Tiết 55 Chuẩn mực sử dụng từ

a. Kiến thức:

- Hiểu được các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi dùng từ.

- Tích hợp với phần văn và tập làm văn.

b. Kĩ năng:

- Sử dụng từ chuẩn mực khi nói và viết.

c. Thái độ:

- Tránh thái độ cẩu thả khi dùng từ.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 55 Chuẩn mực sử dụng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ha , sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa , tinh tế , giàu cảm xúc và hình ảnh. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tuỳ bút – hồi kí- áng văn xuôi giàu chất trữ tình , man mác như một bài thơ buồn, có phần da diết , khắc khoải hơ n Thạch Lam, Nguyễn Tuân, vì hoàn cảnh và tâm sự riêng biệt của tác giả. c. Thái độ: Tình yêu thiên nhiên, yêu mùa xuân. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ. Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 4.2) Kiểm tra bài cũ: Hãy chứng minh rằng Sài Gòn là một thành phố trẻ và đầy sức sống?(8đ) KT tập soạn của HS. ( 2đ) 4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Đọc – tìm hiểu chú thích. . Đọc: Rõ ràng, mạch lạc chú ý giọng chậm rãi , sâu lắng, mềm mại , hơi buồn . Đặc biệt chú ý giọng đọc phù hợp với câu cảm. Gọi học sinh đọc chú thích, giáo viên nhấn mạnh những điểm quan trọng. Tác giả: Tên thật: Vũ Đăng Bằng, từng sống nhiều năm ở Hà Nội, sau 1954 lại sống và viết ở sài Gòn, ông là một nhà văn , nhà báo nổi tiếng về truyện ngắn , bút kí , tuỳ bút Giới thiệu chân dung Vũ Bằng và cuốn sách Thương nhớ mười hai .Thương nhớ mười hai (1960-1971) được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ Bằng. Trong những năm chiến tranh và chia cắt đất nước , sống ở Sài Gòn , nhà văn đã gửi vào trang sách nỗi niềm nhớ thương da diết, quặn xót về đất Bắc, về Hà Nội về gia đình với lòng mong mỏi đất nước hoà bình, thống nhất . “Mùa xuân của tôi” là đoạn trích trong bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt bài tuỳ bút đã tái hiện tài tình không khí, cảnh sắc một vài phong tục văn hoá đất Bắc và Hà nội trong những ngày tháng giêng đầu xuân qua nỗi lòng thương nhớ của tác giả Giải thích từ khó: Học sinh đọc chú thích , GV lựa chọn từ giải thích Non: núi, Oáng điếu: Tẩu hút thuốc lá rời Ra ràng: ( thường chỉ dùng để nói về loài chim) : đủ lông cánh, bắt đầu có thể bay ra khỏi tổ .Ở đây tác giả dùng để nói về bướm, bướm non mới ra khỏi kén - Hãy nêu bố cục của văn bản ? Bố cục: Gồm 3 phần: Đọan 1: Từ đầu………….mùa xuân: tình cảm của con người với mùa xuân là quy luật tất yếu , tự nhiên. Đoạn 2: Tôi yêu sông xanh……….liên hoan: Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người. Đoạn 3: phần còn lại: Cảnh sắc của đất trời mùa xuân từ sau khoảng ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc. - Tìm đại ý bài văn? Bài tuỳ bút đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ơ ûHà Nôi và miền Bắc qua nỗi nhớ da diết của một người xa quê. Thể loại: Kí – tuỳ bút mang tính chất hồi kí. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. @ Học sinh đọc lại phần 1.: Tình yêu tháng giêng – mùa xuân con người – quy luật của tự nhiên - Biện pháp nào đã được sử dụng ở đây? Hiệu quả của nó? Biện pháp: Điệp từ , điệp ngữ , điệp kiểu câu. Cách viết tạo cho hơi văn ,giọng văn cái duyên dáng mà vẫn không kém phần mạnh mẽ như muốn tranh luận , biện bác với ai đó, cốt để khẳng định cái quy luật rất đỗi tự nhiên , tất yếu của tình cảm con người : yêu mến mùa xuân, yêu tháng giêng – tháng đầu tiên của mùa xuân – mùa tình yêu , hạnh phúc và tuổi trẻ , đất trời và lòng người. GV chuyển: Đó là lí do căn bản khiến tác giả mê luyến mùa xuân => Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc –Hà nội. Hoạt động 3: Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc –Hà nội GV gọi học đọc phần 2 - Tại sao tác giả lại mở đầu đoạn bằng câu Mùa xuân của tôi? Cảnh vật thiên nhiên không khí mùa xuân được nhớ lại , gợi lại từ những chi tiết , hình ảnh còn lắng đọng nhất , sâu sắc nhất. Đó là mùa xuân riêng trong hồi ức của người xa sứ cho nên đó là mùa xuân rất riêng , mùa xuân của tôi , trong lòng tôi. Cho nên, tác giả mở đầu đoạn văn bằng câu Mùa xuân của tôi là lí do có lí và phù hợp tâm trạng. Thảo luận nhóm: - Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc được nhớ lại như thế nào? Những hình ảnh chi tiết nào là đặc trưng, tiêu biểu nhất? Em thích nhất hình ảnh , chi tiết nào? Hình ảnh rất tiêu biểu của mùa xuân tháng giêng: …mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh , có tiêng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa , có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng . Cái rét ngọt ngào chứ không tê buốt căm căm nữa… Không còn gì tiêu biểu hơn về mùa xuân tháng giêng nơi đất Bắc. Cảnh sắc thiên nhiên lọc qua trí nhớ qua thời gian bỗng trở nên lung linh huyền ảo , mơ màng như trong mộng. Cảnh trong nhà: Trầm , đèn nến, bàn thờ tổ tiên với bầu không khí đoàn tụ gia đình êm đềm , ấm cúng những ngày sau tết. - Tình cảm , tâm trạng của tác giả với quê hương xa cách , với Hà Nội được thể hiên trong giọng văn hơi văn như thế nào? Mùa xuân thần thánh làm con người muốn phát điên. Ngồi yên không chịu được “ Nhựa sống…………….cái lá nhỏ li ti” . Sự sống của con người căng lên, tim dường như trẻ hơn , đập mạnh hơn. Con người sống lại và thèm khát yêu thương thật sự. Bằng nhiều cách , suy tưởng và hồi nhớ trong tình cảm và tâm trạng buồn xa , bồi hồi …đã bao nhiêu năm trôi qua , xa cách cả về không gian và thời gian , nhưng nhớ mùa xụân tháng giêng là cái mang mang rạo rực , xôn xao ấm áp lại hiện về , sống lại trong lòng . Không phải chủ yếu là cảnh mà là hồn của cảnh, đặc biệt là tâm trang của con người. Giọng văn tả- kể- biểu cảm rất nhịp nhàng, hài hoà trôi chảy tự nhiên theo dòng cảm xúc miên man của người viết. Hoạt động 4: Cảnh sắc và hương vị mùa xuân Bắc Việt- Hà Nội trước và sau ngày rằm tháng giêng. Gọi học sinh đọc đoạn cuối, lắng đọng và tự cảm nhận Học sinh thảo luận các câu hỏi: - Có gì khác giữa cảnh sắc và hương vị của mùa xuân Hà Nội – Bắc Việt trước và sau ngày rằm tháng giêng? - Cảnh sắc đó được nhớ lại theo trình tự nào? Đặc điểm của cách kể và tả này? - Cảnh sắc nào làm em thích thú nhất vì sao? GV chốt: Cảm nhận tinh tế kết hợp với cách diễn đạt độc đáo thấm đượm tình yêu thương đậm đà và khắc khoải vì xa cách quá lâu mà chưa trở về đã tạo nên một vẻ đẹp và sức hấp dẫn của đoạn văn. Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết - Nêu nội dung và nghệ thuật chính của văn bản? @Học sinh trao đổi nhóm -- > Đại diện nhóm trình bày @Giáo viên chốt lại các ý sau: Bài tuỳ bút biểu lộ chân thực và cụ thể tình cảm quê hương đất nước , lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế nhạy cảm , ngòi bút tài hoa của tác giả. Hoạt động6: Hướng dẫn luyện tập @ Học sinh đọc phần luyện tập SGK. Nhóm1,2,3 bài tập 2 Nhóm 4,5,6 bài tập 3 Học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi - Nhóm trưởng trình bày. GV nhận xét , bổ sung. -> So với thủ đô Hà Nội, Huế, Hải Phòng…hay nhiều thành phố khác trên đất nước ta, nét nổi bật của Sài gòn là sự trẻ trung. Tác giả so thành phố với tuổi mình, so với 5000 tuổi của đất nước để nhấn mạnh rằng đó là thành phố vẫn còn xuân chán! Lại so với cây tơ đương độ nõn nà, sung mãn- vẻ đẹp của cô gái phương nam đương tuổi dậy thì. So sánh khá đa dạng và khá bất ngờ có tác dụng tô đậm cái trẻ trung của Sài Gòn. I/ Đọc, , tìm hiểu chú thích: 1. Tác giả: Tên thật: Vũ Đăng Bằng. 2.Tác phẩm: “Mùa xuân của tôi” là đoạn trích trong bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt . II/ Đọc- Tìm hiểu văn bản 1) Tình yêu tháng giêng – mùa xuân con người – quy luật của tự nhiên Biện pháp: Điệp từ , điệp ngữ , điệp kiểu câu. 2.Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc –Hà nội: -Chi tiết , hình ảnh còn lắng đọng mùa xuân riêng trong hồi ức của người xa sứ cho nên đó là mùa xuân rất riêng , mùa xuân của tôi , trong lòng tôi. - Hình ảnh rất tiêu biểu của mùa xuân tháng giêng. -Bằng nhiều cách , suy tưởng và hồi nhớ trong tình cảm và tâm trạng buồn xa , bồi hồi. Giọng văn tả- kể- biểu cảm rất nhịp nhàng, hài hoà trôi chảy tự nhiên theo dòng cảm xúc miên man của người viết. 3.Cảnh sắc và hương vị mùa xuân Bắc việt- Hà Nội trước và sau ngày rằm tháng giêng: - Quan sát tinh tế nhạy cảm. Oâng là người hiểu tường tận thiên nhiên, biết trân trọng sự sống và biết yêu quý cái đẹp. Ghi nhớ: (SGK/178) III/ Luyện tập: (SGK/178) Đọc diễn cảm bài văn. Tìm câu văn, thơ hay về mùa xuân. Viết đoạn văn. 4.4) Củng cố, luyện tập: Từ “ trời đất” là loại: Từ ghép chính phụ. Từ ghép đẳng lập. Từ “ lành lạnh” thuộc kiểu từ láy nào? A.Từ láy toàn bộ. B. Từ láy bộ phận. 4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà: Học thuộc bài học, ghi nhớ . Làm các câu hỏi sách giáo khoa, vở bài tập. Soạn :Chuẩn mực sử dụng từ. + Xem việc sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả, sử dụng từ đúng nghĩa, sử dụng có sắc thái biểu cảm… + Làm bài tập phần luyện tập vào tập bài soạn. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 16.doc
Giáo án liên quan