Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học kiểu bài nghị Luận văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Trần Văn Quang

Cơ sở lí luận:

Đất nước ta đang trên đà đổi mới, ngành giáo dục đang có những bước chuyển mình theo nhịp bước của thời đại. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cần thiết và quan trọng trong tình hình hiện nay. Mà một trong những biện pháp tối ưu trong quá trình dạy học là phương pháp dạy học tích cực và dạy học theo chuẩn kiến tức và kĩ năng. Vì vậy, để nang cao hiệu quả giáo dục ở bộ môn ngữ văn trong nhà trường hiện nay, giáo viên cần đặc biệt chú trọng hơn nữa trong việc rèn luyện kĩ năng nói và viết (tạo lập văn bản) cho học sinh, nhất là rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận về tác phẩm văn học ở bậc Trung học cơ sở theo chuẩn kiến thức và kĩ năng mà ngành yêu cầu.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học kiểu bài nghị Luận văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Trần Văn Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng dẫn học sinh các cách mở bài khác nhau: đi từ đề tài, cảm xúc, nhân vật, tác giả, tác phẩm để khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong quá trình tạo lập văn bản. 2. Thân bài: - Phần phân tích: Đối với kiểu bài phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Học sinh có thể chọn bố cục bài viết một cách sáng tạo khác nhau (phân tích theo trình tự diễn biến truyện để phát hiện về ngoại hình và đặc điểm tính cách của nhân vật hoặc phân tích từng đặc điểm của nhân vật), nhưng việc phân tích phải hướng vào yêu cầu của đề. Phần thân bài có nhiều đoạn văn, có thể mỗi đoạn văn là một luận điểm, nội dung các đoạn văn được trình bày theo bằng nhiều cách khác nhau ( diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp); giữa các đoạn văn phải có sự liên kết về nội dung và hình thức. Đoạn văn thực hiện như sau: (1) Câu chủ đề luận điểm -> (2) Dẫn chứng lấy từ tác phẩm (chọn 1 hoặc 2 dẫn chứng) -> phân tích, nhận xét, đánh giá từ dẫn chứng để làm sáng tỏ ý đã nêu ở câu chủ đề. Các câu này phải viết thành đoạn văn. Ví dụ: Đoạn văn phân tích một đặc điểm của Anh thanh niên trình bày theo cách diễn dịch: (1) Anh thanh niên là người rất khiêm tốn. (2) Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung của anh. (3) anh hào hứng giới thiệu về những con người đáng để vẽ hơn mình. (4) Đó là ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa vượt qua bao khó khăn vất vả để tạo ra những củ su hào to hơn, ngon hơn cho nhân dân, à anh cán bộ khí tượng dưới trung tâm suốt mười một năm chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập bản đồ rét. (5) Anh thấy đóng góp của mình bình thường nhỏ bé so với những con người ấy. (6) Anh thấy thấm thía sự hi sinh thầm lặng của những con người ngày đêm làm việc lo nghĩ cho đất nước ở nơi mảnh đất nghĩa tình Sa Pa này. => Câu (1) là câu chủ đề nêu luận điểm. Câu (2) là câu chuyển để đưa dẫn chứng. Câu (3), (4) là dẫn chứng gián tiếp từ tác phẩm. Câu (5) và (6) là những câu phân tích, nhận xét từ dẫn chứng. Quy nạp là cách trình bày ngược với cách diễn dịch. Giới thiệu cách quy nạp để học sinh biết và viết đúng nhằm thay đổi thao tác lập luận trong khi làm bài. Học sinh xác định được đặc điểm, tính cách của nhân vật theo trình tự diễn biến của truyện thì học sinh lần lượt viết được đoạn văn ở phần thân bài. - Đối với tác phẩm thơ, có thể phân tích theo các hướng: bổ dọc hoặc cắt ngang tùy vào mạch cảm xúc và bố cục của bài thơ Giáo viên cần định hướng cho học sinh trình tự xây dựng đoạn khi phân tích một đoạn thơ, khổ thơ. Cụ thể như sau: + Nhận xét khái quát về nội dung của đoạn thơ, khổ thơ ấy. + Dẫn