Đề tài Tổ chức thực hiện các chức năng quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia

 Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới nhằm hướng tới chiến lược con người. Trong chiến lược đào tạo con người, nhà trường bao giờ cũng đóng vai trò trung tâm và chủ đạo. Ở các nước phát triển, các nhà lãnh đạo đất nước luôn luôn chú ý đầu tư xây dựng những trường học tốt nhất, hiện đại và thuận lợi nhất phục vụ chiến lược đào tạo con người. Và những thành công trong chiến lược đào tạo con người lại thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển mạnh mẽ.

 Ở Việt Nam, nền giáo dục quốc dân hình thành và phát triển trong những bối cảnh hết sức khó khăn của hai cuộc chiến tranh, rồi hậu quả chiến tranh nặng nề, đã kìm hãm bước phát triển của giáo dục. Vì thế nền giáo dục của chúng ta còn

“ thiếu” và “yếu” cả về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên và chất lượng giáo dục. Nền giáo dục Việt Nam nối chung và các nhà trường Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế và bất cập so với sự phát triển của nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức thực hiện các chức năng quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn thiện, hiện đại…”. Trên cơ sở đường lối của Đảng, Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng trường học đạt chẩn Quốc gia. Ngày 5 tháng 7 năm 2001, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 27/2001/QĐ-BGD & ĐT và Qui chế xét công nhận trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. Quyết định 27/2001/QĐ-BGD & ĐT và Qui chế xét công nhận trường THCS đạt chuẩn Quốc gia đã định ra những tiêu chí cụ thể cho sự phát triển của giáo dục THCS, là một mốc quan trọng trên chặng đường giáo dục THCS tiến dần tới mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong thời kì CNH-HĐH đất nước 1- Công tác quản lý Trong công tác xây dựng trường THCS đạt chẩn Quốc gia, vai trò của quản lý là hết sức quan trọng. Khoa học quản lý đã chỉ ra các vai trò cơ bản của công tác quản lý. Vận dụng vào công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, quản lý có các vai trò: - Thứ nhất: Làm cho mọi thành viên trong nhà trường thấy rõ mục tiêu, hướng đi của nhà trường, từng bước hoàn thành các tiêu chí của trường chuẩn và đạt mục tiêu xây dwngj trường chuẩn. - Thứ hai: Sử dụng tốt các nguồn lực ( nhân lực, vật lực, tài lực) nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp hoàn thành mục tiêu xây dựng trường chuẩn. - Thứ ba: Khắc phục những khó khăn, thách thức, tận dụng những cơ hội, những tác động tích cực để đạt được và giữ vững mục tiêu trường chuẩn. Các chức năng của công tác quản lý Khoa học quản lý chỉ ra 4 chức năng cơ bản của quản lý đó là: +) Kế hoạch hoá: Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định mục tiêu mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và con đường,biện pháp cách thức để đạt mục tiêu, mục đích đó. Nội dung của kế hoạch hoá gồm: - Xác định mục tiêu của tổ chức - Xác định và đảm bảo các nguồn lực. - Quyết định các biện pháp để đạt mục tiêu +) Tổ chức: Đó là tập hợp các bộ phận(đơn vị các nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá,có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định,nhằm đạt mục tiêu của quản lý. Nội dung của chức năng tổ chức gồm: -Quá trình hình thành cấu trúc(Các phòng ban tổ)và các quan hệ giữa các quan hệ và các thành viên. -Phối hợp điều phối các nguồn lực và nhân lực -Xác định rõ chức năng của từng phòng, ban, tổ. +)Chỉ đạo: Chỉ đạo là huy động lực lượng vào thực hiện kế hoạch,là điều hành mọi công việc nhằm đảm bảo cho hệ thống vận hànhthuận lợi. Nội dung của chức năng chỉ đạo gồm: - Nắm quyền chỉ huy điều hành mọi công việc - Điều chỉnh uốn nắn, sửa đổi kịp thời. - Động xuyên thường xuyên và kịp thời. +) Kiểm tra: Kiểm tra là một năng của quản lý nhằm đánh giá đúng thực trạng của hệ thống. Trên cơ sở ấy người quản lý có những quyết định điều chỉnh một cách tối ưư nhất. Nội dung của chức năng kiểm tra gồm: -Xá định những chuẩn mực của hoạt động. -Đối chiếu đo lường kết quả, sự thành đạt so vớichuẩn mực đã đề ra. -Tiến hành điều chỉnh những sai lệch -Hiệu chỉnh sửa lại chuẩn mực nếu cần. Bốn chức năng của quản lý quy định lẫn nhau,chức năng này là tiền đề của chức năng tiếp sau,tạo nên một vòng khép kín của quá trình quản lý trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. 