Sổ tay Thuật ngữ địa lý

THUẬT NGỮ ĐỊA LÍ

A

AGAT : (mã não) khoáng vật (SiO2 ở dạng ẩn tinh) có độ cứng cao (6,5) và chịu axit, thường có trong

các loại đá núi lửa và được dùng để chế tạo các bộ phận máy móc, thiết bị chịu ma sát. Agat thuộc

loại đá quý, loại đẹp có thể dùng để làm các đồ trang sức.

AHAGA : cao nguyên xếp tầng ở trung tâm hoang mạc Xahara

ALIT: thuật ngữ có nhiều cách hiểu khác nhau:

1. Sản phẩm phong hoá hoá học có thành phần chủ yếu là các hydrat của ôxyt nhôm (Al2O3)

(theo Haratxôvich 1927)

2. Các đá trầm tích có tương quan trọng lượng các thành phần AL2O3/SiO2> 1. Nếu có lượng

Fe2O3 bằng hoặc lớn hơn Al2O3thì g ọi là Pheralit (theo Malapkina 1937)

pdf100 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay Thuật ngữ địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông với biển, hoặc đại dương là cửa vịnh. Thông thường, vịnh có cửa hẹp, nhưng cũng có những vịnh có cửa mở rộng như : vịnh Thái Lan, vịnh Ghinê v.v...Vịnh nhỏ gọi là vũng. VỎ TRÁI ĐẤT : lớp vỏ cứng ngoài cùng của Trái Đất, có độ dày từ 15 đến 70km, tối đa đến 100km. Chỗ dày nhất là ở những nơi có núi cao trên bề mặt Trái Đất. Chỗ mỏng nhất là ở đáy biển. Lớp vỏ Trái Đất có hai lớp : bên ngoài là lớp granit, gồm các loại đá nhẹ (tương tự như đá granit), còn bên trong là lớp badan, gồm các loại đá có tỉ trọng lớn hơn (tương tự như đá badan). VOI TAI TO : giống voi sống ở châu Phi có hai tai to hơn tai giống voi sống ở châu Á. VÒI RỒNG : cột nước bị hút lên cao do xoáy lốc trong khí quyển. VÒNG CỰC : (cực quyền) vòng vĩ tuyến song song với xích đạo ở vĩ độ 66o 33' , nơi giới hạn của vùng cực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ liền vào ngày hạ chí ( 22/6) và đông chí (22/12) . Trên Trái Đất có vòng cực Bắc ở bán cầu Bắc và vòng cực Nam ở bán cầu Nam. Vòng cực cũng là giới hạn lí thuyết của hai đới nhiệt : ôn đới và hàn đới. VÒNG ĐAI LỬA THÁI BÌNH DƯƠNG : khu vực phân bố núi lửa theo hình một vòng đai quanh bờ Thái Bình Dương, bao gồm hàng nghìn núi lửa đã tắt hoặc còn đang hoạt động. Vòng đai này kéo dài dọc theo bờ tây châu Mĩ ( từ đảo Đất Lửa đến bán đảo Alaxca), sau đó tiếp tục trên các quần đảo Alêut, Nhật Bản, Philippin, Xơnđa và Niu Ailen. Theo thuyết kiến tạo mảng thì vòng đai núi lửa này là hệ quả của sự tiếp xúc các mảng lục địa. Các khu vực này không chỉ có nhiều núi lửa, mà còn là nơi hình thành các dãy núi uốn nếp và thường xuyên xảy ra các trận động đất lớn. VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC : (vòng quay của nước) vòng vận chuyển của nước từ thể lỏng ở trên mặt các hồ, ao, sông, biển...thành hơi nước. Hơi nước bốc lên cao, đọng lại thành mây. Mây bay vào đất liền, gặp lạnh, rơi xuống thành mưa. Nước mưa chảy trên mặt đất, rồi lại trở về các hồ, ao, sông, biển tạo thành một vòng tròn khép kín. Vòng tuần hoàn của nước là một vòng quay bất tận, Nhờ sự vận chuyển liên tục của nước, mà có sự điều hoà nhiệt, ẩm giữa đại dương và lục địa, giữa các vùng ẩm ướt với các vùng khô hạn, làm cho sự sống trên bề mặt Trái Đất phát triển được thuận lợi. VÔNPHRAM : X. Tungxten. VỐN ĐẦU TƯ : tiền bạc hoặc tài sản ban đầu bỏ ra để xây dựng các cơ sở sản xuất hoặc tổ chức kinh doanh. VŨ LƯỢNG KẾ : X. Thùng đo mưa . VÙNG BIỂN ĐẶC QUYỀN VỀ KINH TẾ : vùng biển của một quốc gia ven biển, được quy định có chiều rộng không vượt quá 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. Vùng này có quy chế pháp lí riêng, trong đó các quyền của quốc gia ven biển được dung hoà với các quyền tự do về biển cả. Ví dụ: về thăm dò, nghiên cứu, khai thác tài nguyên thì chỉ riêng nước ven biển có chủ quyền, nhưng ngược lại, nước ven biển cũng phải tôn trọng các quyền tự do hàng hải và tự do đặt dây cáp, đặt ống dẫn dầu ngầm của các nước khác. Tất nhiên khi thực hiện những quyền tự do này trong vùng đặc quyền về kinh tế của nước ven biển, các nước ngoài phải tôn trọng những luật lệ của nước chủ nhà và luật pháp quốc tế nói chung. VÙNG CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU : (Export Processing zones) vùng công nghiệp được hưởng những quyền lợi ưu đãi như : giảm miễn thuế hoặc không có hàng rào thuế quan v.v...