I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh từ đầu năm học.
- Điều chỉnh việc học của học sinh cũng như việc dạy của giáo viên.
- Hình thành cho học sinh kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy tổng hợp.
2. Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa.
2. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 33 Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn: 09/12/2010
Tiết: 33
ÔN TẬP
Mục tiêu
Kiến thức:
- Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh từ đầu năm học.
- Điều chỉnh việc học của học sinh cũng như việc dạy của giáo viên.
- Hình thành cho học sinh kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy tổng hợp.
Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài.
Phương pháp:
- Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập các khái niệm ban đầu về chương trình và ngôn ngữ lập trình.
GV: Ngôn ngữ lập trình là gì? Chương trình dịch là gì? Việc tạo chương trình trên máy tính gồm mấy bước?
HS: Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính
Chương trình dịch là chương trình dùng để chuyển các chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.
Việc tạo ra chương trình máy tính gồm 2 bước:
+ Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình.
+ Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.
GV: Gọi nhận xét.
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét chung và rút ra kết luận cuối cùng.
GV: Thành phần của ngôn ngữ lập trình gồm có những gì?
HS: Ngôn ngữ lập trình gồm có bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình và quy tắc viết các lệnh tạo thành 1 chương trình hoàn chỉnh, thực hiện được trên máy tính.
GV: Từ khoá là gì? Nêu ý nghĩa của các từ khoá sau: Program, Begin, End.
HS: Từ khóa là các từ mà ngôn ngữ lập trình đã quy định dùng với ý nghĩa, chức năng cố định.
Program: từ khóa khai báo tên chương trình; begin: từ khóa bắt đầu phần thân chương trình; end: từ khóa kết thúc phần thân chương trình.
GV: Gọi nhận xét.
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét chung và rút ra kết luận cuối cùng.
GV: Tên trong ngôn ngữ lập trình là gì? Quy tắc đặt tên.
HS: Tên do người lập trình đặt ra phải thỏa mãn các quy tắc sau:
+ Tên khác nhau tương ứng với các đại lượng khác nhau.
+ Tên không được trùng với các từ khóa.
+ Tên không bắt đầu bằng chữ số, không được chứa dấu cách.
GV: Cấu trúc chung của một chương trình gồm mấy phần? Hãy trình bày cụ thể từng phần?
HS: trả lời.
GV: Trình bày các câu lệnh giao tiếp giữa người và máy tính. Cho ví dụ cụ thể.
HS: Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm:
Phần khai báo gồm các câu lệnh:
+ Khai báo tên chương trình.
+ Khai báo các thư viện và một số khai báo khác.
Phần thân của chương trình là phần bắt buộc gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện.
Hoạt động 2: Ôn tập các kiến thức về chương trình máy tính và dữ liệu.
GV: Dữ liệu là gì? Kiểu dữ liệu là gì?
HS: Dữ liệu bao gồm tất cả những thông tin có thể lưu trữ được trên máy tính. Dữ liệu rất đa dạng như: thông tin cá nhân, các số liệu dùng để tính toán, hình ảnh, âm thanh...
Kiểu dữ liệu xác định giá trị có thể có của dữ liệu.
GV: Gọi nhận xét.
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét chung và rút ra kết luận cuối cùng.
GV: Các kiểu dữ liệu cơ bản và kí hiệu các phép toán trong Turbo Pascal?
HS: Các kiểu dữ liệu cơ bản: integer; real; char; string. Các kí hiệu toán học trong Pascal
Kí hiệu
Phép toán
Kiểu dữ liệu
+
cộng
số nguyên, số thực
-
trừ
số nguyên, số thực
*
nhân
số nguyên, số thực
/
chia
số nguyên, số thực
div
chia lấy phần nguyên
số nguyên
mod
chia lấy phần dư
số nguyên
GV: Gọi nhận xét.
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét chung và rút ra kết luận cuối cùng.
Hoạt động 3: Ôn tập các kiến thức sử dụng biến và hằng.
GV: Nêu khái niệm biến và hằng trong ngôn ngữ lập trình?
HS: - Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.
- Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
GV: Cú pháp khai báo biến?
HS: Var :
GV: Cú pháp khai báo hằng?
HS: Const =
GV: Sự khác nhau giữa biến và hằng.
HS: Giá trị của hằng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình, còn giá trị của biến thì có thể thay đổi được trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
Bài 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH.
Thế nào là ngôn ngữ lập trình?
Chương trình dịch là gì?
Bài 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH.
Thành phần của ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
Định nghĩa từ khóa? Các từ khóa đã học.
Các quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình.
Cấu trúc chung của chương trình.
Các bước viết và chạy một chương trình trong môi trường lập trình Turbo Pascal.
Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU.
Kiểu dữ liệu là gì? Nêu tên và giá trị có thể có của từng kiểu dữ liệu đã học.
Các phép toán với dữ liệu kiểu số.
Các phép so sánh.
Bài 4 : SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH.
Biến là gì ? Cú pháp khai báo biến.
Nêu cách sử dụng biến trong chương trình.
Hằng là gì ? Cú pháp khai báo hằng.
Nêu sự khác nhau giữa biến và hằng.
Củng Cố:
Hướng dẫn về nhà:
Ôn lại các bài học lí thuyết và làm bài tập trong SGK.
Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- Ôn tap hk1.doc