chứng đoạn thơ, khổ thơ. + Giảng giải, cắt nghĩa (từ ngữ, hình ảnh) + Liên hệ, mở rộng, so sánh + Phát hiện các dấu hiệu nghệ thuật và phân tích nghệ thuật ấy (chú ý vào các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc: các phép tu từ, kiểu câu, từ ngữ, cảm xúc, trí tưởng tượng có tác dụng diễn tả tư tưởng tình cảm của nhà thơ) + Đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, khổ thơ. Ví dụ  : Phân tích khổ thơ : Trăng cứ tròn vành vạnh ... đủ cho ta giật mình. (Nguyễn Duy – Ánh trăng) Phân tích: Khổ thơ cuối bài thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí: Ánh trăng “tròn vành vạnh” là trăng rằm, tròn đầy, một vẻ đẹp viên mãn. “im phăng phắc” là im như tờ, không một tiếng động nhỏ. Vầng trăng cứ tròn đầy và lặng lẽ “kể chi người vo tình”. Ánh trăng “tròn vành vạnh” tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, cho sự bao dung độ lượng, của nghĩa tình thủy chung trọn vẹn. “Ánh trăng im phăng phắc” là hình ảnh nhân hóa, chính là người bạn – nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở con người. Hình ảnh thơ có sự đối lập giữa người và trăng: trăng lặng im- con người giật mình. Cái giật mình đó là phản ứng rất tự nhiên của con người khi nhận ra lỗi lầm của mình. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy thủy chung, nhân hậu bao dung. - Phần đánh giá: Phần đánh giá bao gồm đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ hay nội dung nghệ thuật của tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Đây là phần không thể thiếu của kiểu bài nghị luận văn học. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh kỹ năng đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Cụ thể là: + Đối với tác phẩm thơ: Cần đánh giá về thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, các biện pháp tu từ, cảm xúc, trí tưởng tượng, sự liên tưởng... + Đối với tác phẩm truyện: Cần đánh giá về nghệ thuật tạo tình huống, ngôi kể, ngôn ngữ truyện;nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả nội tâm, ngoại hình, tính cách... Ví dụ : Đánh giá về nghệ thuật của truyện ngắn ”Những ngôi sai xa xôi” (Lê Minh Khuê) - Nghệ thuật: + Miêu tả chân thực và sinh động tâm lý nhân vật. + Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất (nhân vật chính Phương Định) đã tạo thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật. + Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện. => Nguyên nhân thành công: Phải là người trong cuộc và gắn bó yêu thươngmới có thể tả được chân thực, sinh động như vậy. - Nội dung: - Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mỹ. Qua nhân vật, chúng ta hiểu hơn thế hệ trẻ Việt Nam những năm tháng hào hùng ấy. - Đó là những con người trong thơ Tố Hữu (Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai), thơ Chính Hữu (Có những ngày vui sao cả nước lên đường – Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục), Phạm Tiến Duật (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)... - Phần liên hệ so sánh: Học sinh có thể liên hệ với các tác phẩm có cùng chủ đề, cùng thời gian sáng tác... để chỉ ra sự khác biệt và sự thành công của mỗi nhà văn... 3. Kết bài: - Đối với bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình đối với nhân vật; vai trò, vị trí của nhân vật trong tác phẩm, tỏ ý hành động và đưa ra lời khuyên. - Đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ bài thơ: Ví dụ: Phần kết bài khi phân tích nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Tóm lại, truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong mọi người hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan. Phương Định, tuy chỉ là một ngôi sao bé nhỏ, nhưng sẽ luôn tỏa sáng, sáng lấp lánh trên bầu trời Việt Nam. Các cô mãi là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến. Vẻ đẹp của Phương Định như gợi nhắc ở người đọc về những hy sinh mất mát của cả dân tộc trong chiến tranh. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần tích cực học tập để góp phần mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Trên cơ sở lý thuyết về kiểu bài, giáo viên vận dụng linh hoạt để hướng dẫn học sinh làm dàn ý cho từng kiểu bài cụ thể, thực hành tạo lập văn bản hoàn chỉnh dựa trên dàn ý đã lập. Việc thường xuyên thực hành tạo lập văn bản sẽ rèn cho học sinh có kỹ năng về kiểu bài, nắm được trình tự tạo lập văn bản nghị luận. Việc đảm bảo ý, cấu trúc của bài văn nghị luận cũng là cách nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trong các nhà trường. IV. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐEM LẠI: - Khi học sinh có kiến thức và kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận, các em sẽ có được sự tư duy logic trong nói viết. Các vấn đề về xã hội sẽ được các em trình bày một cách ngắn gọn rõ ràng và có tính thuyết phục cao đối với người đọc, người nghe. - Hiểu được lập luận, các phép lập luận trong văn bản nghị luận sẽ hình thành ở các em thói quen liên hệ thực tế khi trình bày các vấn đề có liên quan đến học thuật. - Việc dạy học Ngữ văn đúng phương pháp không chỉ giảm bớt áp lực về môn học cho học sinh mà còn khắc phục được phần nào thói lười học văn, chán học văn hiện nay của học sinh - Thực tế qua các kỳ kiểm tra của năm học 2012 - 2013 cho thấy môn Ngữ văn của nhà trường nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể là: - Môn Ngữ văn 6 đạt 80 % xếp thứ 8/21 đơn vị - Môn Ngữ văn 7 đạt 89% xếp thứ 5/21 đơn vị trường. - Môn Ngữ văn 8 đạt 95 % xếp thứ 4/ 21 đơn vị trường. - Môn Ngữ văn 9 đạt 82 % xếp thứ 7/21 đơn vị trường. Riêng phòng chấm chéo huyện đạt 86 % xếp thứ 4/21 đơn vị trường. Trong kỳ thi vào 10 THPT 2013, môn Ngữ văn 9 của trường xếp thứ 2/21 đơn vị trong huyện. Trên đây là những định hướng của bản thân về phương pháp dạy học kiểu văn bản nghị luận được rút ra trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên việc vận dụng phương pháp dạy học có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi giáo viên, đối tượng học sinh ở từng địa phương Vì thế trong quá trình dạy học, mỗi giáo viên cần linh hoạt trong việc thiết kế bài giảng, linh hoạt sử dụng phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, phát huy tối đa khả năng tìm tòi sáng tạo của học sinh trong giờ học, chắc chắn chúng ta sẽ có được những thành công. V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: Tôi hy vọng rằng, trong những năm học tới phòng giáo dục đào tạo sẽ tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hiệu quả hơn nữa để chúng tôi có được những phương pháp dạy học hay, hiệu quả. Xin trân trọng cảm ơn! Thọ Nghiệp ngày 15 tháng 3 năm 2014 Người viết sáng kiến: Trần Văn Quang CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận, đánh giá, xếp loại) (ký tên, đóng dấu) PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO - TẠO (xác nhận, đánh giá, xếp loại) Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu tập huấn chuyên môn do Phòng giáo dục đào tạo tổ chức. 2. Tài liệu về phương pháp dạy học Ngữ văn theo chương trình đổi mới. 3. Tài liệu hướng dẫn việc dạy học Ngữ văn theo chuẩn kiến thức kỹ năng. 4. Tham khảo kiến thức về kiểu bài Nghị luận văn học trong SGK; sách Giáo viên Ngữ văn 9. 5. Thư viên Violet – thư viện dành cho cộng đồng giáo viên Việt Nam. 6. Tham khảo các thành viên trong tổ KHXH trường THCS Thọ Nghiệp - Xuân Trường - Nam Định.

File đính kèm:

  • docSKKN Day van Nghi luan.doc