Đây cũng là một hình thức mở cửa của các nước đang phát triển, nhằm thu hút vốn đầu tư, nhập khẩu khoa học, kĩ thuật, công nghệ và giải quyết vấn đề dư thừa nhân lực. VÙNG ĐẤT CAO : bộ phận trên đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 200 đến 500m. Trong địa mạo học, loại địa hình này ở ôn đới được gọi là : bình nguyên cao. VÙNG LẶNG GIÓ : các vùng có vị trí nằm trên đường xích đạo và hai chí tuyến Bắc, Nam. Ở đây khí áp hoặc thấp (xích đạo) hoặc cao (chí tuyến), nên về nguyên tắc, không khí chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng, không có gió thổi trên mặt đất theo chiều nằm ngang. Các vùng này biểu hiện tương đối rõ tính chất "lặng gió" trên mặt các biển và đại dương. Vì vậy, khi còn đi lại bằng thuyền buồm, các thuỷ thủ rất sợ phải đi qua những vùng lặng gió. VÙNG NGOẠI Ô : vùng đất ở xung quanh các thành phố, thường không thuộc phạm vi quản lí hành chính của thành phố, nhưng lại có quan hệ rất chặt chẽ với thành phố về nhiều mặt như cung cấp thực phẩm, nhân lực tạp dịch vv... VÙNG TRŨNG : X. Bồn địa. VÙNG TRƯỚC NÚI : vùng đất bồi tích ở chân núi, có sườn khá dốc, được hình thành do sản phẩm phong hoá, đưa từ trên cao xuống, thành các nón phóng vật. VŨNG : vịnh nhỏ, ít chịu ảnh hưởng của gió bão và sóng lớn, thuận tiện cho việc trú đậu của tàu bè và xây dựng các bến cảng. Ví dụ : vũng Bái Tử Long, vũng Rô vv... VỰC THẲM ĐẠI DƯƠNG : khe nứt hẹp ở đáy đại dương, sâu từ 6.000 m đến trên 11.000 m. Các vực thẳm đại dương thường nằm song song với các dãy núi hoặc quần đảo ở ven bờ lục địa. Ví dụ : vực thẳm Chilê-Pêru song song với dãy Anđet, các vực thẳm Nhật Bản, Philippin, Marian v.v...song song với các quần đảo cùng tên. Trên thế giới hiện nay có khoảng trên 10 vực thẳm sâu hơn 9.000m. Nhiều nhất là trong Thái Bình Dương. Vực Marian sâu nhất, đạt tới 11.034m. Theo thuyết kiến tạo mảng thì vực thẳm được hình thành ở chỗ tiếp giáp hai mảng lục địa, khi một mảng bị mảng kia cuốn hút xuống dưới. VƯỢN : sinh vật thuộc họ khỉ, giỏi leo trèo trên cây, nhờ các chi trước rất phát triển. Lông vượn có màu sắc từ nâu vàng đến đen. Loài sống ở vùng Ấn Độ-Mã Lai có thân cao tới 1m. X XAEN : (Sahen) thuật ngữ có gốc từ tiếng Arap chỉ vùng đất có cảnh quan đặc trưng là xavan cây bụi xen lẫn cây keo ( acacia), nằm ở rìa phía nam hoang mạc Xahara. XÂM THỰC : thuật ngữ có nghĩa chung chỉ toàn bộ các quá trình phá huỷ lớp đất dá phủ trên mặt đất do các tác nhân : gió, nước biển, băng hà, nước chảy vv...Trong một số tài liệu, thuật ngữ xâm thực cũng còn được dùng để chỉ tác động bóc mòn lớp phủ trên mặt. Ví dụ : xâm thực thổ nhưỡng ( bóc mòn lớp đất màu ở trên mặt lớp thổ nhưỡng). XÂM THỰC DỌC : hiện tượng phá huỷ đất đá, hạ thấp lòng sông theo chiều thẳng đứng, làm cho độ dốc của sông giảm dần, trắc diện lòng sông kéo dài về phía thượng nguồn. Hiện tượng xâm thực dọc xảy ra mạnh nhất là ở khúc thượng lưu sông. XÂM THỰC NGANG : hiện tượng phá huỷ đất đá ở hai bên sườn, làm cho thung lũng và lòng sông mở rộng ra theo chiều ngang. Hiện tượng xâm thực ngang xảy ra mạnh nhất là ở khúc hạ lưu sông. XENVA : (selva) thuật ngữ chỉ loại