Tiết 53: Tiếng Gà Trưa Xuân Quỳnh

a. Kiến thức:

 Giúp học sinh

- Cảm nhận vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ.

b. Kĩ năng:

 -Rèn kĩ năng phân tích các nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

 c. Thái độ:

- Giáo dục tình bà cháu. Tình yêu quê hương đất nước.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 18795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 53: Tiếng Gà Trưa Xuân Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-> Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ và tình cảm trân trọng yêu quý bà của một đứa cháu. HS chọn đúng: B. 3. Tiếng gà trưa và những suy nghĩ về cuộc chiến. - Mục đích chiến đấu là Vì xóm làng, vì đất nước, vì bà, vì tiếng gà thân thuộc. -Tình yêu bà đã khắc sâu, tô đậm thêm tình yêu đối với quê hương, đất nước. - Nghệ thuật: Điệp ngữ. *Ghi nhớ SGK/151 III/ Luyện tập: 1. Đọc thuộc lòng. 2. Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ. 4.4) Củng cố, luyện tập: Điệp ngữ “ Tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại trong bài thơ theo dạng nào? Điệp ngữ nối tiếp. Điệp ngữ cách quảng. Điệp ngữ chuyển tiếp. * D. Điệp ngữ vòng. 4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà: Nhắc lại ghi nhớ. Học bài: Thuộc đoạn em thích, ghi nhớ. Hoàn chỉnh vở bài tập. Soạn bài: Điệp ngữ. + Thế nào là điệp ngữ? + Tác dụng của điệp ngữ? + Các dạng điệp ngữ? Chuẩn bị câu trả lời trong vở bài tập. 5. Rút kinh nghiệm: Điệp Ngữ Truền Tiết: 55 Ngày dạy:1/12/2007 1. Mục tiêu cần đạt: a.Kiến thức: Giúp học sinh Hiểu được và cảm nhận thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng điệp ngữ khi cần thiết, rèn kĩ năng viết đoạn có phép điệp ngữ nhằm nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc hoặc gợi cảm xúc. c. Thái độ: Giáo dục ý thức viết đoạn có phép điệp ngữ, tránh nhằm lẫn với lỗi lặp từ. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ. Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 7A2 7A3 7A7 4.2) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em. 4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Trong những văn bản mà ta đã học, có những từ ngữ được lặp đi lặp lại với một dụng ý nào đó. Điều đó sẽ gây sự chú ý, một ấn tượng sâu sắc về tác phẩm. Những từ ngữ được lặp lại đó có phải là lỗi lặp không? Hôm nay, chúng ta tìm hiểu vấn đề này. Hoạt động 1: *Đọc khổ thơ đầu và cuối của bài thơ Tiếng gà trưa. - Trong khổ thơ có từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? -> Từ “nghe” và từ “Vì”. - Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì? -> Nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa. Từ “Vì” nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ (vì kỉ niệm những ngày thơ ấu, vì bà vì quê hương tổ quốc) - Tìm hiểu thêm một ví dụ có những từ ngữ được lặp lại trong các văn bản đã học? -> Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín … Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt trên vai … - Phân tích các từ ngữ được lặp lại? @Chốt lại: lặp lại nhằm nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc gợi cảm xúc. - Em hiểu thế nào là điệp ngữ? Trả lời theo ghi nhớ SGK @Có thể cho ví dụ về lỗi lặp hoặc đem bài tập 3 lên cho HS làm, xác định lỗi lặp, không có tác dụng gây ấn tượng, chú ý, không có dụng ý. HS so sánh với phép điệp ngữ. @Củng cố về điệp ngữ cho HS tránh nhằm lẫn với lỗi lặp. *Ghi nhớ SGK/152 Hoạt động 2: @Dùng bảng phụ ghi ví dụ a và b SGK/152. *Đọc ví dụ. - So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai ví dụ trên bảng. Tìm đặc điểm của mỗi dạng? -> Trong khổ thơ đầu bài tiếng gà trưa từ “ nghe” lặp lại các tiếng đầu trong mội dòng thơ. Đó là điệp ngữ cách quãng. Khổ thơ ví dụ a : Lặp các từ nối tiếp nhau trong dòng thơ, như thế là điệp ngữ nối tiếp. Khổ thơ b : các từ ngữ cuối câu trước được lặp lại ở đầu của câu thơ sau. Đó là cách điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) - Có mấy dạng điệp ngữ? Nêu đặc điểm của mỗi dạng? *Tìm thêm một số ví dụ điệp ngữ và nhận dạng điệp ngữ. *Đọc ghi nhớ 2 Hoạt động 3: luyện tập @Chia bài tập cho tổ thảo luận, giới hạn thời gian. Nhóm1 : bài tập 1 å Nhóm 2: bài tập 2 Nhóm 3: bài tập 3 Nhóm 4: bài tập 4 *Đại diện tổ lên trình bày, nhận xét góp ý, chữa lỗi. @Chú ý cách diễn đạt của HS I/ Điệp ngữ và tác dụng điệp ngữ - Điệp ngữ là một từ ngữ được lặp di lặp lại trong một đoạn văn, thơ. *Ghi nhớ SGK/152. II/ Các dạng điệp ngữ: - Điệp ngữ có nhiều dạng: Cách quảng, nối tiếp, vòng… *Ghi nhớ SGK/152 III/ Luyện tập: Bài tập 1/153 Dự kiến câu trả lời: -Một dân tộc, dân tộc đó phải được, năm nay.