- HS thực hiện được lắp ráp và kiểm tra tỷ số truyền của các bộ truyền của các bộ truyền và biến đổi chuyển động
- Rèn kỹ năng thực hành, tính khéo léo , chính xác.
- HS có thái độ tích cực trong lao động và tìm hiểu về khoa học kỹ thuật.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 31 Kiểm tra thực hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 .
Tuần 16.
Thứ … ngày…tháng….năm 200..
Kiểm tra thực hành.
Mục tiêu.
- HS thực hiện được lắp ráp và kiểm tra tỷ số truyền của các bộ truyền của các bộ truyền và biến đổi chuyển động
- Rèn kỹ năng thực hành, tính khéo léo , chính xác.
- HS có thái độ tích cực trong lao động và tìm hiểu về khoa học kỹ thuật.
Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị đồ dùng và đề kiểm tra.
HS: Ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Tiến trình kiểm tra.
GV nêu các đề bài dùng trong tiết kiểm tra.
HS nhậnđề bài bằng cách bốc đề: Bốc được đề nào thì thực hiện bài tập đó.
GV phát đồ dùng cho học sinh thực hiện bài thực hành theo đề đã bốc.
Học sinh làm bài thực hành theo cá nhân.
GV theo dõi nhận xét bài thực hành và chấm điểm.
GV công bố biểu điểm.
Đề bài.
Đề 1: Lắp bộ truyền động đai + Bộ truyền động bánh răng
Đề 2: Lắp bộ truyền động bánh răng + Bộ truyền động xích
Đề 3: Lắp bộ truyền động xích + Bộ truyền động đai
Biểu điểm - Đáp án.
Tính được tỉ số truyền trên lí thuyết: 3 điểm.
Lắp được bộ truyền chuyển động : 4 điểm.
Tính được tỉ số truyền trên thực tế: 3 điểm.
………………………………………………………
Tiết 32.
Tuần 16.
Thứ.. ngày… tháng…năm 200…
Bài 32.
Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
Mục tiêu.
Biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
Hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
Chuẩn bị.
GV:Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
Chuẩn bị các đồ dùng: Mô hình nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện. Tranh vẽ đường dây truyền tải điện năng.
HS: Đọc và tìm hiểu trước bài 32 SGK.Tìm hiểu vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Như chúng ta đã biết điện năng có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống.Nhờ có điện năng chúng ta có thể nâng cao năng suất lao đông, cải thiện đời sống. Vậy điện năng là gì? Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Khái niệm về điện năng-Sản xuất điện năng.
GV trình bày khái niệm.
GV đưa ra một số dạng năng lượng: Nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử…và hỏi:
? Con người đã sử dụng các dạng năng lượng trên như thế nào?
HS trả lời.
GV nhận xét và kết luận chung.
GV yêu cầu HS lập sơ đồ nhà máy điện nguyên tử.
GV đưa tranh vẽ các loại đường dây truyền tải và giải thích về cấu tạo cơ bản của đường dây.
? Các nhà máy điện thường được xây dựng ở đâu?
? Để đưa điện từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ người ta thường dùng các đường dây truyền tải như thế nào?
1- Khái niệm.
Năng lượng của dòng điện (công của dòng điện ) gọi là điện năng.
2- Sản suất điện năng.
Biến các dạng năng lượng trên thành nhiều dạng năng lượng khác nhau trong đó có điện năng nhờ các nhà máy điện.
Nhà máy nhiệt điện.
Năng lượng của than, khí đốt Đun nóng
Hơi nước Làm quay Tua bin Làm quay
Máy phát điện Phát Điện
Nhà máy thuỷ điện.
Năng lượng của dòng nước Làm quay Tua bin Làm quay Máy phát điện Phát Điện
3- Truyền tải điện năng.
* Đường truyền tải bao gồm: Dây dẫn điện, cột điện, sứ cách điện.
* Các nhà máy điện thường được xây dựng ở nơi giàu nguồn năng lượng.
* Truyền đến khu công nghiệp thường dùng đường dây cao áp.
* Truyền đến các khu dân cư, lớp học, thường dùng đường dây hạ áp.
Hoạt động 3: Vai trò của điện năng.
GV yêu cầu học sinh làm bài tập trong SGK.
? Điện năng có vai trtò gì trong sản xuất và đời sống?
* Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy, các thiết bị trong sản xuất và trong xã hội.
* Nhờ có điện năng mà quá trình sản xuất được tự động hoá và cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi, văn minh, hiện đại hơn.
4- Củng cố.
Học sinh đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết.
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2, 3 SGK.
Hướng dẫn về nhà.
Hoàn thành bài tập vào vở bài tập.
Đọc và chuẩn bị trước bài 33.
…………………………………………………
Hết tuần 16.
File đính kèm:
- jyfagdigfolasudfoasyifaklsd (21).doc