rừng nguyên sinh ở lưu vực sông Amadôn ( Nam Mĩ). XÊCÔIA : cây khổng lồ, thuộc họ Thông, mọc trên các sườn núi phía tây Bắc Mĩ. Xêcôia có thể sống tới 2.000 năm, thân cây thường cao tới 140m, gốc cây có thể xẻ đường cho ô tô đi qua. XÊMIT : (Sémites) tộc người ở Tây Á, bao gồm các dân tộc Aráp, Do Thái, Xiri vv...Theo huyền thoại thì người Xêmit là dòng dõi của Xem, con cả của Nô Ê, người đã sống sót sau nạn Đại Hồng thuỷ được ghi trong kinh Thánh. XIDAN : (sisal) giống dứa dại mọc ở Mêhicô. Lá cho sợi dùng để xe dây, dệt vải. XÍCH ĐẠO : vòng tròn tưởng tượng, vĩ tuyến lớn nhất trên bề mặt Trái Đất, cách đều hai cực và chia Trái Đất ra hai bán cầu Bắc và Nam. XIERA : (sierra) thuật ngữ có gốc từ tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là dãy núi. Ví dụ : xiera Mađrê, xiera Nêvađa... XIMUN : (simoon) loại gió nóng khô, thổi rất mạnh về mùa xuân và hạ trong các hoang mạc Xahara và Arap. Loại gió này cuốn theo nhiều cát bụi, làm cho thời tiết u ám, tối tăm, gây nguy hiểm cho việc đi lại trong hoang mạc. XÍ NGHIỆP : đơn vị kinh tế cơ sở, thực hiện chức năng sản xuất công nghiệp. XÍ NGHIỆP LIÊN HỢP : hình thức tổ chức công nghiệp, tập hợp trên một lãnh thổ nhất định, tất cả những cơ sở sản xuất có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình làm ra sản phẩm. XÍ NGHIỆP SIÊU QUỐC GIA : xí nghiệp lớn, kiểm soát nhiều cơ sở sản xuất nằm ở bên ngoài lãnh thổ một quốc gia. XIÔNIT : (sionisme) chủ nghĩa dân tộc, nhằm mục đích lập ra một cộng đồng người Do Thái đông đảo ở Palextin. Ví dụ : việc thành lập nhà nước Ixraen là một thắng lợi lớn của chủ nghĩa Xiônit. XIRÔCCÔ : (sirocco) thuật ngữ có gốc tiếng Arap chỉ loại gió rất nóng và khô, cuốn theo nhiều bụi, thổi từ hoang mạc Xahara vào lãnh thổ Angiêri khi có các khu hạ áp trấn ngự ở Địa Trung Hải. XLAVƠ : (Slaves) nhóm dân tộc sinh sống ở Trung và Đông Âu, có quan hệ chặt chẽ với nhau, không phải về mặt dân tộc, mà về mặt ngôn ngữ. Xlavơ chia ra hai nhóm : nhóm phương bắc gồm các dân tộc : Nga, Ucren, Ba Lan, Séc, Xlôvac và nhóm phương nam gồm có các dân tộc Xecbia, Crôaxia và Bungari vv... XÓI MÒN : hiện tượng phá huỷ các lớp đất đá do quá trình cọ xát lâu dài của các dòng nước chảy, của sóng, của nước lũ v.v... XUÂN PHÂN : 1 - vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo vào ngày 21 tháng 3. Lúc đó Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở xích đạo, ngày và đêm dài bằng nhau ở bất cứ điểm nào trên hai bán cầu. 2 - một trong 24 tiết của âm dương lịch, nằm giữa tiết Lập xuân và Lập hạ. XUẤT CƯ : hiện tượng di chuyển của dân cư một nước ra khỏi biên giới quốc gia, để sang cư trú ở một nước khác. Nguyên nhân của các cuộc xuất cư rất khác nhau. Có thể là do kinh tế, do chính trị, do tôn giáo vv... XUẤT KHẨU : hiện tượng vận chuyển, đem các hàng hoá ( sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp vv...) hoặc vốn đầu tư ra nước ngoài. XUNAMI : ( Tsunami) thuật ngữ có gốc từ tiếng Nhật. X. Sóng thần. Y YẮC : (Yack) giống bò có lông dài và dày, sống ở Tây Tạng, trên độ cao 5.000m, thường được dùng làm phương tiện vận tải, lấy da, lông, thịt, sữa v.v...Có tài liệu gọi là trâu Yắc. YANGKI : (Yankee) thuật ngữ đầu tiên do người Anh dùng để chỉ bọn thực dân sinh sống trên đất Niu Inglen ( thuộc địa cũ của Anh ở Bắc Mĩ vào thế kỉ 17, nay là một số bang ở phía đông Hoa Kì ) nổi dậy chống chính quốc, sau đó những người Hoa Kì ở phương Nam lại dùng để chỉ những người Hoa Kì sinh sống ở phương Bắc. Từ đó, thuật ngữ Yangki được dùng phổ biến để chỉ chung những người Mĩ với ý nghĩa châm biếm.

File đính kèm:

  • pdfSo tay thuat ngu Dia ly.pdf
Giáo án liên quan