-> Nhấn mạnh dân tộc rất anh dũng đứng lên chống Pháp xâm lược, khẳng định đất nước Việt Nam phải được độc lập, tự do, chủ quyền. -Trông : sự lo lắng của người nông dân, mong thời tiết thuận lợi cho việc cày cấy. Bài tập 2 : -Xa nhau : điệp ngữ cách quãng. -Một giấc mơ : điệp ngữ nối tiếp. Bài tập 3 : Việc lặp lại một số từ ngữ không có tác dụng biểu cảm mà chỉ làm cho ý của câu bị trùng lặp. HS tự chữa GV sửa lại: Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều hoa: Nào cúc, thược dược, đồng tiền, hồng và cả Lay ơn. Ngày quốc tế phụ nữ, em hái hoa sau vườn tặng mẹ. Bài tập 4 : Viết đoạn có dùng điệp ngữ. ( Bài tham khảo) Tre xung phong vào xe tăng, đại bát. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh bảo vệ con người. Tre! Anh hùng lao động. Tre! Anh hùng chiến đấu. 4.4) Củng cố, luyện tập: Kiểu điệp ngữ nào được dung trong đoạn thơ sau? Hoa dãi nguyệt nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu. Điệp ngữ cách quảng. Điệp ngữ nối tiếp. Điệp ngữ chuyển tiếp. Hai kiểu A và B. 4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà: Đọc văn bản có phép điệp ngữ Học bài : ghi nhớ. Hoàn chỉnh vở bài tập. Viết đoạn có dùng điệp ngữ. Chuẩn bị bài : Luyện nói: PBCN về tác phẩm văn học.Chuẩn bị câu trả lời trong vở bài tập. Soạn kĩ đề: PBCN về hai bài thơ của Hồ Chí Minh. Nắm kĩ bài tiết sau nói trước lớp. 5. Rút kinh nghiệm: Luyện Nói Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Tác Phẩm Văn Học Truền Tiết: 56 Ngày dạy:4/12/2007 1. Mục tiêu cần đạt: a.Kiến thức: Giúp học sinh Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học. c. Thái độ: Giáo dục ý thức về các tác phẩm văn học. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ. Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 7A2: 7A3: 7A7: 4.2) Kiểm tra bài cũ: ( Tiết trước viết bài viết số 3). KT việc chuẩn bị bài của HS. 4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1: GV ghi đề. Gọi HS đọc đề SGK/154. GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý. Đọc bài thơ em hình dung, tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả Hồ Chí Minh như thế nào? Chi tiết nào em thấy hứng thú nhất vì sao? @Nhắc lại yêu cầu của tiết tập nói. -Nói to, rõ ràng, mạch lạc, tự tin, diễn cảm. -Nói đúng nội dung: phát biểu cảm nghĩ về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng. @Phân bài tập theo nhóm. -Tổ 1 : Phát biểu phần mở bài Rằm tháng giêng. -Tổ 2 : Phát biểu phần kết bài. -Tổ 3 : Phát biểu hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya. -Tổ 4 : Phát biểu hai câu cuối của bài Cảnh khuya. GV chia tổ cho HS lần lượt tự phát biểu với nhau trong tổ. GV gọi một số HS lên phát biểu trước lớp và nhận xét cho điểm. 1/ Đề: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. 2/ Dàn bài: a) Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm: + Cảnh khuya là một bài thơ … + Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào thới kì … - Giới thiệu ấn tượng cảm xúc của mình: + Đọc bài Cảnh khuya em thấy một bức tranh thiên nhiên hiện ra trong tâm trí … + Bài Cảnh khuya thật thú vị … b) Thân bài: - Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nhận chung về hình ảnh trong bài ( Phong cảnh, tâm hồn). - Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nghĩ theo từng câu thơ. Ở đây nên vận dụng các biện pháp liên tưởng, tưởng tượng, so sánh … c) Kết bài: Có thể kết bài theo những cách sau đây: - Bài thơ cho ta thấy Bác Hồ là một nhà cách mạng, một nhà thơ … - Qua bài thơ, ta thấy Bác Hồ là một con người lạc quan, yêu đời … - Đọc bài thơ, ta thấy Bác Hồ là một nghệ sĩ biết yêu cái đẹp và sáng tạo cái đẹp cho đời … 4.4) Củng cố, luyện tập: Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học có mấy phần? Có 3 phần: MB: Giới thiệu tác phẩm, tác giả và hoàn cảnh tiếp xúc. TB: Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. KB: Aán tượng chung về tác phẩm. 4.5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học bài và xem lại bài. Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? Làm bài tập hoàn chỉnh. Ôn tập về bài văn biểu cảm. Soạn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm. + Đọc văn bản. Tìm hiểu tác phẩm, tác giả. + Tìm bố cục bài văn + Đọc và trả lời câu hỏi SGK/162. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 14.doc
Giáo án liên quan