2-Trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. a- Mục đích xây dựng trường THCS Đạt chuẩn Quốc gia. Trong quá trình phát triển của nhân loại,sự phát triển kinh tế- xã hội bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển giáo dục và đào tạo. kinh tế- xã hội phát triểncàng cao, càng đòi hỏi Giáo dục đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời nó cũng tạo điều kiện về vật chất và ngân sách cho Giáo dục phát triển.Ngược lại Giáo dục phát triển sẽ kích cầu kinh tế- xã hội phát triển mạnh mẽ hơn. Hiện nay nhân loại đã bước sang một thời đại mới- Thời đại văn minh trí tuệ, thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn với nền kinh tế tri thức. Sự phát triển kinh tế- xã hội của loài người đã tạo cho Giáo dục cơ hội tốt nhất để phát triển.Một hệ thống Giáo dục chính quy, hiện đại được hình thành thành và ngày càng phát triển.Hệ thống giáo dục ấy đã đào tạo ra một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Từ đó lại thúc đẩy kinh tế xã hội không ngừng phát triển lên. Quay trở lại Việt Nam, như chúng ta đã biết hơn một ngàn năm Bắc thuộc,và ngót một trăm năm cai trị của thực dân Phápđã dìm dân ta trong đó nghèo và lạc hậu,cách mạng tháng tám năm 1945 thành công chưa lâu, nước Việt Nam Dân Chủ cộng Hoà non trẻ mới thành lập lại cùng dân tộc tiếp tục đi qua hai cuộc chiến tranh đẫm máu với bao đau thương và đổ vỡ.Tuy nhiên vơíu ý trí phi thường của một dân tộc anh hùng, chúng ta đã nhânh chóng khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh, từng bước phát triển. Nghị quyết X của Đảng đã xác định: "Muốn thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước, đòi hỏi phải nâng cao dân trí, đào tạo nguuồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài".Giáo dục Việt Nam đang có nhiều cơ hội cũng như đang đứng trước những thách thức to lớn.Cùng một lúc nền Giáo dục Việt nam phải thực hiện ba nhiệm vụ chiến lược về con người. Nói đến chiến lược con người trước hết phải nới đến chiến lược Giáo dục- Đào tạo. Mục đích của Giáo dục- Đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài trên cơ sở hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ, nhân cách là nền tảng dân trí, nhân lực và nhân tài.Nó là mục tiêu tổng quát của GD,là chức năng của nhà trường các cấp trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Một con đường cơ bản để tăng nhanh trình độ dân trí, tạo nguồn nhân lực,nảy sinh nhân tài là con đường Giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ.Phát triển nhân cách là để phát triển nguồn nhân lực,nó có ý nghĩa quyết định sự phát triển của đất nước, hoàn thành nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước.Phát triển con người là phát triển sức khoẻ, đạo đức, trí tuệ,kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp của từng con người, của cả thế hệ.Phát triển con người là phát triển toàn bộ nhân cách và ừng bộ phận trong cấu trúc nhân cách,phát triển năng lực vật chất, năng lực tinh thần, tạo dựng tay nghề của mỗi cá nhân. Khi con người được nđặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế- xã hội thì hình thành nhân cách và phát triển nguồn nhân lực là hai mặt quan trọng trong chiến lược GD&ĐT của Việt Nam.Khi nguồn nhân lực phát triển về chất cùng với sự phát triển của cơ chế chính sách và các nguồn lực khác sẽ tạo ra bước phát triển mới của kinh tế- xax hội theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Trong các quan điểm chỉ đạo GD&ĐT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập Quốc tế sâu và đầy đủ, Đảng ta nhấn mạnh việc "Đào tạo nhân lực trên cơ sở phát riển nhân cách". Vậy nhân cách con người Việt nam trong thời kỳ CNH-HĐH đất nướccần phải phấn đấu theo định hướng giá trị cơ bản như: - Thứ nhất: Đó là con người có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao thực hiện CNH-HĐH đất nước, đưa đất nước khỏi nghèo nàn lạc hậu bằng vị trí, tài năng trí tuệ của con người, bằng khoa học và công nghệ, con người có ý thức vươn lên vì bản thân và tiền đồ, tương lai của xã hội công nghiệp. - Thứ hai: Đó là con người đậm đà bản sắc dân tộc, có tình yêu quê hương đất nước, yêu độc lập tự do, tự hào dân tộc, tinh thần tự lực tự cường, có tinh thần hoà hợp, hoà bình, hữu nghị. - Thứ ba: Đó là con người có bản chất nhân văn, nhân đạo trong quan hệ người với người,con người có ý thức cộng đồng có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước gia đình và bản thân, có quan hệ tình nghĩa, tinh thần tự chủ coi trọng chữ tín. - Thứ tư: Đó là con người khoa học, ham học hỏi, cầu tiến bộ,có ý thức nghiên cứu khoa họcvà phát triển cao về trí tuệ,có tư duy tổng hợp linh hoạt, sáng tạo tiếp thu cái mới phù hợp, khai thác di sản văn hoá dân tộc và nhân loại làm phong bphú đời sống tinh thần, văn hoá dân tộc Việt Nam. -Thứ năm: Đó là con người công nghệ có tay nghề cao,làm việc có tinh thần trách nhiệm và hiệu quả, có đầu óc quản lý kinh doanh,tiết kiệm,có ý thức làm giàu chính đáng cho mình và cho nhà nước, có tác phong công nghiệp và khả năng thích ứng cao. - Thứ sáu: Đó là con người có thể lực cường tráng có kiến thức và kỹ năng rèn luyện thân thể,biết kết hợp làm việc có năng suất cao với nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, biết tổ chức cuộc sống văn hoá lành mạnh. - Thứ bẩy: Đó là con người công dân có ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, hiểu biết và tự giác chấp hành pháp luật,góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền, có ý thức về công bbằng xã hội, về dân chủ tự do,về quyền con người và bảo vệ môi trường. Bẩy mục tiêu về nhân cách nói trên của con người Việt nam đáp ứng được yêu cầu của CNH-HĐH đất nước trong thời kỳ hội nhập Quốc tế sâu và đầy đủ. Để đạt được mục tiêu về nhân cách con người Việt nam trong giai đoạn mới, Giáo dục đóng vai trò quan trọng hàng đầu và có ý nghĩa quyết định bởi: GD nhâncách là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức nhân cách. Để phát triển nhân cách thế hệ trẻ theo bẩy định hướng giá trị cơ bản như trên cần phải có môi trường giáo dục hiện đại và lành mạnh, chuẩn hoá về mọi mặt. Như vậy: Xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia là con đường tốt nhất và nhanh nhất để đạt mục tiêu giáo dục THCS và tiến tới mục tiêu của giáo dục và đào tạo bởi xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia tạo điều kiện để phát triển toàn diện tốt nhất nhân cách học sinh. b) Năm tiêu chí của trường THCS đạtnchuẩn Quốc gia. Trong bản " Quy chế công nhận trườngTrung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia" ( Giai đoạn 2001-2010) ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ- BGD&ĐT ngày 5/7/2007 của Bộ Trưởng BGD&ĐT đã quy định rõ 5 tiêu chuẩn trường THCS đạt chuẩn Quốc gia như sau: +) Điều 5: Tiêu chuẩn 1- Tổ chức nhà trường - Lớp học. - Tổ chuyên môn. - Tổ hành chính - quản trị - Các hội đồng và Ban đại diện cha mẹ học sinh - Tổ chức Đảng và các Đoàn thể +) Điều 6: Tiêu chuẩn 2- Cán bộ quản lý- Giáo viên và nhân viên. +) Điều 7: Tiêu chuẩn 3- Chất lượng Giáo dục. - Tỷ lệ học sinh bỏ học. - Chất lượng Giáo dục. - Các hoạt động - Công tác PC. +) Điều 8: Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất. +) Điều 9: Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục. C) Vai trò của Hiệu trưởng trong xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia

File đính kèm:

  • docXay dung truong THCS dat chuan Quoc gia.doc
Giáo án liên quan