viên: chuẩn bị ngữ liệu - Học sinh: đọc và tìm hiểu ngữ liệu sgk C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Thế nào nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nghĩa là gì? - Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Giờ học trước, chúng ta đã tìm hiểu một dạng của bài văn nghị luận, đó là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ như thế nào? Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu cách làm cụ thể. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu. * Ngữ liệu 1 (SGK-79, 80): 8 đề bài. ( GV dùng bảng phụ ) 2 HS đọc. Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào? Các từ như trong đề bài phân tích, cảm nhận , cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm. Với các đề không có lệnh, ta phải làm công việc gì. ? Qua việc phân tích các đề bài ở trên, em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. * Ngữ liệu 2: (SGK-80,81) Đề bài : phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Để thực hiện yêu cầu của đề bài, ta phải tiến hành những bước nào, nhiệm vụ cụ thể của từng bước? Xác định yêu cầu của đề( vấn đề nghị luận , phương pháp nghị luận, các tư liệu cần sử dụng để làm bài) Tìm hiểu đề: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, hãy tìm ý cho đề văn. ->Tìm ý: Qua đây em hãy cho biết những thao tác cần có khi tiến hành tìm hiểu đề và tìm ý. Hãy lập dàn bài cho đề văn trên. 2 HS đọc ngữ liệu sgk/ 81. Từ dàn bài mẫu, hãy rút ra những nội dung cần trình bày khi lập dàn bài cho bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ nói chung.(Dàn bài gồm mấy phần: phần MB, phần TB, phần KB cần trình bày những nội dung gì?). Sau khi đã lập dàn bài, để có 1 bài văn hoàn chỉnh ta cần tiến hành những bước nào, nội dung cụ thể của từng bước. * Ngữ liệu 3 (SGK- 81đến 83) Văn bản : “Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ”. 2 HS đọc. Tìm bố cục của văn bản trên, nhận xét về bố cục đó. Trong phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ. Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần MB, KB ra sao. Văn bản này có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao? Qua bài văn trên, em hãy rút ra kết luận về các yêu cầu cơ bản để làm tốt bài văn NL về một đoạn thơ, bài thơ. HS đọc ghi nhớ? Tác giả cảm nhận mùa thu như thế nào? Đánh giá về nghệ thuật thể hiện của tác giả? Mở bài cần đạt được nội dung gì? Phần thân bài triển khai những luận điểm nào? Kết bài làm gì? I Bài học. 1. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (-> Một số đề không kèm theo lệnh cụ thể: đề 4, đề 7. - Một số đề có chứa từ ngữ phân tích, cảm nhận, cẩm nhận và suy nghĩ đó là những lệnh (chỉ định) cụ thể: - Từ phân tích: yêu cầu nghiêng về phương pháp. - Từ cảm nhận : yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết. -Từ suy nghĩ : yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài. ->Với đề bài không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong bài. * Kết luận: - Đề bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: Nêu yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ bài thơ. - Cấu tạo đề: + Đề có kèm theo lệnh. + Đề không kèm theo lệnh. 1. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ a. Các bước làm bài Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý. *Tìm hiểu đề: - Vấn đề nghị luận: Những biểu hiện của tình yêu quê hương. - Phương pháp nghị luận: phân tích. - Tư liệu cần sử dụng: bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, các bài thơ, tài liệu tham khảo về quê hương, đất nước.) * Tìm ý: - Nội dung: + khi xa quê, nhà thơ luôn nhớ về quê hương. + Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh màu sắc, mùi vị... - Nghệ thuật: cách miêu tả chọn lọc hình ảnh, ngôn ngữ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu.) Bước 2: Lập dàn bài Bước3: Viết bài Bước 4:Đọc lại bài viết và sửa chữa * Kết luận: * Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý: + Tìm hiểu đề: đọc kỹ đề, xác định yêu cầu dựa vào những từ ngữ then chốt. + Tìm ý dựa vào yêu cầu của đề để đặt ra những câu hỏi tìm ý. - Bước 2: Lập dàn bài. + Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. + Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và NT của doạn thơ , bài thơ. + Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. - Bước 3: Viết bài. - Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa lỗi. b. Cách tổ chức triển khai luận điểm * Bố cục: 3 phần. + Mở bài: Từ đầu đến “ khởi đầu rực rỡ”. + Thân bài: Từ “Nhà thơ” đến “thành thực của Tế Hanh”. + Kết bài: Còn lại. -> Bố cục mạch lạc, chặt chẽ. * Phần thân bài: Những nhận xét chính: - Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng đầy thơ mộng của mình: - Những hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi. - Cảnh trở về tấp nập, no đủ. - Hình ảnh người dân chài giữa đất trời lộng gió với vị nồng mặn của biển khơi. - Hình ảnh, ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện 1 tâm hồn phong phú, rung động tinh tế.) * Liên kết: + Những suy nghĩ, ý kiến luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu ... của bài thơ. + Phần TB nối kết với phần MB chặt chẽ, tự nhiên. Đó là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần MB. + Từ các luận điểm được triển khai trong phần TB đã dẫn tới phần KB: đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ.) - Những lý do tạo nên tính hấp dẫn và sức thuyết phục của văn bản: + Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng. + Văn bản ngắn, tập trung trình bày, nhận xét, đấnh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật nhất về nội dung cảm xúc và NT của bài thơ. Khi nói về các trạng thái cảm xúc của tác giả, người viết phân tích, bình giảng ngay sự đặc sắc của các hình ảnh, của nhịp điệu thơ tương ứng và đã rút ra luận điểm từ các luận cứ cụ thể rõ ràng. + Người viết đã trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha đối với bài thơ “Quê hương”.) * Kết luận: - Bài NL về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của tác phẩm. * Ghi nhớ sgk II. Luyện tập Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh? Yêu cầu lập dàn ý chi tiết. - Mở bài : Giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng. - Thân bài : + Phân tích cảm nhận về mùa thu sang thông qua các BPNT: - Nhân hoá: “ phả vào”, “chùng chình” - Miêu tả: “gió se” - Việc sử dụng các từ: “bỗng”, “hình như” + Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả. - Kết bài : Nêu giá trị của khổ thơ. 4. Củng cố: - Các bước càn thiết khi làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ? - Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì? 5 Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập, hoàn chỉnh đề bài luyện tập - Tập cảm thụ các tác phẩm đã học.

File đính kèm:

  • docTuan 26.doc